Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 6: Phân tích tác phẩm Giọt sương đêm của Trần Đức Tiến Những bài văn mẫu lớp 6 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Truyện Giọt sương đêm sẽ được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn lớp 6 của bộ sách Chân trời sáng tạo.

Phân tích tác phẩm Giọt sương đêm
Phân tích tác phẩm Giọt sương đêm

Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 6: Phân tích tác phẩm Giọt sương đêm của Trần Đức Tiến. Mời bạn đọc tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Dàn ý phân tích tác phẩm Giọt sương đêm

I. Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác giả Trần Đức Tiến, tác phẩm Giọt sương đêm.

II. Thân bài

1. Cuộc gặp gỡ giữa Bọ Dừa và Thằn Lằn

– Thời gian: trời chạng vạng tối.

– Không gian: xóm Bờ Giậu.

– Nguyên nhân: Bọ Dừa muốn tìm một xóm trọ

– Cuộc gặp gỡ:

  • Bọ Dừa: Thận trọng đáp xuống ngọn măng trúc ngoài cùng xóm Bờ Giậu; hỏi thăm về chỗ trọ trong xóm, kể cả một chỗ trọ xoàng xĩnh.
  • Thằn Lằn: Hỏi han, đề nghị cho ở nhờ; hỏi để báo tin và ái ngại trước việc Bọ Dừa không ngủ được.

2. Cuộc trò chuyện của Thằn Lằn và cụ giáo Cóc

– Thời gian: trời chạng vạng tối.

– Không gian: xóm Bờ Giậu.

– Nguyên nhân: Thằn Lằn đến thông báo về sự có mặt của Bọ Dừa.

– Cuộc gặp gỡ:

  • Thằn Lằn: Đến báo tin về sự có mặt của Bọ Dừa; Kinh ngạc trước sự hiểu biết của ông giáo Cóc.
  • Cụ giáo Cóc: am hiểu sâu rộng về họ cánh cứng: “Có hàng trăm, hàng nghìn… cũng có…”.
Tham khảo thêm:   Kế hoạch tích hợp Giáo dục địa phương lớp 2 Địa chỉ tích hợp GDĐP vào chương trình lớp 2

3. Sự tác động của giọt sương đêm đến quyết định của Bọ Dừa

– Cảnh đêm sương: Bọ Dừa cảm nhận từng sự chuyển động trong đêm.

  • Trời nhiều mây.
  • Sương rơi lần trong tiếng thở dài của gió.
  • Lá cây xào xạc.
  • Côn trùng trong lòng đất rỉ rả mãi điệu buồn.
  • Tắc Kè khuya khoắt gọi cửa.
  • Nghe thấy cả tiếng Ốc Sên nhẹ nhàng trườn qua chiếc lá rụng.

– Tình huống: Một giọt sương rơi xuống khiến Bọ Dừa rùng mình, tỉnh hẳn. Cả đêm đó Bọ Dừa chẳng chợp mắt được nhưng lại rất hài lòng.

– Giọt sương khiến Bọ Dừa sực nhớ quê nhà. Bao nhiêu năm biền biệt đi xa, mải làm ăn mà Bọ Dừa quên mất quê hương.

=> Giọt sương đó trong trẻo như sự thức tỉnh đối với Bọ Dừa, khiến Bọ Dừa trở về với bản thể, nhớ về quê hương.

III. Kết bài

Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Giọt sương đêm.

Phân tích tác phẩm Giọt sương đêm

Nhà văn Trần Đức Tiến có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi. Các tác phẩm của ông mang nét tinh tế, hồn nhiên. Một trong số những tác phẩm tiêu biểu đó là Giọt sương đêm.

Truyện được in trong tập Xóm Bờ Giậu. Nhân vật chính trong tác phẩm là Bọ Dừa – một vị khách bất người ghé qua xóm Bờ Giậu. Ở đó, Bọ Dừa đã gặp gỡ Thằn Lằn và nhận được lời mời vào nghỉ tạm trong chiếc bình – nhà của Thằn Lằn. Nghĩ đến những lần bị bọn trẻ bắt cóc, Bọ Dừa bị ám ảnh bởi những cái nhà giam tăm tối, nên đã từ chối lời đề nghị. Ông quyết định ngủ tạm dưới vòm trúc. Thằn Lằn cáo từ, rồi đến nhà cụ giáo Cóc báo cáo. Xóm Bờ Giậu nhiều âm thanh khiến vị khách khó ngủ. Bất ngờ, một giọt sương nhằm trúng cổ ông khách khiến Bọ Dừa nhớ đến quê hương. Sáng hôm sau, Thằn Lằn hỏi thăm. Bọ Dừa kể lại chuyện đêm qua rồi từ biệt Thằn Lằn để trở về quê.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Anh em tương phùng

Nhân vật Bọ Dừa được xây dựng là một vị khách tình cờ ghé thăm đến xóm Bờ Dậu để tìm một chỗ trọ qua đêm. Trong cuộc trò chuyện với Thằn Lằn, nhân vật này hiện lên với vẻ từng trải. Bọ Dừa từng sợ hãi đến ám ảnh những khoảnh khắc bị bọn trẻ bắt cóc, bị giam hãm trong những chiếc hộp. Còn Thằn Lằn thì hiện lên với vẻ lịch sự, nhiệt tình của chủ nhà. Thằn Lằn đã đề nghị cho ở nhờ, hỏi để báo tin và ái ngại trước việc Bọ Dừa không ngủ được. Sau khi từ biệt Bọ Dừa, Thằn Lằn đến báo tin cho cụ giáo Cóc về sự xuất hiện của Bọ Dừa. Cụ giáo Cóc tỏ ra am hiểu sâu rộng về họ cánh cứng. Điều đó khiến cho Thằn Lằn rất kinh ngạc, thán phục.

Khi đêm đã khuya, trời nhiều mây. Sương rơi lần trong tiếng thở dài của gió. Lá cây xào xạc. Côn trùng trong lòng đất rỉ rả mãi điệu buồn: “Tiếng Tắc Kè khuya khoắt gọi cửa, hay cả tiếng Ốc Sên nhẹ nhàng trườn qua chiếc lá rụng”. Bọ Dừa đang ngủ. Thì từ vòm lá trúc rơi xuống một giọt sương, làm lạnh toát cơ thể Bọ Dừa và khiến nhân vật sực tỉnh, chợt nhớ về những điều đã qua. Cái xóm nhỏ heo hút này giống cái xóm của ông thời thơ ấu, bao nhiêu năm biền biệt đi xa, mải làm ăn khiến ông quên mất. Vậy nên Bọ Dừa quyết định về thăm quê. Điều đó khiến cho Bọ Dừa quyết định trở về quê vào ngay sáng hôm sau. Tác giả đã gửi gắm bài học về sự biết ơn nguồn cội mà nhân vật đã vô tình lãng quên. Bọ Dừa vì mưu sinh mà dành nhiều ngày tháng để bươn chải đó đây, lấy những tán cây làm nhà để rồi một đêm tình cờ, giọt sương đêm rơi xuống đã khiến vị khách nhớ da diết những kỉ niệm và thời thơ ấu và rồi ông quyết định chuẩn bị cho một chuyến hành hương.

Tham khảo thêm:   Đề thi kiến thức chuyên môn Giáo viên Tiểu học năm 2018 - 2019 Đề thi khảo sát giáo viên lớp 4, 5

Nhân vật Bọ Dừa – nhân vật chính trong truyện đồng thoại được xây dựng mang những nét của con người để thể hiện ý nghĩa của truyện. Câu chuyện kết thúc mở Thằn Lằn đến kể cho cụ giáo Cóc nghe về việc Sọ Dừa mất ngủ, và lời nhận xét của cụ giáo: “Ấy đấy, chú thấy chưa. Có khi người ta thức trắng chỉ vì một giọt sương”. Thực chất, Bọ Dừa mất ngủ không phải là một giọt sương. Mà giọt sương là hình ảnh biểu tượng, gợi nhắc Bọ Dừa nhớ về quê hương. Nỗi nhớ quê hương đã khiến Bọ Dừa mất ngủ, sáng hôm sau quyết tâm về quê.

Truyện ngắn Giọt sương đêm muốn gửi gắm thông điệp đôi khi cuộc sống bận rộn khiến con người quên đi những điều gần gũi, thân thuộc. Và quê hương luôn là bến đỗ bình yên nhất đối với mỗi người.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 6: Phân tích tác phẩm Giọt sương đêm của Trần Đức Tiến Những bài văn mẫu lớp 6 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *