Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn với câu mở đầu Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa 8 đoạn văn mẫu lớp 6 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Có hai loại khác biệt là có nghĩa và vô nghĩa. Hôm nay, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 6: Đoạn văn với câu mở đầu Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa.

Đoạn văn với câu mở đầu Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa
Đoạn văn với câu mở đầu Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa

Tài liệu bao gồm 8 đoạn văn mẫu lớp 6, viết đoạn văn với câu mở đầu Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Các bạn học sinh có thể tham khảo để có thêm ý tưởng cho bài viết của mình.

Đề bài: Với câu mở đầu: “Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa..”. Hãy viết tiếp 5 – 7 câu đề hoàn thành một đoạn văn.  

Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa – Mẫu 1

Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Đó là sự khác biệt thực chất là bắt chước lại số đông. Ví dụ như ăn mặc phá cách, để một kiểu tóc kì quặc hay làm hành động lố bịch. Để tạo ra sự khác biệt có nghĩa, con người cần thay đổi từ bên trong. Chúng ta cần có một trí tuệ sáng suốt, những kĩ năng cần thiết và bản lĩnh vững vàng. Việc tự tin để thể hiện cá tính của bản thân, phá bỏ những giới hạn sẽ đem đến năng lượng tích cực. Hãy trở nên khác biệt có nghĩa!

Tham khảo thêm:   Bài tập trắc nghiệm về chuyển động thẳng đều Vật lý lớp 10

Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa – Mẫu 2

Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Nó khiến chúng ta trở thành bản sao của người khác. Mỗi chúng ta đều là duy nhất, không giống với bất cứ ai. Để tạo nên sự khác biệt có nghĩa, mỗi người cần tích cực trau dồi kiến thức, rèn luyện kĩ năng. Sự tự tin thể hiện những điểm mạnh của bản thân, phá bỏ mọi giới hạn để vươn tới thành công. Điều này khiến bạn trở nên có giá trị, được mọi người yêu mến và cảm phục. Hãy tạo nên sự khác biệt có nghĩa cho bản thân!

Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa – Mẫu 3

Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Có hai loại khác biệt: vô nghĩa và có nghĩa. Việc thể hiện sự khác biệt qua cách ăn mặc, kiểu tóc hay hành động thực chất chỉ làm bắt chước theo số động, không có ý nghĩa tích cực. Nếu muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, chúng ta phải thể hiện qua trí tuệ, bản lĩnh của bản thân. Mỗi người đều có một điểm mạnh riêng, cá tính riêng. Việc bạn biết phát triển điểm mạnh của bản thân, tự tin thể hiện cá tính sẽ tạo nên sự khác biệt có nghĩa, lan tỏa năng lượng tích cực. Vì vậy, hãy khác biệt có nghĩa!

Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa – Mẫu 4

Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Sự khác biệt được lựa được lựa chọn dựa theo số đông. Tôi muốn bản thân phải trở nên khác biệt. Nhưng là sự khác biệt có ý nghĩa. Điều đó được thể hiện qua chính hành động, suy nghĩ. Những suy nghĩ tích cực, những hành động đúng đắn sẽ đem đến sự khác biệt.

Tham khảo thêm:   Quyết định số 1735/QĐ-TTG Về việc phê chuẩn kết quả miễn nhiệm Thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên nhiệm kỳ 2004 - 2011

Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa – Mẫu 5

Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Sự khác biệt có thể được chia làm hai loại. Một loại khác biệt vô nghĩa và một loại khác biệt có ý nghĩa. Khác biệt vô nghĩa có thể là việc bạn lựa chọn để một kiểu tóc kỳ quặc, hay làm những hành động lố bịch để gây sự chú ý. Nhưng thật chất, sự khác biệt vô nghĩa là sự khác biệt bên ngoài, đa số là bắt chước số đông nên không có ý nghĩa gì. Bởi vậy, nếu muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần phải có bản lĩnh, trí tuệ cũng như sự tự tin.

Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa – Mẫu 6

Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Có thể chia sự khác biệt ra làm hai loại: vô nghĩa và có nghĩa. Nhiều người chọn thể hiện sự khác biệt qua cách ăn mặc, nói chuyện hoặc hành động. Nhưng thực chất, sự khác biệt này chỉ ở bề ngoài, đa số là bắt chước số đông. Sự khác biệt này hoàn toàn không đem lại ích lợi cho con người. Còn sự khác biệt có ý nghĩa, theo tôi cần phải xuất phát từ bên trong. Khi con người dám phá bỏ giới hạn của bạn thân, chấp nhận đương đầu thử thách để hướng đến một mục đích tốt đẹp. Chắc chắn, sự khác biệt có nghĩa đòi hỏi chúng ta cần phải có bản lĩnh, trí tuệ và sự tin tự. Bởi vậy, mỗi người hãy lựa chọn sự khác biệt có nghĩa.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử nghiệm kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 môn Toán Đề minh họa thi THPT Quốc gia môn Toán năm 2017 của Bộ Giáo dục

Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa – Mẫu 7

Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Mỗi người sinh ra đều có cuộc đời riêng. Chúng ta có những sở thích, tính cách, ước mơ… hoàn toàn khác nhau. Điều đó làm nên dấu ấn cá nhân của mỗi người. Chính vì vậy, tôi không sợ phải khác biệt. Bởi chỉ có sự khác biệt mới làm nên giá trị của bản thân. Nhưng khác biệt phải có nghĩa, chứ không phải là khác biệt vô nghĩa. Điều đó có nghĩa là sự khác biệt phải xuất phát từ bên trong. Chứ không phải là sự khác biệt ở bên ngoài.

Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa – Mẫu 8

Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Chúng ta có thể chia khác biệt làm hai loại: vô nghĩa và có nghĩa. Trước hết, khác biệt vô nghĩa có thể là việc bạn lựa chọn để một kiểu tóc kỳ quặc, hay làm những hành động lố bịch… để gây ra sự chú ý với mọi người xung quanh. Sự khác biệt này chỉ là những thay đổi bên ngoài, mà đa số con người lựa chọn để chứng tỏ bản thân. Nhưng thực chất, sự khác biệt này chỉ là sự bắt chước số đông nên không mang lại ý nghĩa gì. Bởi vậy, nếu muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, cần phải rèn luyện từ nội tâm. Chúng ta cần phải có bản lĩnh, trí tuệ cũng như sự tự tin để có được lời nói và hành động đúng đắn. Sự khác biệt như vậy mới đem lại lợi ích cho mỗi người.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn với câu mở đầu Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa 8 đoạn văn mẫu lớp 6 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *