Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 7: Đoạn văn giải thích câu tục ngữ Đi một ngày đàng học một sàng khôn Những bài văn mẫu lớp 7 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hôm nay, Wikihoc.com sẽ giới thiệu Bài văn mẫu lớp 7: Đoạn văn giải thích câu tục ngữ Đi một ngày đàng học một sàng khôn, rất hữu ích.

Đoạn văn giải thích câu tục ngữ Đi một ngày đàng học một sàng khôn
Đoạn văn giải thích câu tục ngữ Đi một ngày đàng học một sàng khôn

Tài liệu bao gồm 3 đoạn văn mẫu, rất cần thiết cho các bạn học sinh lớp 7. Mời tham khảo nội dung chi tiết sẽ được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Đoạn văn giải thích Đi một ngày đàng học một sàng khôn – Mẫu 1

Những hành trình sẽ giúp con người tích lũy được nhiều kiến thức và kinh nghiệm, bởi vậy mà ông cha ta đã có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là lời răn dạy giàu giá trị. Câu tục ngữ bao gồm hai vế câu “đi một ngày đàng” và “học một sàng khôn”. Ở vế câu đầu tiên, “đi” là hành động, sử dụng đôi chân để di chuyển từ nơi này sang nơi khác; “đàng” có nghĩa là con đường, được tạo ra để thuận tiện cho việc di chuyển. Hiểu sâu xa hơn thì “đi một ngày đàng” có nghĩa là đi ra bên ngoài học hỏi, khám phá. Đến vế thứ hai, “học” có nghĩa là học hỏi, thu nhận kiến thức rèn luyện kĩ năng; “sàng” là dụng cụ làm gạo của người nông dân xưa có hình tròn, đan bằng tre. “Học một sàng khôn” có nghĩa là học hỏi thêm được nhiều kiến thức. Như vậy, câu tục ngữ trên muốn nói rằng những chuyến đi sẽ giúp con người học hỏi thêm được nhiều kiến thức, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Đồng thời, thế hệ đi trước cũng muốn động viên, khích lệ tinh thần học hỏi, khám phá của mỗi người để mở mang kiến thức, học hỏi thêm nhiều điều bổ ích. Bên cạnh đó vẫn có những người sống thụ động, hèn nhát. Họ không dám tiến bước về phía trước, thoát khỏi vùng an toàn của mình để chinh phục mục tiêu của bản thân. Có thể khẳng định rằng câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” đã đem đến một lời khuyên quý giá cho con người.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 10: Dàn ý nghị luận về cách sử dụng thời gian rảnh rỗi Nghị luận về cách sử dụng thời gian rảnh rỗi

Đoạn văn giải thích Đi một ngày đàng học một sàng khôn – Mẫu 2

Ông cha ta đã gửi gắm lời một khuyên quý giá đến con cháu qua câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Ở vế đầu tiên là “đi một ngày đàng” ý chỉ hành động đi ra ngoài tìm hiểu, khám phá trong một khoảng thời gian. Còn vế thứ hai “học một sàng khôn” ý chỉ học được những kiến thức bổ ích, mới mẻ giúp con người hiểu biết hơn. Như vậy, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” có nghĩa là khi chúng ta đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều. Chỉ cần chịu khó học hỏi chắc chắn sẽ thu được những tri thức mới mẻ. Xã hội ngày càng phát triển, khối lượng tri thức của nhân loại ngày càng nhiều. Cùng với việc học tập trong sách vở, chúng ta cần tích lũy từ những trải nghiệm thực tế. Bởi vậy, có bước ra thế giới rộng lớn ngoài kia mới có thể học tập được những điều mới mẻ. Đối với một học sinh, việc tích cực đi khám phá, trải nghiệm thực tế sẽ giúp cho những kiến thức trong sách vở được tiếp thu một cách dễ dàng, sâu sắc hơn. Từ đó, chúng ta cần phải tránh xa lối sống thụ động, lười biếng. Tóm lại, câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” đã đem lại lời khuyên đúng đắn.

Tham khảo thêm:   Thông tư 67/2020/TT-BTC Quy chế mẫu về kiểm toán nội bộ áp dụng cho cơ quan Nhà nước

Đoạn văn giải thích Đi một ngày đàng học một sàng khôn – Mẫu 3

Ông cha ta đã gửi gắm lời khuyên qua câu “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Câu tục ngữ trên gồm có hai vế là “đi một ngày đàng” và “học một sàng khôn”. Trong vế câu thứ nhất, từ “đi” là một hành động, sử dụng đôi chân để di chuyển từ nơi này sang nơi khác; còn “đàng” có nghĩa là đường, do con người tạo ra để thuận tiện cho việc đi lại. Vậy nên “đi một ngày đàng” ý chỉ việc đi ra bên ngoài học hỏi, khám phá. Đến vế câu thứ hai, “học” có nghĩa là học hỏi, thu nhận kiến thức và rèn luyện kĩ năng; còn “sàng” là dụng cụ của người nông dân xưa có hình tròn được đan bằng tre dùng để lọc sạch thóc khỏi vỏ trấu… Từ đó, “học một sàng khôn” có nghĩa là học hỏi thêm nhiều kiến thức bổ ích. Như vậy, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” ý muốn nói rằng càng đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều, chỉ cần bước ra ngoài xã hội học hỏi chắc chắn sẽ thu được những tri thức mới mẻ, đó chính là thành quả của quá trình học tập. Đây cũng là lời động viên, khích lệ tinh thần dám học hỏi, khám phá của con người. Đối với một học sinh, nhiệm vụ chính là học tập thì việc tích cực khám phá, tìm tòi là một điều cần thiết. Chúng ta cũng cần tránh xa lối sống thụ động, lười biếng và ngại dấn thân. Bởi cách sống đó sẽ khiến con người chìm trong thất bại, chán nản mà thôi. Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” rất giàu ý nghĩa, đem đến cho mỗi người lời khuyên giá trị, cần thiết để cuộc sống ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Dàn ý phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 7: Đoạn văn giải thích câu tục ngữ Đi một ngày đàng học một sàng khôn Những bài văn mẫu lớp 7 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *