Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về nỗi nhớ thương mẹ của người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp 7 đoạn văn mẫu lớp 7 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài thơ Gặp lá cơm nếp do Thanh Thảo sáng tác. Hôm nay, Wikihoc.com muốn giới thiệu Bài văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về nỗi nhớ thương mẹ của người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.

Cảm nghĩ về nỗi nhớ thương mẹ của người con
Cảm nghĩ về nỗi nhớ thương mẹ của người con

Nội dung của tài liệu sẽ bao gồm 7 đoạn văn mẫu lớp 7. Hãy cùng theo dõi chi tiết ngay sau đây.

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về nỗi nhớ thương mẹ của người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp. 

Cảm nghĩ về nỗi nhớ thương mẹ của người con – Mẫu 1

Bài thơ Gặp lá cơm nếp của Thanh Thảo đã gợi cho tôi nhiều cảm nhận. Nhân vật người con sau nhiều năm có dịp trở về thăm nhà. Hình ảnh lá cơm nếp gắn liền với kí ức tuổi thơ đã khiến người con nhớ về bát xôi mùa gặt của mẹ. Và từ đó, những kỉ niệm về mẹ cứ thế hiện về. Dòng cảm xúc dường như trở nên lắng đọng, chạm đến sâu thẳm trái tim người đọc. Hình ảnh người mẹ hiền từ, tần tảo và đảm đang hiện lên đầy chân thực, xúc động. Cuối cùng, người còn bộc lộ tình cảm cảm yêu mến và trân trọng dành cho người mẹ và đất nước. Gặp lá cơm nếp quả là một bài thơ giàu cảm xúc, suy tư.

Tham khảo thêm:   Toán 8 Bài 4: Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản Giải Toán 8 Cánh diều tập 2 trang 26, 27, 28, 29, 30

Cảm nghĩ về nỗi nhớ thương mẹ của người con – Mẫu 2

“Gặp lá cơm nếp” là một tác phẩm hay của Thanh Thảo. Khi đọc bài thơ, tôi đã cảm nhận được nỗi nhớ thương, cũng như tình cảm yêu mến, trân trọng của người con dành cho mẹ của mình. Tác giả đã đặt người con vào hoàn cảnh của một người xa nhà nhiều năm, tình cờ nhìn thấy lá cơm nếp. Hình ảnh rất đỗi giản dị, quen thuộc nhưng đã gợi cho người con nhớ về bát xôi mùa gặt – hương vị quê hương mà dù đi đâu cũng sẽ nhờ về. Và theo đó, dòng hồi tưởng về người mẹ cũng dần hiện ra. Hình ảnh của mẹ mang vẻ tảo tần, vất vả khi “nhặt lá về đun bếp”, “thổi cơm nếp”. Người con càng thêm nhớ thương mẹ nhiều hơn: “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương” – tình yêu dành cho mẹ và đất nước luôn thường trực trong trái tim của người con, thật đáng trân trọng và gìn giữ. Con xa mẹ để chiến đấu bảo vệ đất nước, cũng chính là bảo vệ mẹ.

Cảm nghĩ về nỗi nhớ thương mẹ của người con – Mẫu 3

Đến với bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của Thanh Thảo, người đọc sẽ thật xúc động trước tình cảm của người con. Tác giả đã đặt nhân vật người con trong một hoàn cảnh đặc biệt – nhiều năm xa nhà. Tình cờ bắt gặp hình ảnh lá cơm nếp, liền nhớ về bát xôi mùa gặt của mẹ. Để rồi những kỉ niệm về người mẹ cứ thế hiện về trong tâm trí của người con. Hình ảnh người mẹ hiền từ, tần tảo và đảm đang hiện lên đầy chân thực. Câu thơ “Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương” gợi ra một tình cảm yêu mến và trân trọng của người con dành cho mẹ và đất nước. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ năm chữ ngắn gọn, nhưng chứa đựng nhiều cảm xúc.

Cảm nghĩ về nỗi nhớ thương mẹ của người con – Mẫu 4

Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của Thanh Thảo chính là một lời nhắn nhủ sâu sắc về tình cảm mẫu tử. Tác giả đã đặt người con vào hoàn cảnh của một người xa nhà nhiều năm, tình cờ nhìn thấy lá cơm nếp. Hình ảnh gợi cho người con nhớ về bát xôi mùa gặt – hương vị quê hương mà dù đi đâu cũng sẽ nhờ về. Và cả hình ảnh người mẹ giản dị, tảo tần đã “nhặt lá về đun bếp”, “thổi cơm nếp”. Từ đó, người con càng thêm nhớ thương mẹ nhiều hơn để bộc lộ nỗi niềm qua câu thơ “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương”. Tình yêu dành cho mẹ và đất nước luôn thường trực trong trái tim của người con – đó là thứ tình cảm thiêng liêng và đáng trân trọng nhất.

Tham khảo thêm:   Mẫu hợp đồng phân phối hàng hóa Biểu mẫu hàng hóa

Cảm nghĩ về nỗi nhớ thương mẹ của người con – Mẫu 5

Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của nhà thơ Thanh Thảo đã để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc về nỗi nhớ thương của người con dành cho mẹ. Người con trong bài là một người lính đã xa nhà nhiều năm. Trên đường hành quân, anh vô tình bắt gặp lá cơm nếp nên đã nhớ tới hương vị của bát xôi mùa gặt. Trong kí ức của anh, người mẹ đảm đang, tần tảo đã “nhặt lá về đun” để “thổi cơm bếp”. Bữa cơm mùa gặt chan chứa tình yêu thương của mẹ. Đối với anh, người mẹ luôn là ánh sáng soi đường, người bạn đồng hành trên bước hành trình dài phía trước. Nhớ về mẹ, người lính thổn thức trong lòng hương vị quê hương. Trái tim của người con chia đều cho mẹ già và đất nước. Việc sử dụng ngôn ngữ bình dị, hình ảnh thơ gần gũi, nhà thơ Thanh Thảo đã giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc tình cảm của người lính dành cho mẹ. Và qua đó, nỗi nhớ thương của người con với mẹ càng thêm in sâu và để lại nhiều cảm xúc ấm áp trong tâm hồn bạn đọc.

Cảm nghĩ về nỗi nhớ thương mẹ của người con – Mẫu 6

Một trong những bài thơ hay viết về tình mẫu tử là “Gặp lá cơm nếp” của Thanh Thảo. Khi đọc bài thơ này, tôi đã cảm nhận được nỗi nhớ thương của người con dành cho mẹ. Tác giả đã đặt nhân vật người con trong một hoàn cảnh đặc biệt – một người chiến sĩ đã nhiều năm xa nhà. Anh tình cờ nhìn thấy lá cơm nếp, liền nhớ về mùi hương của bát cơm mùa gặt. Những hình ảnh về mẹ lại hiện lên trong tâm trí của anh. Mẹ tảo tần, vất vả “nhặt lá về đun” để “thổi cơm bếp”. Bát cơm dẻo thơm, gửi gắm tình yêu thương, cả nỗi nhọc nhằn của mẹ. Câu thơ “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương” gợi ra một tình cảm yêu mến và trân trọng của người con dành cho mẹ và đất nước. Nhớ về mẹ, càng yêu thương mẹ nên người con càng vững vàng hơn. Bài thơ tuy ngắn gọn nhưng thật giàu cảm xúc.

Tham khảo thêm:   Biên bản thanh lý hợp đồng Bảo hiểm y tế

Cảm nghĩ về nỗi nhớ thương mẹ của người con – Mẫu 7

“Gặp lá cơm nếp” được Thanh Thảo sáng tác, nhằm gửi gắm tình cảm dành cho người mẹ. Nhân vật trữ tình trong bài là một người chiến sĩ. Anh đã xa nhà nhiều năm, tình cờ nhìn thấy lá cơm nếp. Hương vị của bát cơm mùa gặt bỗng nhiên ùa về, khiến cho anh nhớ về người mẹ. Hình ảnh của mẹ hiện lên với vẻ đẹp giản dị, tảo tần sớm hôm đã “nhặt lá về đun bếp”, “thổi cơm nếp”. Bát cơm thơm lừng, mang hương vị của quê hương. Người con sẽ không thể quên được. Đặc biệt nhất là câu thơ “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương” cho thấy tình yêu của người con dành cho người mẹ sẽ mãi song hành với tình yêu dành cho đất nước. Người con ra đi chiến đấu để đem đến nền độc lập cho đất nước, cùng là đem đến cuộc sống bình yên cho mẹ. Bài thơ đã sử dụng hình ảnh gần gũi, giọng thơ chân thành đã góp phần diễn tả cảm xúc của nhân vật trữ tình. Gặp lá cơm nếp là một bài thơ hay viết, đem lại nhiều ấn tượng cho bạn đọc.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về nỗi nhớ thương mẹ của người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp 7 đoạn văn mẫu lớp 7 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *