Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 7: Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên (4 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài thơ Ông đồ là một trong những tác phẩm hay của Vũ Đình Liên. Hôm nay, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Ông đồ
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Ông đồ

Nội dung bao gồm 4 đoạn văn mẫu lớp 7. Các bạn học sinh tham khảo để có thể hiểu hơn về tác phẩm này.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Ông đồ – Mẫu 1

Ông đồ là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Vũ Đình Liên. Bài thơ khiến tôi cảm thấy thực sự yêu thích và ấn tượng. Theo như tìm hiểu, ông đồ vốn là những người có học thức, tài năng và được trọng vọng. Hình ảnh ông đồ xuất hiện trong xã hội xưa, thường vào dịp Tết cổ truyền. Ông đồ xuất hiện trên phố với hoa đào, với mực tàu giấy đỏ và viết câu đối mà như người biểu diễn thư pháp: “Hoa tay thảo những nét/Như phượng múa rồng bay” khiến mọi người xem tấm tắc khen ngợi: “Hoa tay thảo những nét/Như phượng mùa rồng bay”. Nhưng một thời vàng son đã không còn, mỗi năm mỗi vắng, người ta không còn quan tâm đến ông đồ nữa. Những hình ảnh nhân hóa như “giấy đỏ buồn không thắm”, “mực đọng trong nghiên sầu” gợi ra nỗi buồn của chính người nghệ sĩ khi không còn được biết đến. Để rồi năm nay đào lại nở, nhưng không còn thấy ông đồ nữa. Và câu hỏi tu từ vang lên như một lời than trách cho số phận của ông đồ: “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ”. Bài thơ đã giúp tôi hiểu hơn về ông đồ, về một quá khứ đẹp đẽ của dân tộc.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa Sơ đồ tư duy & 12 bài văn mẫu lớp 12

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Ông đồ – Mẫu 2

Bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên mang đậm phong cách sáng tác của ông, gửi gắm nhiều ý nghĩa. Hình ảnh ông đồ vốn rất đỗi quen thuộc trong xã hội xưa. Họ là những người có học thức, tài năng. Trong quá khứ, mỗi năm Tết đến, ông đồ lại bày mực, tàu giấy đỏ bên phố đông người để viết câu đối. Ông viết câu đối mà như người biểu diễn thư pháp khiến người xem tấm tắc khen ngợi, trân trọng. Đó là một thời vàng son, khi ông đồ được hết mực trân trọng. Để rồi biết bao nhiêu người phải tấm tắc khen ngợi tài năng. Cách so sánh “như phượng múa rồng bay” thật độc đáo, cho thấy tài năng đặc biệt của ông đồ. Quá khứ là vậy, nhưng hiện tại lại thật buồn bã, ảm đạm. Cụm từ “mỗi năm, mỗi vắng” ý chỉ theo thời gian con người dần lãng quên. Câu hỏi tu từ “Người thuê viết nay đâu?” bộc lộ tâm trạng buồn bã, nuối tiếc trước sự thay đổi này. Hình ảnh nhân hóa “giấy đỏ buồn không thắm”, “mực đọng trong nghiên sầu” gợi ra nỗi buồn của chính người nghệ sĩ khi không còn được biết đến. Dường như chính cảnh vật cũng nhuốm màu buồn bã, thê lương. Câu hỏi tu từ giống như một lời than trách cho số phận của ông đồ trước sự mai một của những giá trị truyền thống. Ông đồ đem đến đến cho tôi nhiều cảm xúc. Đây là một trong những bài thơ yêu thích của tôi.

Tham khảo thêm:   Nghị định 29/2021/NĐ-CP Quy định giám sát và đánh giá đầu tư

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Ông đồ – Mẫu 3

“Ông đồ” của Vũ Đình Liên là tác phẩm đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc. Tác giả đã khắc họa hình ảnh ông đồ từ quá khứ đến hiện tại. Trong quá khứ, ông đồ xuất hiện trên phố với hoa đào, với mực tàu giấy đỏ và viết câu đối mà như người biểu diễn thư pháp: “Hoa tay thảo những nét/Như phượng múa rồng bay” khiến mọi người xem tấm tắc khen ngợi: “Hoa tay thảo những nét/Như phượng mùa rồng bay”. Đó là một thời vàng son khi ông đồ được trân trọng. Nhưng một thời vàng son đã không còn, mỗi năm mỗi vắng, người ta không còn quan tâm đến ông đồ nữa. Hình ảnh nhân hóa “giấy đỏ buồn không thắm”, “mực đọng trong nghiên sầu” gợi ra nỗi buồn của chính người nghệ sĩ khi không còn được biết đến. Để rồi năm nay đào lại nở, nhưng không còn thấy ông đồ nữa. Câu hỏi tu từ ở cuối bài giống như một lời than trách cho số phận. Bài thơ đã thể hiện tình cảnh đáng thương của ông đồ nhưng qua đó toát lên niềm cảm thương trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Ông đồ – Mẫu 4

Đến với bài thơ “Ông đồ”, Vũ Đình Liên đã để lại cho người đọc nhiều suy tư. Hình ảnh ông đồ vốn rất đỗi quen thuộc trong xã hội xưa, họ là những người có học thức, tài năng. Trong quá khứ, mỗi năm Tết đến, ông đồ lại bày mực, tàu giấy đỏ bên phố đông người để viết câu đối. Ông viết câu đối mà như người biểu diễn thư pháp: “Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay” khiến người xem tấm tắc khen ngợi, trân trọng: “Hoa tay thảo những nét/Như phượng mùa rồng bay”. Nhưng thời gian trôi qua, cùng với sự phát triển của xã hội, ông đồ vẫn ngồi đấy, nhưng không có ai hay. Những vật dụng quen thuộc như “giấy đỏ buồn không thắm”, “mực đọng trong nghiên sầu” được tác giả nhân hóa nhằm gợi ra nỗi buồn của chính người nghệ sĩ khi không còn được biết đến. Ở cuối bài thơ, câu hỏi tu từ “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?” giống như một lời than trách cho số phận của ông đồ trước sự mai một của những giá trị truyền thống. Đây là một trong tác phẩm mà em yêu thích nhất của nhà thơ Vũ Đình Liên.

Tham khảo thêm:   Kế hoạch dạy học môn Giáo dục thể chất 11 sách Cánh diều Phân phối chương trình môn GDTC 11 (Cầu lông, bóng đá)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 7: Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên (4 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *