Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 8: Tóm tắt văn bản Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc (6 mẫu) Tóm tắt Thuế máu ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn mẫu lớp 8: Tóm tắt văn bản Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc gồm 6 mẫu ngắn gọn, chi tiết, giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, nhanh chóng tóm tắt Thuế máu thật cô đọng, súc tích.

Với tài liệu này giúp cho các em lớp 8 có thêm nhiều tài liệu tham khảo, luyện tập trau dồi thêm cho mình kĩ năng sắp xếp hợp lí để phần tóm tắt logic, chặt chẽ hơn nhằm thuyết phục người nghe. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Tóm tắt Thuế máu siêu ngắn

Tóm tắt Thuế máu – Mẫu 1

Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc được viết ra nhằm lên án chế độ thực dân lừa lọc dối trá trên mọi lĩnh vực đối với đất nước ta thời bấy giờ.Chúng biến nhân dân ta thành vật hi sinh trên chiến trường,biến nhân dân ta thành nô lệ để chúng áp bức bóc lột.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 11: Tóm tắt tác phẩm Nắng đẹp miền quê ngoại Nắng đẹp miền quê ngoại của Trang Thế Hy

Tóm tắt Thuế máu – Mẫu 2

Phần 1 chỉ rõ sự giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp bắt dân thuộc địa làm bia đỡ đạn và chết thay cho bọn tướng tá thực dân. Phần 2 tố cáo cái gọi là tình nguyện của những người dân thuộc địa. Phần 3 nói về kết quả của sự hi sinh, vạch trần những lời lẽ lừa bịp, giả nhân giả nghĩa của bọn thống trị. Cả ba phần làm nổi bật tính chất dã man của Thuế máu đánh vào dân thuộc địa.

Tóm tắt Thuế máu ngắn gọn

Tóm tắt Thuế máu – Mẫu 1

Vào những năm trước khi chiến tranh thế giới xảy ra, nhân dân ta bị thực dân Pháp coi như những tên da đen bẩn thỉu, chỉ biết kéo xe và ăn đòn. Còn khi chiến tranh xảy ra thì chúng bắt dân ta đi làm bia đỡ đạn cho chúng. Kết quả khiến cho dân ta rất nhiều người bị thương, bỏ mạng nơi chiến trường. Chúng gọi đây là chế độ lính tình nguyên nhưng thực chất chúng lại dùng đủ mọi chiêu trò, mánh khóe, thậm chí là bắt trói đánh đập dân ta đi lính. Khi chiến tranh kết thúc, chúng lại quay về với cái sự tàn ác như ban đầu, đối xử dân ta như súc vật, lột đồ dân ta đã tự bỏ tiền ra mua. Qua tác phẩm này, tác giả muốn nhân dân ở Pháp cũng như nhân dân trên toàn thế giới biết được bộ mặt giả nhân giả đức của thực dân Pháp.

Tham khảo thêm:   Mẫu giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước Mẫu C1-02/NS theo Nghị định 11/2020/NĐ-CP

Tóm tắt Thuế máu – Mẫu 2

Trước khi chiến tranh thế giới xảy ra, thực dân Pháp chỉ coi chúng ta như những tên da đen bẩn thỉu, chỉ biết kéo xe và ăn đòn. Khi chiến tranh chúng đã bắt dân ta đi làm bia đỡ đạn cho chúng. Kết quả là rất nhiều người bị thương, bỏ mạng nơi chiến trường xa xôi. Chúng gọi chế độ bắt lính của chúng là chế độ lính tình nguyện nhưng lại dùng đủ mọi mánh khóe, chiêu trò để người dân đi lính, thậm chí bắt trói, đánh đập. Sau khi chiến tranh kết thúc, chúng lại đối xử với dân ta như với súc vật, chúng lột hết đồ mà dân ta phải tự bỏ tiền ra mua. Bằng việc nói lên sự thật này, tác giả muốn nhân dân Pháp cũng như nhân dân toàn thế giới biết được bộ mặt của thực dân Pháp.

Tóm tắt Thuế máu – Mẫu 3

Đoạn trích “Thuế máu” là lời tố cáo đanh thép nhất đối với chính quyền Pháp thuộc, là đòn tiến công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân. Tác phẩm là một bức tranh khốn cùng, tủi nhục của người dân nô lệ, không chỉ riêng ở nước ta mà còn ở các thuộc địa trên toàn thế giới. Tố cáo chế độ cai trị cũng có nghĩa là vạch ra con đường đấu tranh để giải phóng đất nước, giành quyền độc lập. Nguyễn Ái Quốc đã giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, chỉ ra cho các dân tộc bị nô lệ trên khắp thế giới một chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do.”

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022 - 2023 Ôn tập môn Văn lớp 9 học kỳ 2

Tóm tắt Thuế máu chi tiết

Trước chiến tranh chúng ta bị xem là giống người hèn hạ, bị đối xử, đánh đập như súc vật, không được coi là người. Chiến tranh xảy ra họ biến chúng ta thành vật hy sinh khiến nhiều người bị thương và bỏ mạng nơi chiến trường. Chúng dùng nhiều thủ đoạn bắt lính như: lùng ráp, vây bắt, cưỡng bức, lợi dụng, đàn áp dã man. Khi chiến tranh kết thúc chúng ta lại trở về thân phận nô lệ.

Thuế máu: thứ thuế đóng bằng xương máu, tính mệnh con người. Đó là thứ thuế tàn bạo, dã man nhất. Cách gọi của Nguyễn Ái Quốc gợi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa và lên án tội ác đáng ghê tởm của chính quyền thực dân.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 8: Tóm tắt văn bản Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc (6 mẫu) Tóm tắt Thuế máu của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *