Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 8: Đoạn văn cảm nhận bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu 2 đoạn văn mẫu lớp 8 hay nhất ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu sẽ được tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn. Vì vậy, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 8: Đoạn văn cảm nhận bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu.

Đoạn văn cảm nhận bài thơ Nhớ đồng
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Nhớ đồng

Nội dung bao gồm 2 đoạn văn mẫu lớp 8. Các bạn học sinh có thể tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.

Đoạn văn cảm nhận bài thơ Nhớ đồng – Mẫu 1

Nhớ đồng của Tố Hữu là một tác phẩm đã gợi cho tôi nhiều cảm xúc. Bài thơ là lời người chiến sĩ cộng sản trong những năm tháng ngục tù. Một tiếng hò vang vọng đã đánh thức và khơi dậy nỗi niềm nhớ thương về hình ảnh cánh đồng, hay cũng chính là quê hương. Bức tranh thiên nhiên hiện lên trong tâm tưởng của người tù với những hình ảnh quen thuộc. Không chỉ là cảnh đồng lúa, khóm tre, nương rẫy hay những mái nhà tranh, mà còn có những người nông dân cơ cực, bóng dáng người mẹ già. Từng lời thơ vang lên bộc lộ nỗi niềm nhớ thương da diết, đầy cảm xúc và chân thành. Điệp ngữ “gì sâu bằng…” muốn nói về nỗi nhớ sâu thẳm trong cõi lòng của nhân vật trữ tình. Còn điệp ngữ “đâu những… ” gợi ra nỗi day dứt tìm kiếm trở về với cuộc sống khi xưa, tìm kiếm sự yên bình nơi quê hương trong sự ngậm ngùi, chua xót. Từ đó, tôi càng thấy được nỗi cô đơn, trống trải trong hoàn cảnh ngục tù của nhân vật trữ tình.

Tham khảo thêm:   Công văn 177/2013/BYT-QLD Triển khai thực hiện Nghị định 89/2012/NĐ-CP do Bộ Y tế ban hành

Đoạn văn cảm nhận bài thơ Nhớ đồng – Mẫu 2

Nhớ đồng là một trong những bài thơ hay của Tố Hữu. Nhân vật “tôi” là một người chiến sĩ cách mạng đang bị nhốt giam trong nhà tù. Bỗng nhiên, một tiếng hò vang lên, đánh thức kỉ niệm cùng với nỗi nhớ về hình ảnh cánh đồng, hay chính là về quê hương. Cụm từ “gì sâu bằng…” cùng với “đâu những… ” được điệp lại nhiều lần, gợi ra nỗi day dứt tìm kiếm trở về với cuộc sống khi xưa, tìm kiếm sự yên bình nơi quê hương. Bức tranh đồng quê lần lượt hiện ra với cảnh đồng lúa, khóm tre, nương rẫy hay những mái nhà tranh hay cả hình ảnh con người với những người nông dân quanh năm cơ cực, chất phác và bóng dáng người mẹ già đơn chiếc. Tất cả khiến cho “tôi” càng thêm cô đơn, trống trải và xót xa trước hoàn cảnh ngục tù. Nỗi nhớ được bộc lộ một cách trực tiếp, giúp người đọc cảm nhận rõ ràng hơn. Có thể thấy rằng, “Nhớ đồng” là một tác phẩm giàu cảm xúc, vẫn mang đậm dấu ấn phong cách Tố Hữu.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 8: Đoạn văn cảm nhận bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu 2 đoạn văn mẫu lớp 8 hay nhất của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Bộ câu hỏi Tìm hiểu kiến thức về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 86 câu hỏi tình huống Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (Có đáp án)

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *