Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận văn bản Tuổi thơ tôi của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh 4 đoạn văn mẫu lớp 6 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Tác phẩm Tuổi thơ tôi của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sẽ được giới thiệu tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ văn lớp 6.

Đoạn văn cảm nhận văn bản Tuổi thơ tôi
Đoạn văn cảm nhận văn bản Tuổi thơ tôi

Wikihoc.com sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận văn bản Tuổi thơ tôi của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây.

Đoạn văn cảm nhận văn bản Tuổi thơ tôi – Mẫu 1

Tôi rất thích tác phẩm “Tuổi thơ tôi” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Truyện gửi gắm bài học vô cùng giá trị đến bạn đọc. Qua dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”, người đọc đã thấy được những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi học trò. Những cậu học trò trong truyện hiện lên thật nghịch ngợm với những trò chơi đã rất quen thuộc như bắn bi, chọi dế. Đọc tác phẩm, tôi như thấy được bản thân cũng là một nhân vật trong đó. Tôi cũng ấn tượng với nhân vật Lợi – một cậu bé tưởng chừng như ích kỉ, hẹp hòi nhưng thực chất lại giàu tình yêu thương, sống rất tình cảm. Chuyện xảy ra khi nhóm bạn ghen tị Lợi có một chú dế lửa “bất khả chiến bại”. Ai đổi gì cậu cũng không đồng ý nên tụi bạn đã bày trò trêu cậu. Sau trò nghịch ngợm đó, hộp dế của Lợi bị thầy giáo Phu tịch thu. Chiếc cặp của thầy giáo đã vô tình đè lên chiếc hộp. Các cậu bé lại cảm thấy vô cùng có lỗi khi nhìn thấy hình ảnh Lợi mắt đỏ hoe, nước mặt nước mũi chảy thành dòng. Một đám tang được diễn ra ngay sau đó, với sự có mặt đầy đủ của tụi bạn, đặc biệt nhất là sự xuất hiện của thầy Phu. Mỗi người hẳn cũng đều có một thời hồn nhiên, ngây thơ như cậu bé Lợi, Bảo hay nhân vật tôi. Nhân vật thầy Phu cùng với hành động đẹp khiến chúng ta nhận ra được bài học mà nhà văn muốn gửi gắm. Trước món đồ chơi của học trò thầy Phu vẫn tỏ ra trân trọng, và có lỗi. Lời xin lỗi của thầy Phu cho thấy tấm lòng đẹp đẽ. Truyện có giọng điệu dí dỏm và cách xây dựng nhân vật độc đáo và gửi gắm thông điệp ý nghĩa.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Ditto

Đoạn văn cảm nhận văn bản Tuổi thơ tôi – Mẫu 2

Nguyễn Nhật Ánh với tác phẩm “Tuổi thơ tôi” đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Truyện được kể lại theo dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” khi đang ngồi ở quán Đo Đo, nghe thấy tiếng dế văng vẳng liền nhớ về kỉ niệm ngày xưa. Sự nghịch ngợm khi bày ra đủ thứ trò chơi, hay sự “ghen tị một cách hồn nhiên” của một đứa trẻ khi bạn có món đồ chơi đẹp. Đặc biệt là về cậu bạn Lợi – lúc nào cũng chỉ nghĩ đến chuyện “thu vén cá nhân”. Nhân vật Lợi khiến người đọc bật cười khi nhớ lại tuổi thơ của mình. Thầy Phu cũng là một nhân vật gửi gắm được bài học giá trị. Hành động của thầy đã góp phần giáo dục, vun đắp cho mỗi học sinh những đức tính tốt đẹp. Tác phẩm “Tuổi thơ tôi” đã để lại nhiều ấn tượng và bài học quý giá cho tôi.

Đoạn văn cảm nhận văn bản Tuổi thơ tôi – Mẫu 3

Văn bản “Tuổi thơ tôi” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Tác giả đã khắc họa các nhân vật trong truyện hiện lên đầy chân thực, sinh động. Qua dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”, chúng ta thấy được kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi học trò thật ngây thơ, trong sáng. Những cậu học trò thật nghịch ngợm với những trò chơi đã rất quen thuộc như bắn bi, chọi dế… Đặc biệt là tình huống xảy ra với nhân vật Lợi. Vì ghen tị với Lợi có một chú dế lửa “bất khả chiến bại” – ai đổi gì cậu cũng không đồng ý nên tụi bạn đã bày trò trêu cậu. Nhưng sau trò nghịch ngợm đó, hậu quả dẫn đến hộp dế của Lợi bị thầy Phu tịch thu, rồi chiếc cặp của thầy giáo đã vô tình đè lên chiếc hộp. Các cậu bé lại cảm thấy vô cùng có lỗi khi nhìn thấy hình ảnh Lợi mắt đỏ hoe, nước mặt nước mũi chảy thành dòng. Một đám tang được diễn ra ngay sau đó, với sự có mặt đầy đủ của tụi bạn, đặc biệt nhất là sự xuất hiện của thầy Phu. Có thể thấy rằng, những trò nghịch ngợm, những suy nghĩ trẻ con của các nhân vật trong truyện đã gợi nhắc người đọc nhớ về một tuổi thơ của bản thân. Chắc hẳn, ai cũng đều có một thời hồn nhiên, ngây thơ như cậu bé Lợi, Bảo hay nhân vật tôi. Đồng thời, nhân vật thầy Phu cùng với hành động đẹp khiến chúng ta nhận ra được bài học mà nhà văn muốn gửi gắm. Trước món đồ chơi của học trò thầy Phu vẫn tỏ ra trân trọng, và có lỗi. Lời xin lỗi của thầy Phu cho thấy tấm lòng đẹp đẽ. Nhân vật người thầy chính là tấm gương sáng ngời về nhân cách cao đẹp để học trò noi theo. Với giọng điệu dí dỏm và cách xây dựng nhân vật độc đáo, tác phẩm đã giúp người đọc dễ dàng thấy được vẻ đẹp ẩn sâu trong mỗi nhân vật và từ đó tự rút ra những bài học quý giá cho chính mình.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Hương làng (trang 20) Bài 12: Đồng quê yêu dấu - Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2

Đoạn văn cảm nhận văn bản Tuổi thơ tôi – Mẫu 4

Nguyễn Nhật Ánh là một nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Và “Tuổi thơ tôi” là một trong những tác phẩm của ông, truyện được in trong tập “Sương khói quê nhà”. Nhân vật tôi ngồi ở quán Đo Đo, nghe thấy tiếng dế văng vẳng liền nhớ về kỉ niệm ngày xưa. Đặc biệt là về cậu bạn Lợi – lúc nào cũng chỉ nghĩ đến chuyện “thu vén cá nhân”. Nhân vật Lợi khiến người đọc bật cười khi nhớ lại tuổi thơ của mình. Bởi có lẽ, bất cứ một đứa trẻ nào cũng đã từng có những suy nghĩ, hành động như cậu. Không chỉ Lợi, mà những cậu bé trong truyện cũng vậy. Sự nghịch ngợm khi bày ra đủ thứ trò chơi, hay sự “ghen tị một cách hồn nhiên” của một đứa trẻ khi bạn có món đồ chơi đẹp. Để rồi vì sự ghen tị đó mà Bảo đã bày trò khiến cho hộp dế bị thầy Phu tịch thu, dẫn đến việc chiếc cặp đè lên khiến con dế bị chết. Điều đó khiến cho Lợi rất buồn bã, cậu khóc rưng rức. Đọc đến đây, chúng ta thấy thật xúc động trước tấm lòng yêu quý loài vật của Lợi. Đặc biệt, đến cuối truyện, Lợi đã đem chú dế tội nghiệp đi chôn. Tất cả bạn bè, cả thầy Phu – người đã vô tình làm chú dế bị chết cũng đến và còn tặng một chiếc vòng hoa với lời nói động viên cậu học trò “Đừng buồn thầy nghe con!”. Một hành động thật đẹp đẽ, đáng trân trọng biết bao. Chính nhờ hành động của thầy Phu đã góp phần giáo dục, vun đắp cho mỗi học sinh những đức tính tốt đẹp. Như vậy, tác phẩm “Tuổi thơ tôi” đã để lại nhiều bài học quý giá cho bạn đọc.

Tham khảo thêm:   Mẫu đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận văn bản Tuổi thơ tôi của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh 4 đoạn văn mẫu lớp 6 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *