Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 7: Viết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc Dàn ý & 4 bài văn mẫu lớp 7 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Viết bài văn phân một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc, sẽ được giới thiệu đến các bạn học sinh.

Viết bài văn phân một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc
Viết bài văn phân một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc

Nội dung chi tiết bao gồm dàn ý và 4 mẫu. Mời các bạn học sinh lớp 7 tham khảo để hoàn thiện bài viết của mình.

Dàn ý phân tích một nhân vật văn học yêu thích

1. Mở bài

Giới thiệu ngắn gọn về nhân vật và nêu ấn tượng ban đầu về nhân vật.

2. Thân bài

– Bối cảnh và những mối quan hệ làm nổi bật đặc điểm nhân vật.

– Những đặc điểm nổi bật của nhân vật thể hiện qua các bằng chứng trong tác phẩm (chi tiết về ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, suy nghĩ… của nhân vật).

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật: cách sử dụng chi tiết, ngôn ngữ, biện pháp, nghệ thuật…

– Ý nghĩa của hình tượng nhân vật.

3. Kết bài

Những bài học, suy nghĩ, ấn tượng sâu sắc mà nhân vật để lại trong tâm trí em.

Phân tích một nhân vật văn học yêu thích – Mẫu 1

“Bức tranh của em gái tôi” là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Tạ Duy Anh. Nổi bật trong truyện là nhân vật Kiều Phương – một cô bé nhân hậu, tài năng.

Nhà văn đã khắc họa Kiều Phương qua lời kể của “tôi” – người anh trai. Kiều Phương hiện lên là một cô bé hồn nhiên, nghịch ngợm. Cô bé rất thích lục lọi đồ vật trong nhà, tự chế màu vẽ bằng vật dụng có sẵn. Khuôn mặt của Kiều Phương lúc nào cũng bị bôi bẩn. Bởi vậy, người anh đã đặt cho cô bé biệt danh là “Mèo”. Mỗi lần bị nhắc nhở, Kiều Phương lại “vênh mặt” trả lời hồn nhiên “Mèo mà lại! Em không phá là được”.

Nhân vật Kiều Phương còn là một cô bé có tài năng hội họa. Chú Tiến Lê – một họa sĩ cũng là bạn của bố Kiều Phương đã tình cờ phát hiện ra điều đó. Khi nhìn thấy những bức tranh của Kiều Phương, chú đã phải thốt lên rằng cô bé “là một thiên tài hội họa” và các bức tranh “có thể đem đóng khung treo ở bất cứ phòng tranh nào”. Điều đó khiến cho Ba của Kiều Phương thì hết sức ngạc nhiên: “Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!”, “Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn”. Còn mẹ của Kiều Phương thì không kìm được xúc động trước lời khen của họa sĩ Tiến Lê dành cho con gái mình. Chú Tiến Lê tặng “đồng nghiệp” hẳn một hộp màu ngoại xịn”. Chỉ có người anh trai là tỏ ra bực bội, gắt gỏng, bởi cậu không thấy mình có năng khiếu gì và không còn thân thiết với em gái như trước.

Dù vậy, Kiều Phương vẫn yêu mến anh trai. Cô bé đem tình cảm đó vẽ thành bức tranh “Anh trai tôi”. Bức tranh đem đi dự thi trại thi vẽ tranh quốc tế và được giải nhất. Cô bé mong muốn anh trai đi nhận giải cùng. Đến khi nhìn thấy bức tranh của em gái, người anh đã vô cùng ngạc nhiên và xấu hổ. Cậu không ngờ rằng trong mắt em gái mình lại đẹp như vậy. Chính tình cảm chân thành, trong sáng của Kiều Phương đã giúp nhân vật “tôi” nhận ra sai lầm của bản thân.

Tham khảo thêm:   GTA Online: Sự thật thú vị về phi vụ Cayo Perico

Qua nhân vật Kiều Phương, Tạ Duy Anh đã đ ề cao tình yêu thương trong sáng, nhân hậu của con người. Nhân vật Kiều Phương hiện lên dưới ngòi bút của nhà văn đầy chân thực.

Phân tích một nhân vật văn học yêu thích – Mẫu 2

Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là một truyện ngắn xuất sắc viết về đề tài trẻ em của Thạch Lam. Nổi bật trong truyện là nhân vật Sơn – được nhà văn xây dựng đầy chân thực.

Truyện mở đầu với sự miêu tả tinh tế của nhà văn về sự thay đổi của thời tiết. Từ đó, nhân vật Sơn xuất hiện với những suy nghĩ, hành động hồn nhiên của một đứa trẻ. Cậu tung chăn tỉnh dậy, cậu thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị đã trở dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Ở ngoài sân “Gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Bầu trời không u ám, toàn một màu trắng đục”. Những cây lan trong chậu “lá rung động và hình như sắt lại vì rét”. Và Sơn cũng thấy lạnh, cậu vơ vội cái chăn trùm lên đầu rồi gọi chị. Mọi người trong gia đình đều đã được mặc áo ấm. Sơn cũng được mẹ mặc cho một chiếc áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm. Qua cách giới thiệu này, có thể thấy Sơn được sinh ra trong một gia đình khá giá, nhận được tình yêu thương của mọi người xung quanh.

Nhưng không vì thế mà cậu trở nên kiêu ngạo hay xa cách. Sơn là một cậu bé rất giàu tình cảm. Điều đó được thể hiện qua tình cảm với người em gái đã mất. Khi mọi người nhắc đến Duyên – đứa em gái đáng thương của Sơn đã mất năm lên bốn tuổi. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Sơn cũng cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Hay như cách cư xử của Sơn với bọn trẻ con trong xóm – Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc – những đứa trẻ em nghèo khổ vẫn phải mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

Đặc biệt nhất là hành động của Sơn đối với bé Hiên. Khi thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn cảm thấy thương xót cho con bé. Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn – đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Có thể thấy rằng, nhân vật Sơn tuy còn nhỏ tuổi, nhưng đã giàu lòng yêu thương.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 5: Tả cây bằng lăng (Dàn ý + 5 mẫu) Tả cây cối lớp 5

Như vậy, nhà văn Thạch Lam đã xây dựng truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” nhẹ nhàng mà thật sâu sắc. Cả tác phẩm thấm thía tình yêu thương giữa con người.

Phân tích một nhân vật văn học yêu thích – Mẫu 3

“Thép đã tôi thế đấy” là một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Nikolai A. Ostrovsky – một nhà văn nổi tiếng người Liên Xô. Nhân vật chính của tác phẩm là Pavel Korchagin (thường được gọi là Pavlusha, Pavka).

Pavel Korchagin sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước còn gặp nhiều khó khăn. Anh chơi thân với một cô bạn gái tên là Tonya, mà sau này trở thành người yêu. Tonya là một cô gái xinh xắn, yêu Pavel với tất cả tình cảm ban đầu trong trắng ngây thơ của một thiếu nữ mới lớn. Tình cảm của hai người có lẽ sẽ rất đẹp và trọn vẹn nếu như không có chuyện Pavel đi theo tiếng gọi của lý tưởng giai cấp lúc đó. Đó là ý tưởng muốn cống hiến sức trẻ của mình phục vụ cho Tổ quốc, cho cách mạng. Tonya rất yêu Pavel nhưng không thể đợi anh, hay đúng hơn là không dám “yêu một lý tưởng”. Đặc biệt là khi gia đình của cô lại thuộc giai cấp tư sản. Pavel từng nói với cô rằng: “Anh trước hết là người của Đảng – sau đó mới là người của em và những người thân khác. Em có gan yêu một công nhân, nhưng lại không có gan yêu một lý tưởng”. Sau cùng, Pavel chia tay Tonya để đi theo lý tưởng của mình.

Trước khi tìm đến ánh sáng của cách mạng, Paven đã có một khoảng thời gian phải tham gia xây dựng con đường sắt nhỏ nối khu rừng với thành phố. Công việc ở đây vô cùng nặng nhọc và vất vả trước thiên nhiên khắc nghiệt. Nếu không kịp thì tất cả mọi người trong thành phố này sẽ chết cóng vì không đủ gỗ để sưởi ấm. Trong hoàn cảnh đó, anh gặp lại Tonya, và cô đã suýt không nhận ra anh vì trông anh đã hoàn toàn khác, rách rưới, tím tái vì giá lạnh, gầy gò như một người ăn xin và đang xúc tuyết, tuy có đôi mắt thì vẫn là Pavlusha ngày nào. Tuy nhiên, cô đã không dám bắt tay anh khi anh đưa tay ra và anh hiểu rằng, tình cảm cũ giữa hai người vĩnh viễn không còn nữa. Cô giờ đây đã có chồng và “sặc mùi băng phiến”.

Sau này, trong quá trình lao động và sinh hoạt trong tổ chức Đảng, Pavel đã gặp Rita và được cô quý mến. Nhưng tình cảm giữa hai người chỉ giữ ở tình đồng chí… Về sau, có lúc Pavel bị bệnh sốt thương hàn và bị bại liệt, phải ngồi xe lăn. Nhưng anh vẫn không lùi bước trước khó khăn, tin tưởng vào tình yêu mới và chuyển sang viết sách vẫn với ngọn lửa và chất thép đã được tôi luyện ngày nào. Paven là một thanh niên giàu lý tưởng, được tôi luyện trong “lò lửa” của cách mạng. Anh đã trở thành tấm gương cho cho thế hệ Việt Nam nói riêng trong giai đoạn đất nước bị xâm lược.

Khi đọc cuốn sách này, nhân vật Paven đã để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc, giúp tôi nhận ra nhiều bài học giá trị.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT quốc gia 2017 môn Vật Lý trường THPT chuyên Lào Cai lần 3 (Có đáp án) Đề thi thử THPT quốc gia 2017 môn Vật Lý

Phân tích một nhân vật văn học yêu thích – Mẫu 4

“Dế Mèn phiêu lưu ký” là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Tô Hoài. Nổi bật trong tác phẩm là nhân vật chính – Dế Mèn hiện lên đầy chân thực, sinh động.

Dế Mèn được xây dựng với nhưng đặc điểm của một nhân vật trong truyện đồng thoại. Dế Mèn vừa mang những đặc điểm của loài dế, lại vừa có những đặc điểm của con người. Trước hết, Tô Hoài đã khắc họa nhân vật này qua những nét ngoại hình. Một chàng dế khỏe mạnh. cường tráng với một đôi càng “mẫm bóng” cùng “những cái móng vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt”. Nhà văn đã có những câu văn miêu tả: “rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn”. Đầu của Dế Mèn còn “to ra và nổi từng tảng, rất bướng”. Cùng với hai cái răng thì đen nhánh và “lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc” và sợi râu “dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng”. Không chỉ ngoại hình, mà hành động của Dế Mèn cũng cho thấy được sự khỏe mạnh, cường tráng. Với những cái móng vuốt nhọn hoắt của mình, Dế Mèn đã “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” để muốn thử sự lợi hại của chúng. Rồi “Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu”, “thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái”.

Tiếp đến, nhà văn đã xây dựng tính cách của nhân vật Dế Mèn. Chàng ta mang những nét tính cách của con người: kiêu căng, ngạo mạn và hống hách. Điều đó được thể hiện qua thái độ với nhân vật Dế Choắt. Khi thấy Choắt trông thật gầy gò và ốm yếu. Dế Mèn không những không đồng cảm, mà còn chế giễu bạn của mình. Một lần sang chơi nhà Choắt, Dế Mèn lên tiếng chê bai: “Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế. Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng…Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn..”. Hay khi Choắt bày tỏ ý muốn Dế Mèn đào một cái ngách sang bên nhà của Mèn, để khi có kẻ đến bắt nạt thì giúp đỡ nhau. Nhưng Dế Mèn lại khinh khỉnh: “Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ? Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!”.

Cái dáng vẻ yếu đuối của Dế Choắt khiến cho Dế Mèn cảm thấy khinh khỉnh, coi thường. Đặc biệt nhất là tình huống dẫn đến cái chết thương tâm cho Choắt. Dế Mèn đã ngông cuồng trêu tức chị Cốc khiến chị ta nổi giận. Dế Choắt yếu ớt bị vạ lây, bị chị Cốc mổ cho đến chết. Cái mỏ của chị Cốc cứ thế giáng xuống thân hình gầy gò của Dế Choắt, đến khi chị đi rồi nó mới dám ra ngoài. Nó nhìn thấy bạn của mình không thể dậy được nữa cùng với những lời trăng trối, Dế Mèn vô cùng đau khổ, ân hận. Nhờ cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã nhận ra bài học đường đời đầu tiên.

Nhà văn Tô Hoài đã xây dựng hình ảnh nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” nhằm gửi gắm một bài học nhân văn sâu sắc.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 7: Viết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc Dàn ý & 4 bài văn mẫu lớp 7 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *