Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 7: Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh (8 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hôm nay, Wikihoc.com sẽ giới thiệu về tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Sang thu.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Sang thu
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Sang thu

Tài liệu gồm 8 đoạn văn mẫu ghi lại cảm xúc về bài thơ Sang thu, dành cho các bạn học sinh lớp 7. Hãy cùng theo dõi sau đây.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Sang thu – Mẫu 1

Sang thu của Hữu Thỉnh đem đến cho tôi nhiều ấn tượng. Ở những câu thơ đầu, tác giả nêu ra tín hiệu của mùa thu được cảm nhận qua nhiều giác quan, từ thính giác với hương ổi đến xúc giác với làn gió se lạnh. Nhà thơ sử dụng từ “bỗng” gợi cảm giác đầy bất ngờ, không báo trước. Không chỉ vậy, thu sang, dường như vạn vật cũng trở nên lười biếng hơn. Sương cố ý nán lại, tiếc nuối níu kéo mùa hạ. Dòng sông cũng như chậm lại, thong thả hơn. Cánh chim thì gấp gáp bay phương Nam tránh rét. Những từ láy được sử dụng như “chùng chình”, “dềnh dàng” và “vội vã” góp phần làm cho hình ảnh thiên nhiên trở nên gợi hình, gợi cảm hơn. Ấn tượng nhất là hình ảnh đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” gợi ra hình ảnh đám mây nửa nghiêng về mùa hạ, lại nửa nghiêng về mùa thu. Đến khổ thơ cuối, dòng cảm xúc ấy chuyển sang suy tư, triết lý. Cảnh sắc thiên nhiên lúc giao mùa được sử dụng để bày tỏ những suy nghĩ về triết lý nhân sinh. Hiện tượng tự nhiên “nắng”, “mưa”, “sấm” chính là biểu tượng cho những biến cố xảy đến với con người trong cuộc sống. Còn “hàng cây đứng tuổi” chính là hình ảnh của những con người đã từng trải, đã bước qua thời tuổi trẻ. Từ đó, tác giả gửi gắm thông điệp rằng trải qua thời gian, con người sẽ trưởng thành, vững vàng hơn khi đối mặt với những khó khăn, biến cố. Bài thơ thật hấp dẫn, thú vị.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Sang thu – Mẫu 2

Khi đọc bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, tôi đã thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên vào khoảnh khắc giao mùa. Nhà thơ đã sử dụng nhiều giác quan khác nhau để cảm nhận và miêu tả tín hiệu giao mùa. Từng câu thơ giúp tôi hình dung về một sự chuyển biến của vạn vật. Tôi ấn tượng nhất với hình ảnh đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu. Có cảm giác như vạn vật vẫn còn lưu luyến mùa hạ. Ở khổ thơ cuối, dòng cảm xúc của tác giả bắt đầu chuyển sang suy tư, triết lí. Các hiện tượng tự nhiên “nắng”, “mưa”, “sấm” là biểu tượng cho những biến cố xảy đến với con người trong cuộc sống. Còn “hàng cây đứng tuổi” chính là hình ảnh của những con người đã từng trải, đã bước qua thời tuổi trẻ. Tác giả khéo léo gửi gắm bài học triết lí sâu sắc qua hình ảnh thiên nhiên. Bài thơ “Sang thu” là một bài thơ thú vị, hấp dẫn.

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World Ôn thi tiếng Anh lớp 6 giữa học kì 2 i-Learn Smart World

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Sang thu – Mẫu 3

Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh đã giúp tôi cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên vào thời điểm giao mùa từ hạ sang thu. Trong khổ thơ đầu, nhà thơ đã đưa ra tín hiệu của mùa thu được cảm nhận qua qua từng giác quan: khứu giác (hương ổi), xúc giác (gió se), thị giác (sương chùng chình qua ngõ). Những câu thơ đã giúp tôi hình dung rõ hơn về những chuyến biển của vạn vật trong thời điểm giao mùa. Thu sang, dòng chảy của con sông trở nên chậm chạp, không còn dữ dội, gấp gáp như mùa hè. Cánh chim trở nên vội vã hơn, bắt đầu chuẩn bị cho cuộc di cư. Đặc biệt, tôi rất ấn tượng với hình ảnh đám mây được tác giả miêu tả đang “vắt nửa mình sang thu”. Tôi có thể cảm nhận đám mây dường như cũng có cảm xúc, suy nghĩ. Nó đang phân vân, ngửa nghiêng về mùa hạ, nửa lại muốn ngả về mùa thu. Ở khổ thơ cuối, tác giả dùng những hình ảnh thiên nhiên để nêu ra triết lý. Các hiện tượng tự nhiên “nắng”, “mưa”, “sấm” là biểu tượng cho những biến cố xảy đến với con người trong cuộc sống. Còn “hàng cây đứng tuổi” muốn nói về con người từng trải, đã đi qua nhiều biến cố trong cuộc đời; họ đã trưởng thành hơn, không còn cảm thấy bất ngờ, lo lắng trước những biến cố nữa. Với thể thơ năm chữ ngắn gọn, ngôn từ giản dị cùng những hình ảnh giàu tính biểu tượng, bài thơ Sang thu không chỉ khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên lúc giao mùa mà còn gửi gắm triết lý sâu sắc về cuộc đời.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Sang thu – Mẫu 4

Từ cuối hạ sang thu, đất trời có những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt, sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng những cảm nhận tinh tế, giàu sức biểu cảm trong bài thơ Sang thu. Bài thơ có một nhan đề ngắn gọn là “Sang thu”. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ, nếu đúng theo ngữ pháp phải là “Thu sang”. Từ đó, nhan đề này đã nhấn mạnh hơn vào khoảnh khắc biến chuyển của đất trời – mùa thu đã đến với những tín hiệu đặc biệt. Không dừng lại ở đó, nhan đề còn gửi gắm ý nghĩa biểu tượng. Đó còn là khoảnh khắc chuyển giao giữa tuổi trẻ sang độ tuổi thực sự từng trải, trưởng thành, vững vàng. Việc sử dụng nhan đề trên đã cho thấy những cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về sự chuyển mình của đất trời trong khoảnh sang thu. Ở khổ thơ đầu, n hững tín hiệu hết sức đặc trưng của mùa thu được tác giả cảm nhận qua từng giác quan, từ khứu giác (hương ổi), xúc giác (gió se), thị giác (sương chùng chình qua ngõ). Thu sang một cách thật bất ngờ – “Hình như thu đã về”. Tiếp đến, không gian thiên nhiên vào thu được khắc họa đầy tinh tế qua những hình ảnh. Dòng chảy của sông trở nên chậm chạp hơn. Cánh chim vội vã trên hành trình tránh rét. Đặc biệt hơn cả là hình ảnh đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” gợi ra tưởng tượng những đám mây như một dải lụa nửa nghiêng về mùa hạ, nửa ngả về mùa thu. Dường như thu sang khiến cho nhịp sống trở nên chậm lại. Khổ thơ cuối cùng, tác giả mượn cảnh sắc thiên nhiên lúc giao mùa để bày tỏ những suy nghĩ về triết lý nhân sinh. Hình ảnh tả thực về các hiện tượng của tự nhiên “mưa, nắng, sấm” thường có vào mùa thu, mùa hè thường nắng nhiều, mưa nhiều, nhưng khi sang thu thì tất cả đã vơi dần. Nhưng “nắng”, “mưa”, “sấm” còn là biểu tượng cho những biến cố xảy đến với con người trong cuộc sống. Hình ảnh xuất hiện cuối cùng trong bài thơ – “hàng cây đứng tuổi” chính là hình ảnh của những con người đã từng trải, đã bước qua thời tuổi trẻ. Những con người từng trải sẽ bình thản hơn, trưởng thành hơn, điềm đạm chín chắn hơn với những bão tố của cuộc đời. Bài thơ đã đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc về khoảnh khắc giao mùa tuyệt đẹp.

Tham khảo thêm:   Địa lí 6 Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ địa lí Soạn Địa 6 trang 114 sách Chân trời sáng tạo

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Sang thu – Mẫu 5

Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh giúp người đọc thấy được sự biến chuyển đầy tinh tế của cảnh vật trong không gian cuối hạ đầu thu. Mùa thu được nhà thơ cảm nhận qua từng giác quan như khứu giác (hương ổi), xúc giác (gió se), thị giác (sương chùng chình). Từ đó, những tín hiệu đặc trưng nhất của mùa thu cũng lần lượt xuất hiện. Dưới mặt đất, dòng chảy của con sông trở nên chậm hơn, không cuồn cuộn như lúc hè về. Trên bầu trời, từng đàn chim sải cánh bay bắt đầu trở nên vội vã, âu lo tìm về phương nam tránh cái lạnh. Đám mây của mùa hạ nay đã “vắt nửa mình sang thu”, nửa nghiêng về mùa hạ, nửa lại nghiêng về mùa thu. Dường như, những sự vật thiên nhiên trong bài thơ đã được tác giả thổi vào đó những hành động của con người. Ở hai khổ thơ đầu, tác giả bộc lộ cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên. Thì đến khổ thơ cuối, dòng cảm xúc ấy chuyển sang suy tư, triết lý. Những hiện tượng thiên nhiên như “nắng”, “mưa”, “sấm” là biểu tượng cho những biến cố xảy đến với con người trong cuộc sống. Còn “hàng cây đứng tuổi” chính là hình ảnh của những con người đã từng trải, đã bước qua thời tuổi trẻ. Triết lí mà nhà thơ muốn gửi gắm là những con người từng trải khi gặp phải sóng gió sẽ biết cách đối diện, đương đầu một cách bình thản, trưởng thành hơn. Như vậy, bài thơ đã gợi lên những cảm nhận tinh tế về sự chuyển biến của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. Và từ những tín hiệu của mùa thu đến khung cảnh thiên nhiên lúc vào thu, tác giả đã có những suy tư sâu sắc về cuộc đời.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Sang thu – Mẫu 6

Đến với “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh, người đọc đã cảm nhận được những chuyến biển đầy tinh tế của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. Ở hai khổ thơ đầu, tác giả đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên lúc vào thu. Những sự vật trong bài thơ đã được tác giả thổi vào đó những hành động của con người. Từ đó, thiên nhiên dường như cũng có xúc cảm, tâm hồn. Sang thu, nhịp sống dường như chậm lại, tất cả trở nên thư thái, nhẹ nhàng hơn. Nếu hai khổ thơ đầu là xúc cảm của nhà thơ trước vẻ đẹp thiên nhiên thì đến khổ thơ cuối, dòng cảm xúc ấy chuyển sang suy tư, triết lý. Thông qua cảnh sắc thiên nhiên đất trời khoảnh khắc giao mùa, nhà thơ đã bày tỏ những suy nghĩ về triết lý nhân sinh. Khi bước sang nửa bên kia con dốc cuộc đời, con người ta sẽ trở nên bản lĩnh hơn, bình tĩnh hơn trước những biến cố, bất ngờ của cuộc sống. Những hiện tượng thiên nhiên như “nắng”, “mưa”, “sấm” là biểu tượng cho những biến cố xảy đến với con người trong cuộc sống. “Hàng cây đứng tuổi” chính là hình ảnh của những con người đã từng trải, đã bước qua thời tuổi trẻ. Bài thơ là một trong những tác phẩm đặc sắc viết về mùa thu.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 8 Unit 2: Speaking Soạn Anh 8 Chân trời sáng tạo trang 24

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Sang thu – Mẫu 7

Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh đã miêu tả tinh tế những biến chuyển của thiên nhiên lúc sang thu. Mùa thu đến kéo theo hương ổi thoang thoảng trong không gian. “Sương chùng chình qua ngõ” như cố ý nán lại, tiếc nuối níu kéo mùa hạ. Dòng chảy của sông cũng như chậm lại, thong thả hơn. Cánh chim thì có chút vội vã vì đang trên hành trình bay về phương Nam tránh rét. Đặc biệt hơn cả là hình ảnh đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” gợi ra hình ảnh đám mây nửa nghiêng về mùa hạ, lại nửa nghiêng về mùa thu. Thu sang thực sự đã khiến cho nhịp sống trở nên chậm lại. Những hình ảnh trên đã thể hiện sự quan sát nhạy bén, tinh tế của nhà thơ trước những chuyển động dù khẽ khàng của thiên nhiên. Ở hai khổ thơ đầu, tác giả bộc lộ xúc cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên. Đến khổ thơ cuối, dòng cảm xúc ấy chuyển sang suy tư, triết lý. Cảnh sắc thiên nhiên lúc giao mùa được sử dụng để bày tỏ những suy nghĩ về triết lý nhân sinh. Hiện tượng tự nhiên “nắng”, “mưa”, “sấm” chính là biểu tượng cho những biến cố xảy đến với con người trong cuộc sống. Còn “hàng cây đứng tuổi” chính là hình ảnh của những con người đã từng trải, đã bước qua thời tuổi trẻ. Trải qua thời gian, con người sẽ trưởng thành, vững vàng hơn khi đối mặt với những khó khăn, biến cố. Một bài học nhân văn mà chúng ta có thể cảm nhận được. Bài thơ đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng về thiên nhiên lúc giao mùa thật với những biến chuyển đầy nhẹ nhàng, tinh tế.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Sang thu – Mẫu 8

Vẻ đẹp thiên nhiên lúc chuyển mùa được Hữu Thỉnh khắc họa đầy tinh tế qua bài thơ Sang thu. Nhà thơ đã cảm nhận tín hiệu của mùa thu qua từng giác quan với khứu giác (hương ổi), xúc giác (gió se), thị giác (sương chùng chình qua ngõ). Từng câu thơ giúp người đọc hình dung về một sự chuyển biến của vạn vật lúc giao mùa. Dưới mặt đất, dòng chảy của con sông trở nên chậm hơn, không cuồn cuộn như lúc hè về. Trên bầu trời, từng đàn chim sải cánh bay bắt đầu trở nên vội vã, âu lo tìm về phương nam tránh cái lạnh. Ấn tượng nhất phải kể đến chi tiết đám mây “vắt nửa mình sang thu”, dường như đám mây cũng đang phân vân, nửa đang nghiêng về mùa hạ nửa muốn ngả về mùa thu. Đọc đến khổ thơ cuối, dòng cảm xúc của tác giả bắt đầu chuyển sang suy tư, triết lí. Các hiện tượng tự nhiên “nắng”, “mưa”, “sấm” là biểu tượng cho những biến cố xảy đến với con người trong cuộc sống. Còn “hàng cây đứng tuổi” chính là hình ảnh của những con người đã từng trải, đã bước qua thời tuổi trẻ. Bài thơ “Sang thu” đã gợi lên những cảm nhận tinh tế về sự chuyển biến của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu, để lại cho người đọc nhiều cảm xúc.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 7: Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh (8 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *