Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 7: Tổng hợp những mở bài bài thơ Rằm tháng giêng (17 mẫu) Mở bài Rằm tháng giêng ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 7: Tổng hợp những mở bài bài thơ Rằm tháng giêng.

Tổng hợp những mở bài bài thơ Rằm tháng giêng
Tổng hợp những mở bài bài thơ Rằm tháng giêng

Với những mẫu mở bài sau đây, hy vọng có thể giúp ích cho các bạn học sinh lớp 7 khi tìm hiểu về những tác phẩm trên.

Mở bài phân tích bài thơ Rằm tháng giêng

Mở bài phân tích bài thơ Rằm tháng giêng – Mẫu 1

Rằm tháng giêng là một trong những bài thơ nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài thơ đã khắc họa được khung cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng cũng như qua đó bày tỏ tấm lòng yêu nước sâu nặng của Người:

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.”

Mở bài phân tích bài thơ Rằm tháng giêng – Mẫu 2

Bài thơ “Rằm tháng giêng” được Bác Hồ viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ không chỉ miêu tả hình ảnh thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc trong đêm trăng mà còn thể hiện được tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm cũng như tấm lòng yêu nước sâu nặng của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tham khảo thêm:   Phụ lục Nghị định 11/2020/NĐ-CP Trọn bộ Biểu mẫu đi kèm Nghị định 11/2020/NĐ-CP

Mở bài phân tích bài thơ Rằm tháng giêng – Mẫu 3

Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam. Người được biết đến không chỉ với tư cách là một nhà hoạt động cách mạng, mà còn với vị trí của một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Trong số những tác phẩm Bác để lại, bài thơ “Rằm tháng giêng” là một tác phẩm nổi bật để lại trong lòng người đọc nhiều suy tư sâu sắc.

Mở bài phân tích bài thơ Rằm tháng giêng – Mẫu 4

Nguyên tiêu là bài thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh được viết trong thời gian kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc. Sau chiến thắng Việt Bắc – Thu Đông 1947 sang Xuân Hè 1948 quân ta lại thắng lớn trên đường số 4. Niềm vui thắng lợi tràn ngập tiền tuyến, hậu phương. Trong không khí sôi động và phấn chấn ấy bài thơ Nguyên tiêu của Bác Hồ xuất hiện trên báo Cứu quốc như một đoá hoa xuân ngọt ngào rực rỡ sắc hương.

Mở bài phân tích bài thơ Rằm tháng giêng – Mẫu 5

Rằm tháng giêng là bài thơ nổi tiếng của Bác, được viết vào đúng rằm tháng giêng năm 1948 ở chiến khu Việt Bắc. Bài thơ đã cho thấy sự tinh tế của Bác trong cách cảm nhận cảnh sắc thiên nhiên, và tâm hồn thi sĩ hòa quyện với tâm hồn của người chiến sĩ.

Mở bài phân tích bài thơ Rằm tháng giêng – Mẫu 6

“Nguyên tiêu” nằm trong chùm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh viết trong những kháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc. Bài thơ đã khắc họa thiên nhiên Việt Bắc cũng như gửi gắm tình yêu thiên nhiên của nhà thơ.

Mở bài phân tích bài thơ Rằm tháng giêng – Mẫu 7

Rằm tháng giêng được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ đã khắc họa hình ảnh thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc trong đêm trăng. Đồng thời, Bác còn gửi gắm tình yêu thiên nhiên, cũng như tấm lòng yêu nước sâu sắc.

Tham khảo thêm:   Giáo án Âm nhạc 5 năm 2023 - 2024 (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc lớp 5

Mở bài cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng

Mở bài cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng – Mẫu 1

Một đêm rằm tháng giêng, trên chiếc thuyền neo đậu giữa một dòng sông ở chiến khu Việt Bắc, Hồ Chủ tịch cùng Trung ương Đảng và Chính phủ mở cuộc họp tổng kết về tình hình quân sự thời kì đầu kháng chiến chống Pháp (1947 – 1948). Cuộc họp tan thì đêm đã khuya. Trăng rằm tỏa sáng khắp mặt đất bao la. Cảnh sông núi trong đêm càng trở nên đẹp đẽ và thơ mộng. Cảm hứng dâng cao, Bác đã ứng khẩu làm bài thơ thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán, tựa là Nguyên tiêu:

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân sang xuân thủy tiếp xuân thiên.
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”

Mở bài cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng – Mẫu 2

Năm 1947, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đang trong giai đoạn khó khăn. Chủ tịch Hồ Chí Minh với cương vị người chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến không khỏi âu lo, trằn trọc. Nỗi lòng ấy của Người đã được thể hiện tinh tế trong bài thơ Cảnh khuya mà chúng ta từng đọc. Bước sang năm 1948, tình hình đất nước và sự nghiệp kháng chiến có nhiều chuyển biến khả quan. Do đó vào đêm rằm tháng giêng (âm lịch) năm đó, sau một cuộc họp bàn việc quốc kế quân cờ, Bác đã hứng khởi sáng tác bài thơ “Nguyên tiêu” (Rằm tháng giêng).

Mở bài cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng – Mẫu 3

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng bên cạnh đó Người cũng là một hồn thơ tài hoa. Với nhiều tác phẩm giá trị để lại, Bác đã đóng góp một phần không nhỏ trong nền thi ca nước nhà. “Rằm tháng giêng” là một tác phẩm ghi lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử nước nhà.

Tham khảo thêm:   Quyết định 58/2012/QĐ-UBND Về việc điều chỉnh, bổ sung một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên ngành thể dục thể thao Thành phố trong thời gian tập trung tập huấn và thi đấu

Mở bài cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng – Mẫu 4

Bác Hồ vị lãnh tụ dân tộc con người giản dị và tài giỏi, bên cạnh đó Bác cũng là một thi sĩ với hồn thơ tài hoa. Bác để lại nhiều bài thơ giá trị cho nền thi ca nước nhà. “Rằm tháng giêng” là một tác phẩm có giá trị và được nhiều người biết đến.

Mở bài cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng – Mẫu 5

Trăng luôn là niềm cảm hứng bất tận của nhiều nhà thơ, thi sĩ. Trăng mang lại vẻ đẹp từ thiên nhiên lung linh huyền ảo. Ánh trăng trong bài thơ “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh người ta còn cảm nhận được cả chất “nghệ sĩ” của một thi nhân.

Mở bài cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng – Mẫu 6

Trong niềm hân hoan chiến thắng sau chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông năm 1947, Hồ Chủ tịch đã viết nên bài thơ Nguyên tiêu, hay còn gọi là Rằm tháng giêng. Bài thơ thể hiện không khí tươi vui chiến thắng cùng niềm hạnh phúc khi sắc xuân đang ngập tràn trên đất nước ta. Đọc bài thơ, ta cảm nhận được tâm trạng phấn khởi của Người cũng như tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết khi mùa xuân đang tới.

Mở bài cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng – Mẫu 7

Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta. Là người tiên phong dẫn lối cho đất nước ta bước ra khỏi tấm màn đen của đêm trường nô lệ. Đó là những điều người người nói đến khi nhắc về Hồ Chủ tịch. Thế nhưng, bên cạnh đó, Người còn là một nhà thơ, một người nghệ sĩ đích thực với tâm hồn nhạy cảm và những tác phẩm giàu giá trị. Trong đó, chúng ta không thể không nhắc đến bài thơ Rằm tháng giêng.

Mở bài cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng – Mẫu 8

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại, một danh nhân văn hoá thế giới và còn là một nhà thơ lớn, nhà thi sĩ yêu trăng. Bác đã để lại cho thơ văn Việt Nam rất nhiều tác phẩm trong đó có bài “Rằm tháng giêng”.

Mở bài cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng – Mẫu 9

Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã từng nhận xét “thơ Bác đầy trăng”. Quả đúng là như vậy, trăng trong rừng, trăng chốn tù lao, trăng ngoài song cửa, trăng báo tin thắng trận… Vầng trăng như một người bạn tri âm tri kỷ có mặt trong mọi chặng đường Bác đi, sẻ chia bao niềm vui, nỗi buồn cùng Người. Và điều đó cũng được thể hiện qua bài thơ “Rằm tháng giêng”.

Mở bài cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng – Mẫu 10

Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà hoạt động cách mạng, mà còn là một nhà thơ nhà văn lớn. Một trong những tác phẩm Người để lại có thể kể đến “Rằm tháng giêng”. Bài thơ đã để lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc về phong cách sáng tác của Hồ Chủ tịch.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 7: Tổng hợp những mở bài bài thơ Rằm tháng giêng (17 mẫu) Mở bài Rằm tháng giêng của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *