Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 7: Đoạn văn giải thích bài ca dao Bầu ơi thương lấy bí cùng (3 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ca dao gửi gắm nhiều bài học có giá trị. Hôm nay, Wikihoc.com sẽ giới thiệu Bài văn mẫu lớp 7: Đoạn văn giải thích bài ca dao Bầu ơi thương lấy bí cùng.

Đoạn văn giải thích bài ca dao Bầu ơi thương lấy bí cùng
Đoạn văn giải thích bài ca dao Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tài liệu bao gồm 3 đoạn văn mẫu, rất cần thiết cho các bạn học sinh lớp 7. Mời tham khảo nội dung chi tiết sẽ được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Đoạn văn giải thích bài Bầu ơi thương lấy bí cùng – Mẫu 1

Truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam đã có từ bao đời nay và được thể hiện qua bài ca dao:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Tác giả dân gian đã mượn hình ảnh cây bầu và cây bí để nói về con người. Đầu tiên, “bầu” và “bí” là những cây thân leo được trồng rất phổ biến ở làng quê Việt Nam. Tuy khác nhau về giống cây, nhưng chúng có những đặc điểm thích nghi giống nhau nên thường được trồng “chung một giàn” – cùng chung không gian sống. Cũng giống như con người, có thể không cùng một cha mẹ sinh ra. Nhưng lại cùng sống trong một đất nước, chảy chung dòng máu đỏ da vàng của người Việt Nam. Chính vì vậy, chúng ta cần phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Đó là lời răn dạy ý nghĩa vẫn còn giữ nguyên được giá trị cho đến ngày nay. Tóm lại, qua bài ca dao trên, chúng ta đã hiểu hơn về một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta. Có ai đó đã từng nói rằng: “Có điều kỳ diệu xảy đến với những người thực sự biết yêu thương: họ càng cho nhiều, họ càng có nhiều”, quả là đúng đắn.

Tham khảo thêm:   Công văn 30/TANDTC-HTQT Những lưu ý về sử dụng hộ chiếu công vụ khi đi nước ngoài

Đoạn văn giải thích bài Bầu ơi thương lấy bí cùng – Mẫu 2

Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay luôn yêu thương và đùm bọc lẫn nhau, điều đó đã được gửi gắm qua bài ca dao: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Hình ảnh cây “bầu và bí” vốn là những loại cây khác nhau nhưng thường được trồng chung một giàn. Bởi chúng cùng thuộc giống cây thân leo, có điều kiện phát triển giống nhau. Khi mượn hình ảnh này, người xưa muốn nói đến việc con người dù không cùng một mẹ sinh ra. Nhưng lại cùng sống trong một đất nước, chảy chung dòng máu đỏ da vàng của người Việt Nam. Chính vì vậy, việc yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau sẽ khiến cho đất nước trở nên văn minh hơn, giàu đẹp hơn. Qua câu chuyện cây bầu cây bí, ông cha ta đã nhắn nhủ một lời khuyên sâu sắc. Đó là dù mỗi chúng ta có khác nhau về hoàn cảnh, nguồn gốc, địa vị xã hội thì vẫn cần có tấm lòng nhân ái, biết sẻ chia và giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn hoạn nạn. Nơi không có tình yêu thương chính là nơi lạnh lẽo nhất.

Đoạn văn giải thích bài Bầu ơi thương lấy bí cùng – Mẫu 3

Truyền thống tương thân tương ái đã được dân tộc Việt Nam gìn giữ, phát huy và thể hiện qua câu ca dao: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy cùng khác giống nhưng chung một giàn”. Ở đây, ông cha ta đã sử dụng hình ảnh quen thuộc – cây “bầu” và “bí” vốn là hai giống cây khác nhau. Nhưng lại cùng thuộc họ cây thân leo, với điều kiện hay hoàn cảnh sống giống nhau. Chúng thường được người nông dân trồng gần nhau để leo chung một giàn. Hình ảnh trên gợi cho người đọc liên tưởng đến con người dù không cùng một mẹ sinh ra, nhưng vẫn chung sống trong một đất nước, có cùng một nguồn cội. Bởi vậy mà mỗi người cần có tình yêu thương, sự chia sẻ với những người xung quanh. Bài ca dao muốn khuyên nhủ con người về tinh thần tương thân tương ái. Trong cuộc sống, mỗi người đều có một hoàn cảnh khác nhau. Có những người được sống trong no đủ, hạnh phúc. Lại có những người phải chịu khó khăn, vất vả. Bởi vậy con người cần có tấm lòng biết sẻ chia, yêu thương và giúp đỡ nhau. Dù không phải là tình thân máu thịt, nhưng tấm lòng đồng cảm sẽ giúp mỗi người trở nên tốt đẹp hơn, cũng như giúp cho xã hội ngày càng văn minh hơn. Quả là một bài học rất ý nghĩa cho mỗi người trong cuộc sống.

Tham khảo thêm:   Giấy đề nghị thành lập Trung tâm hòa giải thương mại Thủ tục thành lập Trung tâm hòa giải thương mại

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 7: Đoạn văn giải thích bài ca dao Bầu ơi thương lấy bí cùng (3 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *