Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 8: Viết đoạn văn suy nghĩ về một tính cách đáng phê phán trong những truyện cười 4 đoạn văn mẫu lớp 8 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 8: Viết đoạn văn suy nghĩ về một tính cách đáng phê phán trong những truyện cười.

Viết đoạn văn suy nghĩ về một tính cách đáng phê phán trong những truyện cười
Viết đoạn văn suy nghĩ về một tính cách đáng phê phán trong những truyện cười

Nội dung chi tiết của tài liệu sẽ bao gồm 4 đoạn văn mẫu lớp 8. Mong rằng có thể giúp ích cho bạn đọc, mời tham khảo ngay sau đây.

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về một tính cách đáng phê phán được nói đến trong những truyện cười trên.

Suy nghĩ về một tính cách đáng phê phán – Mẫu 1

Truyện Nói dóc gặp nhau đã phê phán những người hay nói dóc. Tính cách này khá phổ biến trong xã hội, là một thói hư tật xấu của con người. Anh đi làm ăn xa khi trở về làng được dịp kể về những điều tai nghe mắt thấy. Nhưng anh ta lại nói dóc, kể về độ dài của một chiếc ghe “dài không lấy gì đo cho xiết”. Nghe vậy, anh chàng nói dóc trong làng cũng không chịu thua, liền kể về độ cao của một cái cây. Độ dài của chiếc ghe và cái cây trong lời kể của hai nhân vật đều phi thực tế. Bản thân anh chàng đi xa cũng không chấp nhận được lời nói dóc của anh chàng trong làng nên đã cãi lại. Việc cãi này cho thấy chính anh ta cũng thừa nhận chuyện cái ghe của mình là “không thể tin được”. Anh chàng nói dóc trong làng dùng chiêu “gậy ông đập lưng ông” để anh chàng đi xa phải tự phủ nhận lời nói của bản thân. Đoạn cuối truyện làm bật ra tiếng cười hài hước, phê phán những người có tính nói dóc, cảnh tỉnh về lời nói dối sớm muộn cũng bị phát hiện. Truyện đã để lại cho tôi ấn tượng và bài học sâu sắc.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 3 năm 2023 - 2024 17 Đề kiểm tra đầu năm môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 3 (Có đáp án)

Suy nghĩ về một tính cách đáng phê phán – Mẫu 2

Tôi rất thích truyện cười Treo biển. Truyện đã phê phán những người có thiếu chính kiến trong xã hội. Họ không có suy nghĩ, quan điểm của bản thân mà chỉ “gió chiều nào, theo chiều ấy”. Nhà hàng trong truyện treo biển lên để thông báo cho khách hàng biết thông tin. Nhưng hết lần này đến lần khác, nhà hàng đều làm theo sự góp ý của mọi người. Đến cuối cùng, chiếc biển cũng bị cất đi luôn. Rõ ràng, nhà hàng đã không có chính kiến, dù việc treo biển là không hề sai và thừa. Mỗi người đều có quan điểm khác nhau, nếu chúng ta không biết suy xét thấu đáo, mà vội vàng nghe theo ý kiến của người khác sẽ dễ dàng gặp phải sai lầm. Người thiếu chính kiến cũng khó có được thành công trong cuộc sống. Truyện Treo biển đã gửi gắm bài học ý nghĩa, tiếng cười bật lên nhẹ nhàng mà sâu cay.

Suy nghĩ về một tính cách đáng phê phán – Mẫu 3

Truyện cười Lợn cưới, áo mới đã phê phán tính khoe khoang – một thói xấu trong xã hội. Những người có tính cách này thường thích phơi bày cho mọi người xung quanh thấy những thứ mình có, thường là về vật chất. Mục đích của việc khoe khoang là để thỏa mãn bản thân, muốn người khác ngưỡng mộ, khen ngợi. Nhưng việc khoe khoang sẽ đem lại những hậu quả. Người thích khoe khoang dễ trở nên kiêu ngạo. Lâu dần, chúng ta sẽ dễ mắc bệnh háo danh, trọng hình thức. Họ không chú trọng đầu tư cho trí tuệ, tâm hồn. Vẻ hào nhoáng bên ngoài sẽ sớm mai một theo thời gian. Vật chất cũng không tồn tại vĩnh viễn. Người thích khoe khoang sẽ khiến cho mọi người xung quanh cảm thấy chán ghét, xa lánh. Chính vì vậy, con người cần tránh xa thói khoe khoang để bản thân tốt đẹp hơn.

Tham khảo thêm:   Palworld: Cách đánh bại boss Alpha Grintale

Suy nghĩ về một tính cách đáng phê phán – Mẫu 4

Treo biển là truyện cười giàu ý nghĩa, nhằm phê phán thói xấu trong xã hội – thiếu chính kiến. Họ là những người không có suy nghĩ, quan điểm cá nhân và hành xử theo kiểu “gió chiều nào, theo chiều ấy”. Cũng giống như nhà hàng trong truyện, treo biển lên nhằm mục đích thông báo cho khách hàng biết thông tin. Khi có sự góp ý của mọi người xung quanh, nhà hàng chưa kịp suy xét xem ý kiến có hợp lí, đúng đắn không mà đã vội vàng nghe theo. Kết quả là, nhà hàng đã cất luôn chiếc biển thông báo đi. Rõ ràng, nhà hàng đã không có chính kiến, dù việc treo biển là không hề sai và thừa. Trong từng vấn đề, mỗi người đều có quan điểm khác nhau, nếu chúng ta không biết suy xét thấu đáo, mà vội vàng nghe theo, sẽ dễ dàng gặp phải sai lầm, bị lợi dụng. Người thiếu chính kiến cũng khó đạt được thành công, vì họ không kiên định với mục tiêu của bản thân. Nhưng cũng cần phân biệt được giữa sống có chính kiến riêng với sống “bảo thủ” – nghĩa là không chịu tiếp thu những quan điểm đúng đắn, lúc nào cũng coi quan điểm của bản thân là đúng, không sai. Tóm lại, chúng ta cần có cách sống sao cho đúng đắn, để hoàn thiện bản thân ngày càng phát triển hơn.

Tham khảo thêm:   Quyết định 1849/QĐ-BTTTT Tập trung hoàn thiện khung pháp lý hướng dẫn Luật Báo chí 2016

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 8: Viết đoạn văn suy nghĩ về một tính cách đáng phê phán trong những truyện cười 4 đoạn văn mẫu lớp 8 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *