Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 6: Phân tích bài thơ Về thăm mẹ Dàn ý & 5 bài văn mẫu lớp 6 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương là tác phẩm được học trong chương trình Ngữ văn. Hôm nay, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 6: Phân tích bài thơ Về thăm mẹ, vô cùng hữu ích.

Phân tích bài thơ Về thăm mẹ
Phân tích bài thơ Về thăm mẹ

Nội dung của tài liệu bao gồm dàn ý và 5 bài văn mẫu lớp 6 hay nhất sẽ có thêm tài liệu để hoàn thiện bài viết của mình. Bạn đọc hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.

Dàn ý phân tích bài thơ Về thăm mẹ

I. Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác giả Đinh Nam Khương, bài thơ Về thăm mẹ.

II. Thân bài

1. Hình ảnh người mẹ

– Hình ảnh người mẹ gắn liền với bếp lửa: “Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà” thể hiện sự tần tảo của người phụ nữ Việt Nam.

– Tình yêu thương của mẹ gắn với những sự vật bình thường:

  • chum tương đã đậy.
  • áo tơi lủn củn.
  • nón mê ngồi dầm mưa.
  • đàn gà, cái nơm hỏng vành.
  • trái na cuối vụ

=> Những sự vật gần gũi, quen thuộc với nhân vật trong bài thơ, thể hiện sự vất vả, lam lũ và hy sinh của người mẹ dành cho đứa con.

2. Tình yêu thương của con dành cho mẹ

– Hoàn cảnh: về thăm mẹ vào một chiều đông, nhưng mẹ không có nhà.

– Hành động “mình con thơ thẩn vào ra”: bồi hồi khi nhìn thấy những đồ vật quen thuộc mẹ vẫn thường dùng, mong ngóng mẹ trở về.

– Cảm xúc“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn/Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày: xúc động khi biết được nỗi nhọc nhằn, sự hy sinh của mẹ.

=> Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự thấu hiểu của người con với mẹ.

III. Kết bài

Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Về thăm mẹ.

Phân tích bài thơ Về thăm mẹ – Mẫu 1

Trong kho tàng văn học, tình mẫu tử là một đề tài quen thuộc. Rất nhiều tác phẩm thành công khi viết về tình mẫu tử. Trong đó, bài thơ Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương cũng để lại dấu ấn nhất định.

Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát rất giàu cảm xúc. Nội dung là bài tỏ cảm xúc của người con khi về thăm mẹ. Ở những câu thơ đầu, tác giả đã nói về hoàn cảnh về thăm mẹ của người con, đó là một chiều đông lại có mưa rơi. Khi trở về thăm mẹ, người con đã nhìn thấy căn bếp đầu tiên – đó là hình ảnh quen thuộc, gắn liền với những người bà, người mẹ tần tảo.

Nhà thơ tiếp tục khắc hoạt khung cảnh ngôi nhà của mẹ với một loạt những sự vật quen thuộc đã gợi nhắc về những kỉ niệm tuổi thơ:

“Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”

Bất cứ đồ vật trong nhà đều được mẹ nâng niu, chăm sóc. Mẹ giữ gìn để dành cho con lúc trở về. Những vật dụng quen thuộc mà mẹ vẫn thường dùng như nón mê, áo mưa khiến con càng thêm nhớ mẹ da diết. Hình ảnh người mẹ hiện lên mang vẻ tần tảo, vất vả và giàu đức hy sinh.

Tham khảo thêm:   Thông tư 22/2017/TT-BTTTT Quy định mức giá tối đa chuyển trả kết quả giải quyết qua bưu chính công ích

Kết lại, tác giả đã để người con bộc lộ trực tiếp tình cảm dành cho người mẹ của mình:

“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”

Từ láy “nghẹn ngào” và “rưng rưng” cho thấy nỗi xúc động sâu sắc của người con. Càng thấu hiểu được nỗi nhọc nhằn của mẹ, người con lại càng yêu thương mẹ nhiều hơn. Tình cảm xuất phát từ những chuyện hết sức giản đơn, nhưng vô cùng ý nghĩa, lớn lao.

Bài thơ “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương sâu lắng, giàu cảm xúc và thể hiện được tình mẫu tử thật đáng trân trọng.

Phân tích bài thơ Về thăm mẹ – Mẫu 2

Tình mẫu tử vốn là một đề tài quen thuộc trong thơ ca. Một trong những tác phẩm viết về đề tài này là bài thơ Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương.

Bài thơ là lời của người con bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc khi về thăm mẹ. Những hình ảnh quen thuộc gợi nhớ về những kỉ niệm xưa khiến người con thêm thấu hiểu được nỗi nhọc nhằn của mẹ:

“Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”

Người con trong bài thơ trở về thăm mẹ sau một thời gian xa nhà. Chiều mùa đông lạnh giá, lại có mưa rơi nhưng mẹ lại không có nhà. Người mẹ xuất hiện ở đây gắn với hình ảnh “bếp lửa” thể hiện sự tần tảo của người phụ nữ Việt Nam. Và khi nhìn những đồ vật quen thuộc trong nhà, người con nhớ về mẹ:

“Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm

Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”

Tình yêu thương của mẹ gắn với những sự vật bình thường. Đó là những sự vật gần gũi, quen thuộc với nhân vật trong bài thơ, thể hiện sự vất vả, lam lũ và hy sinh của người mẹ dành cho đứa con.

Người con một mình ngồi trên hiên nhà vắng, thơ thẩn vào ra” gợi sự bồi hồi khi nhìn thấy những đồ vật quen thuộc mẹ vẫn thường dùng, mong ngóng mẹ trở về. Hai câu thơ cuối là đã bộc lộ trực tiếp tâm trạng của người con lúc này:

“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”

Đó là sự xúc động khi biết được nỗi nhọc nhằn, sự hy sinh của mẹ. Điều làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn” đó là những chuyện giản đơn thường ngày – ngôi nhà do mẹ một tay vun vén, sự hy sinh mẹ dành cho con.

Như vậy, bài thơ “Về thăm mẹ” đã thể hiện được tình yêu thương sâu sắc của người con dành cho mẹ của mình. Bài thơ tuy ngắn gọn nhưng lại chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc.

Phân tích bài thơ Về thăm mẹ – Mẫu 3

Viết về tình mẫu tử, có không ít những tác phẩm đã làm nên tiếng vang lớn. Và Đinh Nam Khương cũng đóng góp một phần nhỏ vào đề tài này với bài thơ “Về thăm mẹ”:

Tham khảo thêm:   Tin học 12 Bài E6: Chèn YouTube, Calendar, Drive và Collapsible group Giải Tin học lớp 12 Chân trời sáng tạo

Trước hết, bài thơ là lời của người con đã bộc lộ tâm trạng, cảm xúc khi về thăm mẹ. Đó là một buổi chiều mùa đông lạnh giá, lại có mưa rơi. Điều đầu tiên con người con nhìn thấy khi trở về nhà là hình ảnh khói bếp. Hình ảnh gắn bó với người phụ nữ, cho thấy sự tần tảo của những người mẹ, người bà. Hình ảnh này ta đã từng bắt gặp trong bài “Bếp lửa” của Bằng Việt:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!”

Tiếp đến, tác giả đã khắc hoạt một loạt những hình ảnh quen thuộc gợi nhớ về những kỉ niệm xưa khiến người con thêm thấu hiểu được nỗi nhọc nhằn của mẹ:

“Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm

Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”

Mọi thứ trong căn nhà đều có bàn tay nâng niu, chăm sóc của mẹ. Từ những đồ vật giản dị nhất như nón mê, áo mưa hay chum tương, đàn gà, trái na đều cho thấy sự vất vả nhọc nhằn của mẹ. Đó là những sự vật gần gũi, quen thuộc với nhân vật trong bài thơ, thể hiện sự vất vả, lam lũ và hy sinh của người mẹ dành cho đứa con. Người mẹ luôn muốn dành những điều tốt đẹp nhất để lại cho đứa con của mình.

Hai câu thơ cuối, tác giả đã bộc lộ trực tiếp tình cảm dành cho người mẹ thân yêu của mình:

“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”

Thấu hiểu được nỗi nhọc nhằn của mẹ, người con nghẹn ngào, xót xa và cảm động biết bao.

Với lời thơ giản dị, giọng thơ sâu lắng, bài thơ “Về thăm mẹ” đã thể hiện được tình mẫu tử thật đáng trân trọng.

Phân tích bài thơ Về thăm mẹ – Mẫu 4

“Về thăm mẹ” của tác giả Đinh Nam Khương là một bài thơ giàu cảm xúc khi viết về tình mẫu tử – một đề tài quen thuộc trong thơ ca.

Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người con, trở về thăm mẹ trong một buổi chiều đông. Khung cảnh quen thuộc khiến cho con thêm nhớ mẹ nhiều người:

“Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”

Lúc này, mẹ không có ở nhà. Chỉ một mình con thơ thẩn vào ra. Hành động đã cho thấy tâm trạng bồi hồi, mong ngóng của người con. Trời bỗng đổ cơn mưa khiến cho nỗi nhớ thêm bủa vây.

Mọi vật trong căn nhà đều có hình bóng của mẹ, từ chum tương, chiếc nón đến cái áo. Tất cả đều cho thấy nỗi vất vả, nhọc nhằn của mẹ:

“Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm”

Không chỉ vậy, mẹ còn dành dụm, chắt chiu những điều tốt đẹp nhất để phần con. Người mẹ không chỉ tần tảo, mà còn giàu đức hy sinh:

Tham khảo thêm:   GhostWire: Tokyo - Mọi điều bạn cần biết

“Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”

Đến hai câu thơ cuối, nhân vật người con bộc lộ một cách trực tiếp tình cảm dành cho mẹ:

“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”

Từ láy “nghẹn ngào”, “rưng rưng” thể hiện tâm trạng xúc động của con. Điều làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn” đó là những chuyện giản đơn thường ngày – ngôi nhà do mẹ một tay vun vén, sự hy sinh mẹ dành cho con.

Bài thơ “Về thăm mẹ” đã thể hiện được tình yêu thương sâu sắc của người con dành cho mẹ của mình.

Phân tích bài thơ Về thăm mẹ – Mẫu 5

Trong kho tàng văn học có rất nhiều bài thơ viết về người mẹ. Và tác giả Đinh Nam Khương cũng đóng góp vào đó một bài thơ rất giàu cảm xúc là “Về thăm mẹ”.

“Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”

Vào một buổi chiều đông, người con trở về thăm mẹ sau nhiều ngày xa nhà. Hình ảnh đầu tiên người con nhìn thấy khi trở về nhà là căn bếp vẫn chưa lên khói, lúc này mẹ đang không có ở nhà. Từ xa xưa, căn bếp đã rất quen thuộc, gắn bó với người phụ nữ. Chúng ta từng bắt gặp căn bếp của bà trong “Bếp lửa” của Bằng Việt:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!”

Còn trong bài thơ “Về thăm mẹ”, căn bếp gắn với người mẹ. Dù là hình ảnh người bà, hay người mẹ, thì khi nhớ đến căn bếp, chúng ta sẽ đều nhớ đến vẻ đẹp đảm đang của người phụ nữ.

Những câu thơ tiếp theo, tác giả đã khắc hoạt một loạt những hình ảnh quen thuộc gợi nhớ về những kỉ niệm xưa khiến người con thêm thấu hiểu được nỗi nhọc nhằn của mẹ:

“Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm

Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”

Những hình ảnh được nhà thơ sử dụng thật gần gũi, giản dị. Mọi vật trong căn nhà đều có hinh bóng của người mẹ. Những đồ vật như chiếc nón mê, áo mưa hay chum tương gắn bó với công việc hằng ngày của mẹ. Không chỉ vậy, người mẹ còn luôn dành những điều tốt đẹp nhất để lại cho đứa con của mình.

Để rồi từ đó, người con càng thêm yêu thương và thấu hiểu được mẹ nhiều hơn:

“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”

Từ láy “nghẹn ngào”, “rưng rưng” cho thấy nỗi xúc động của người con trước nỗi vất vả, sự hy sinh của người mẹ. Tất cả đều bắt nguồn từ những chuyện giản đơn từng ngày chứ chẳng phải là điều gì lớn lao. Tác giả đã sử dụng ngôn từ giản dị, giọng thơ sâu lắng, sử dụng thể thơ lục bát giàu cảm xúc để góp phần diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình.

“Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương là một bài thơ hay viết về tình mẫu tử. Tác phẩm đã có những giá trị về nội dung và nghệ thuật đặc sắc.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 6: Phân tích bài thơ Về thăm mẹ Dàn ý & 5 bài văn mẫu lớp 6 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *