Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 6: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Hoa bìm 4 đoạn văn mẫu lớp 6 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài thơ Hoa bìm của Nguyễn Đức Mậu đem đến cho bạn đọc nhiều cảm xúc. Vì vậy, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 6: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Hoa bìm.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Hoa bìm
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Hoa bìm

Tài liệu bao gồm 4 đoạn văn mẫu lớp 6. Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết được đăng tải ngay sau đây.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Hoa bìm – Mẫu 1

Bài thơ “Hoa bìm” của Nguyễn Đức Mậu đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng. Tác giả đã tái hiện lại bức tranh thiên nhiên làng quê vô cùng sinh động. Hình ảnh nổi bật chính là “giậu hoa bìm” có vai trò mở ra trang kí ức về tuổi thơ. Thật bất ngờ khi tác giả không lựa chọn một loại hoa nào khác, mà lại chọn hoa bìm – một loài hoa quá đỗi giản dị. Có lẽ bởi hoa bìm là loài hoa quá đỗi quen thuộc, có thể bắt gặp rất nhiều ở mỗi làng quê. Và từ đó, những kỉ niệm cứ vậy mà hiện ra. Hình ảnh chú chuồn chuồn ớt lơ ngơ đậu hờ trên nhành gai ươm hồng cả một trời tuổi thơ của trẻ em. Mảnh vườn đầy nắng với cây hồng trĩu quả ngọt ngào ru êm cho buổi trưa mùa hè yên ả. Cánh diều tuổi thơ vẫn bay lượn trên bầu trời. Bến nước, con thuyền và những con côn trùng cất bản đồng ca cho tuổi thơ thêm thi vị. Mọi thứ hiện lên thật đẹp đẽ, thơ mộng. Cuối cùng, tác giả đã bộc lộ nỗi nhớ về một người bạn đã xa. Câu hỏi tu từ vang lên như ám ảnh tâm trí người đọc. Có thể thấy rằng, bài thơ “Hoa bìm” đã thể hiện tình yêu thầm kín đối với quê hương thôn dã, và sự trân quý với những kỉ niệm bình yên của mình.

Tham khảo thêm:   Rules of Survival: 4 thói quen quyết định thắng thua trong game

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Hoa bìm – Mẫu 2

Một trong những bài thơ tôi cảm thấy vô cùng yêu thích là “Hoa bìm” của Nguyễn Đức Mậu. Khung cảnh làng quê Việt Nam đã hiện lên vô cùng đẹp đẽ, thơ mộng dưới ngòi bút của tác giả. Và giậu hoa bìm chính là hình ảnh đã gợi nhắc về những kỉ niệm tuổi thơ đó. Hình ảnh chú chuồn chuồn ớt lơ ngơ đậu hờ trên nhành gai ươm hồng cả một trời tuổi thơ của trẻ em. Mảnh vườn đầy nắng với cây hồng trĩu quả ngọt ngào ru êm cho buổi trưa mùa hè yên ả. Cánh diều tuổi thơ vẫn bay lượn trên bầu trời. Bến nước, con thuyền và những con côn trùng cất bản đồng ca cho tuổi thơ thêm thi vị. Tất cả hiện lên qua những câu thơ ngắn gọn mà giàu hình ảnh. Ở hai câu thơ cuối cùng, tác giả đã đặt ra câu hỏi tu từ “Mười năm chốn cũ, em chưa hẹn về…?” nhưng thực chất là bộc lộ tâm trạng. Đó là nỗi lòng thương nhớ người bạn thơ ấu và quê hương của tác giả. Bài thơ đã đem đến cho tôi thật nhiều cảm xúc đẹp đẽ.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Hoa bìm – Mẫu 3

“Hoa bìm” là một bài thơ hay của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu viết về vẻ đẹp của làng quê Việt Nam. Đầu tiên, tác giả đã tái hiện lại bức tranh thiên nhiên làng quê với những sự vật quen thuộc, gần gũi. Hình ảnh “giậu hoa bìm” có vai trò mở ra trang kí ức về tuổi thơ. Tác giả không chọn những loài hoa cao quý như hoa hồng, hoa mai… mà lại chọn một loại hoa giản dị, nhưng xuất hiện rất nhiều ở các làng quê Việt Nam. Có thể thấy rằng, chúng ta đi tới bất kì một ngõ nào cũng có thể thấy được hoa bìm. Bởi vậy mà loài hoa này giống như chất chứa những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ trong mỗi đứa trẻ nông thôn. Để rồi từ đó, tất cả những hình ảnh bình dị nhất, gần gũi nhất đã hiện về trong kí ức của tác giả. Đó có thể là chú chuồn chuồn ớt lơ ngơ đậu hờ trên nhành gai ươm hồng cả một trời tuổi thơ của trẻ em. Hay là mảnh vườn đầy nắng với cây hồng trĩu quả ngọt ngào ru êm cho buổi trưa mùa hè yên ả. Và cả cánh diều tuổi thơ vẫn bay lượn trên bầu trời. Hay bến nước, con thuyền và những con côn trùng cất bản đồng ca cho tuổi thơ thêm thi vị. Tất cả hiện lên dưới đôi mắt hồn nhiên mà mở đầu là hình ảnh giậu hoa bìm. Đến hai câu thơ cuối cùng, tác giả đã bộc lộ nỗi nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ êm đềm về một người bạn đã xa. Câu hỏi tu từ như để gửi gắm nỗi lòng còn chất chứa trong tâm trí của nhà thơ. Một câu hỏi đặt ra nhưng chỉ dội lại những bâng khuâng nơi lòng người hỏi. Câu thơ phảng phất nỗi lòng thương nhớ người bạn thơ ấu, và quê hương của nhà thơ. Có thể khẳng định rằng, bài thơ “Hoa bìm” đã tái hiện vẻ đẹp bình yên của làng quê đồng thời thể hiện tình yêu thầm kín đối với quê hương thôn dã, và sự trân quý với những kỉ niệm bình yên của mình.

Tham khảo thêm:   Địa lí 7 Bài 18: Châu Đại Dương Soạn Địa 7 trang 156 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Hoa bìm – Mẫu 4

Bài thơ “Hoa bìm” của Nguyễn Đức Mậu đã gợi cho tôi cảm nhận về vẻ đẹp của làng quê Việt Nam. Tác giả đã nhắc đến một hình ảnh vô cùng quen thuộc nơi làng quê Việt Nam – giậu hoa bìm. Đây là loài hoa gợi nhắc cho tác giả những kỉ niệm về tuổi thơ. Hình ảnh chú chuồn chuồn ớt lơ ngơ đậu hờ trên nhành gai ươm hồng cả một trời tuổi thơ của trẻ em. Mảnh vườn đầy nắng với cây hồng trĩu quả ngọt ngào ru êm cho buổi trưa mùa hè yên ả. Cánh diều tuổi thơ vẫn bay lượn trên bầu trời. Cả bến nước, con thuyền và những con côn trùng cất bản đồng ca cho tuổi thơ thêm thi vị. Đến hai câu thơ cuối, tác giả đã bộc lộ cảm xúc qua câu hỏi tu từ “Mười năm chốn cũ, em chưa hẹn về…?”. Hỏi đấy mà dường như không có câu trả lời, gợi lên nỗi lòng chất chứa. Câu thơ phảng phất nỗi lòng thương nhớ người bạn thơ ấu, và quê hương của nhà thơ. Đọc bài thơ, chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp thật bình dị của làng quê Việt Nam, cũng như nỗi lòng yêu mến quê hương và trân quý những kỉ niệm bình yên của mình.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 6: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Hoa bìm 4 đoạn văn mẫu lớp 6 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Khoa học lớp 5 Bài 3: Sự biến đổi trạng thái của chất Giải Khoa học 5 Cánh diều trang 16, 17, 18, 19

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *