Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 6: Viết 3 – 4 dòng giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết 8 đoạn văn mẫu lớp 6 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Trong cuộc sống và trong tác phẩm văn học có rất nhiều tấm gương thiếu niên dũng cảm như nhân vật Lượm. Hôm nay, Wikihoc.com sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 6: Viết 3 – 4 dòng giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết.

Giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết
Giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết

Tài liệu bao gồm 8 đoạn văn mẫu lớp 6. Nội dung chi tiết được chúng tôi giới thiệu ngay sau đây. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo.

Đề bài: Trong cuộc sống và trong tác phẩm văn học có rất nhiều tấm gương thiếu niên dũng cảm như nhân vật Lượm; hãy viết 3 – 4 dòng giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết.

Giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết – Mẫu 1

Võ Thị Sáu là người tôi rất ngưỡng mộ. Chị sinh năm 1933, mất năm 1952. Về nguyên quán, trên bia mộ chỉ ghi tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Ngay từ khi còn nhỏ, chị Võ Thị Sáu đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng. Mỗi khi được giao nhiệm vụ, chị đều hoàn thành tốt. Trong một lần nhận nhiệm vụ mang lựu đạn phục kích kẻ thù, chị bị giặc bắt. Sau nhiều năm bị giam cầm và tra tấn, giặc Pháp quyết định đày chị ra Côn Đảo, chuẩn bị xử tử hình. Dù vậy, chị vẫn giữ vững tinh thần kiên trung với cách mạng. Năm 1993, Nhà nước đã trân trọng truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Võ Thị Sáu chính là tấm gương cho thế hệ trẻ học tập theo.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 49 Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 12 trang 49 sách Chân trời sáng tạo tập 1

Giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết – Mẫu 2

Lý Tự Trọng (1914 – 1931) được coi là người anh cả của thanh niên cách mạng Việt Nam. Tên thật của anh là Lê Hữu Trọng, bí danh là Trọng Con hay Nguyễn Huy. Quê quán ở xã Xuyên Việt, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Mặc dù anh được sinh ra và lớn lên tại Thái Lan nhưng cuộc đời của anh lại cống hiến cho sự nghiệp cách mạng để giải phóng dân tộc Việt Nam. Vào năm 1931, xứ ủy Nam Kì tổ chức mít tinh kỉ niệm một năm ngày khởi nghĩa Yên Bái. Thực dân Pháp ập tới, Lý Tự Trọng đã rút súng bắn chết mật thám Le Grand để bảo vệ đồng chí Phan Bôi đang diễn thuyết. Anh bị bắt, bị tra tấn dã man nhưng vẫn giữ được khí tiết. Anh bị đưa ra xét xử và kết án tử hình khi mới chỉ mười bảy tuổi. Lý Tự Trọng chính là một tấm tượng để em học tập và noi theo.

Giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết – Mẫu 3

Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền. Anh là người dân tộc Nùng. Anh là một trong năm thành viên đầu tiên, cũng như là đội trưởng của Đội Nhi đồng cứu quốc. Kim Đồng đã cùng đồng đội thực hiện nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Trong một lần nọ, khi các cán bộ đang có cuộc họp, anh phát hiện có quân Pháp tới, anh đã nhanh trí đánh lạc hướng chúng, đồng thời phát tín hiệu cho cán bộ rút lui an toàn. Kim Đồng đã anh dũng hy sinh. Năm 1997, Kim Đồng được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Dấu ấn Hồ Khanh - Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 42 sách Kết nối tri thức tập 2

Giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết – Mẫu 4

Em rất ngưỡng mộ chị Võ Thị Sáu. Chị là một người rất dũng cảm và gan dạ. Chị tham gia cách mạng khi còn nhỏ và lập được nhiều chiến công. Sau này, chị bị giặc bắt, tra tấn dã man. Nhưng chị vẫn giữ được tinh thần của người cách mạng. Cuối cùng, chị bị đày ra Côn Đảo và bị xử tử. Sau này, chị được phong làm Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Chị Võ Thị Sáu chính là tấm gương để em học tập và noi theo.

Giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết – Mẫu 5

Một thiếu niên dũng cảm mà em biết là Trần Quốc Toản. Em đã từng đọc được một câu chuyện rất thú vị. Khi vua Trần Nhân Tông mở hội, cùng các quan bàn chuyện chống quân Nguyên. Vua thấy Trần Quốc Toản còn nhỏ tuổi nên không cho vào dự. Ông cảm thấy tức giận mà bóp nát quả cam trong tay lúc nào không hay. Câu chuyện về Trần Quốc Toản đã thể hiện được tấm lòng yêu nước của một vị anh hùng dân tộc. Có thể nói rằng Trần Quốc Toản chính là một tấm gương để em học hỏi, noi theo.

Giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết – Mẫu 6

Chị Võ Thị Sáu (1933 – 1952) là một người em rất ngưỡng mộ. Từ năm mười lăm tuổi, chị đã hăng hái tham gia cách mạng, lập nhiều chiến công vang dội. Vào tháng 5 năm 1950, bị giặc Pháp bắt, tra tấn dã man nhưng chị vẫn giữ vững khí tiết của người chiến sĩ cách mạng. Năm 1952, chị bị đày ra Côn Đảo, bị xử tử. Năm 1993, Nhà nước đã trân trọng truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Chị Võ Thị Sáu chính là tấm gương tiêu biểu về sự dũng cảm và tinh thần yêu nước.

Tham khảo thêm:   Dẫn chứng về lòng trung thực Ví dụ về trung thực

Giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết – Mẫu 7

Người thiếu niên dũng cảm mà em biết đó chính là Lê Văn Tám. Anh được biết đến với một chiến tích vô cùng anh dũng. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy còn nhỏ tuổi nhưng Lê Văn Tám đã tham gia lực lượng kháng chiến. Anh đã cảm tử châm lửa để phá hủy một kho đạn của quân Pháp. Hành động đó đã thể hiện tinh thần “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” của nhân dân Việt Nam để giành lại độc lập từ tay kẻ thù xâm lược. Lê Văn Tám chính là một tấm gương sáng ngời về tinh thần dũng cảm, cùng như lòng căm thù giặc và tình yêu quê hương đất nước sâu sắc.

Giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết – Mẫu 8

Vị thiếu niên dũng cảm mà em rất ngưỡng mộ là Kim Đồng. Anh là người dân tộc Nùng. Anh là một trong năm thành viên đầu tiên, cũng như là đội trưởng của Đội Nhi đồng cứu quốc. Kim Đồng đã cùng đồng đội thực hiện nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Trong một lần nọ, khi các cán bộ đang có cuộc họp, anh phát hiện có quân Pháp tới, anh đã nhanh trí đánh lạc hướng chúng, đồng thời phát tín hiệu cho cán bộ rút lui an toàn. Kim Đồng đã anh dũng hy sinh. Năm 1997, Kim Đồng được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Anh là một tấm gương sáng ngời để em học tập.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 6: Viết 3 – 4 dòng giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết 8 đoạn văn mẫu lớp 6 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *