Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về hiện tượng học tủ, học vẹt Nghị luận xã hội về học tủ, học vẹt ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về hiện tượng học tủ, học vẹt gồm 2 mẫu chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng, giúp các em học sinh lớp 9 nắm được cấu trúc, nhanh chóng hoàn thiện bài văn Nghị luận học vẹt, học tủ thật hay.

Học vẹt

Học tủ, học vẹt, học đối phó là những hiện tượng tiêu cực trong học tập cần lên án, phê phán. Để cải thiện mỗi học sinh cần có tinh thần tự giác trong học tập, cố gắng tìm tòi học hỏi, không dựa dẫm vào người khác. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để ngày càng học tốt môn Văn 9.

Dàn ý nghị luận về hiện tượng học tủ, học vẹt – Mẫu 1

1. Mở bài

Dẫn dắt, khái quát thực trạng học đối phó trong xã hội hiện nay. Nêu suy nghĩ, nhận định cá nhân về vấn đề này.

2. Thân bài

a. Nêu khái niệm học đối phó là gì?

Cách học qua loa, chiếu lệ nhằm mục đích đối phó sự kiểm tra, rà soát của giáo viên và phụ huynh.

Tham khảo thêm:   Địa lí 11 Bài 6: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Mỹ La-tinh Soạn Địa 11 Kết nối tri thức trang 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29

b. Những biểu hiện phổ biến của việc học đối phó:

  • Sắp đến giờ kiểm tra, thi cử mới bắt đầu lo học bài.
  • Chỉ soạn bài, làm bài về nhà nếu giáo viên có kiểm tra vở bài tập, bài soạn.
  • Chép bài tập của bạn để qua mắt giáo viên.
  • Thường lo ra, làm việc riêng, không chú ý nghe giảng trong những tiếc học có giáo viên dễ tính.
  • Quay cóp trong giờ kiểm tra để nâng cao số điểm vì “chưa kịp” học bài.

c. Nguyên nhân của học đối phó:

  • Học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học.
  • Giáo viên chưa có biện pháp khơi gợi nhu cầu tìm kiếm, sở hữu kiến thức của học sinh.
  • Tiết học chưa sinh động khiến học sinh dễ nhàm chán, lo ra.

d. Nêu những tác hại của việc học đối phó:

  • Thành tích đạt được của học sinh chỉ mang tính đại khái, không thực tế.
  • Kiến thức được lưu giữ một cách qua loa khiến người học chóng quên, không đạt được mục đích học tập, không tích lũy được kiến thức.
  • Ảnh hưởng nhân phẩm của người học (thường xuyên gian lận trong học tập, thiếu trung thực).
  • Bị hỏng nhiều kiến thức khiến việc học sau này ngày càng khó khăn.
  • Không nắm vững kiến thức khiến người học không thể ứng dụng được kiến thức đã học cho công việc, cuộc sống trong tương lai.
  • Đưa ra lời khuyên, biện pháp để tránh tình trạng học đối phó của học sinh sinh viên:
  • Nhà trường, phụ huynh nên có biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức học tập giúp học sinh hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc học tập trong định hướng tương lai, nghề nghiệp.
  • Có các hoạt động bồi dưỡng, phát huy khả năng, hứng thú học tập cho học sinh.
  • Khiến các bài giảng trở nên sinh động hơn để thu hút học sinh học tập.
Tham khảo thêm:   Tin học 7 Bài 4: Phân loại tệp và bảo vệ dữ liệu trong máy tính Tin học lớp 7 trang 18 sách Chân trời sáng tạo

3. Kết bài

  • Khẳng định lại quan điểm, nhận định về vấn đề học đối phó (vấn đề cần ảnh hưởng nghiêm trọng, cần được quan tâm,…).
  • Rút kinh nghiệm cho bản thân.

Dàn ý nghị luận về hiện tượng học tủ, học vẹt – Mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng học tủ, học vẹt của học sinh hiện nay.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình.

2. Thân bài

a. Thực trạng

  • Tình trạng lười học của học sinh ngày nay càng ngày càng phổ biến và dễ dàng nhận ra.
  • Nhiều học sinh có cách học đối phó, học cho có, học để qua mắt thầy cô, để thầy cô không khiển trách.
  • Bài tập được giao về nhà các em không giải mà chỉ đi chép hoặc làm qua loa, gian lận trong thi cử…

b. Nguyên nhân

  • Chủ quan: do ý thức học tập của một số bạn còn kém, các bạn chưa nhận ra được tầm quan trọng của việc học, do bản tính còn ham chơi, muốn học cho nhanh để làm việc khác hoặc muốn được điểm cao mà lười học…
  • Khách quan: thầy cô cho khối lượng bài tập rất nhiều và khó khiến các bạn không làm kịp nhưng vẫn phải nộp; do bố mẹ kì vọng cao, muốn con em mình học nhiều hơn nữa,…

c. Hậu quả

  • Chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống, các em học sinh không tiếp thu được nhiều kiến thức.
  • Gây ra những thói quen xấu cho học sinh: ỷ lại, chép bài, gian lận trong thi cử,…
  • Nền giáo dục ngày càng đi xuống.
Tham khảo thêm:   Hóa 11 Bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate Giải bài tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo trang 40, 41, 42, 43, 44, 45

d. Giải pháp

  • Mỗi học sinh cần có tinh thần tự giác trong học tập, cố gắng tìm tòi học hỏi, không dựa dẫm vào người khác, hạn chế tối đa những hành vi không tốt trong học tập và thi cử.
  • Gia đình không nên bắt em con em mình học tập quá sức hoặc quá đặt nặng thành tích lên con mình.
  • Nhà trường và các thầy cô giáo cần ra lượng bài tập hợp lí, không quá nhiều đồng thời có những biện pháp nghiêm khắc đối với những trường hợp đối phó trong học tập của học sinh.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: Hiện tượng học tủ, học vẹt của học sinh hiện nay đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về hiện tượng học tủ, học vẹt Nghị luận xã hội về học tủ, học vẹt của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *