Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận bài thơ Gấu con chân vòng kiềng (4 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 6 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài thơ Gấu con chân vòng kiềng kể lại việc một lần chú gấu bị ngã, bị trêu chọc vì chân vòng kiềng nên cậu xấu hổ. Gấu trở về nhà kể cho mẹ, được mẹ khuyên nhủ nên đã lấy được tự tin không hề thấy xấu hổ. Tác phẩm sẽ được tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ văn lớp 6, sách Cánh Diều.

Đoạn văn cảm nhận bài thơ Gấu con chân vòng kiềng
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Gấu con chân vòng kiềng

Hôm nay, Wikihoc.com sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận bài thơ Gấu con chân vòng kiềng, bao gồm 4 đoạn văn mẫu. Mong rằng có thể giúp ích các bạn học sinh khi viết cảm nhận về tác phẩm này.

Đoạn văn cảm nhận Gấu con chân vòng kiềng – Mẫu 1

“Gấu con chân vòng kiềng” của U-xa-chốp đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng. Với bài thơ này, tác giả đã kể câu chuyện về một chú gấu con với đôi chân vòng kiềng. Một ngày đẹp trời, gấu con vào rừng đi dạo. Bỗng nhiên, một quả thông rụng vào đầu kiến gấu con luống cuống và bị ngã. Nhìn thấy cảnh đó, con sáo đang đậu trên cành cây đã cất tiếng trêu chọc. Cả đàn thỏ cũng chê bai đôi chân vòng kiềng thật xấu xí. Gấu con cảm thấy vô cùng xấu hổ và buồn bã, chạy về nhà mách mẹ. Gấu mẹ lắng nghe gấu con kể, cảm thấy vô cùng ngạc nhiên. Sau đó, gấu mẹ đã chứng minh rằng đôi chân vòng kiềng không hề xấu xí. Đối với họ nhà gấu đó là một vẻ đẹp, cả ông nội gấu – người giỏi nhất vùng cũng sở hữu đôi chân đó. Gấu con có thể cảm thấy tự hào, vui vẻ vì hơn để rồi gấu con lại vào rừng đi dạo, vui vẻ hét thật to: “Chân vòng kiềng là ta/Ta vào rừng đi dạo!”. Bài thơ có đan xen cả yếu tố miêu tả, với hình ảnh chú gấu có đôi chân vòng kiềng được nhắc lại nhiều lần trong bài, hay đôi chân của gấu bố “chân bố cũng cong”. Qua bài thơ, tác giả muốn nhắc đến vấn đề ngoại hình trong cuộc sống – một yếu quan quan trọng, nhưng không phải là yếu tố quyết định tất cả. Mỗi người không nên lấy ngoại hình của người khác để trêu chọc, chê bai. Con người sinh ra vốn không hoàn hảo, đều sẽ có cái đẹp và cái xấu – điều đó cần nhận được sự tôn trọng của mọi người xung quanh.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Phân tích hình tượng sóng và em trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh 2 Dàn ý & 7 bài văn mẫu hay nhất lớp 12

Đoạn văn cảm nhận Gấu con chân vòng kiềng – Mẫu 2

Khi đọc bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng”, tôi đã nhận ra một bài học giá trị. Một chú gấu con đang vào rừng đi dạo. Bỗng có một quả thông rụng vào đầu khiến chú luống cuống và bị ngã. Những con vật trong rừng đã trêu chọc gấu con vì đôi chân vòng kiềng. Đầu tiên là đàn sáo đậu trên cành, rồi đến đàn thỏ cũng hùa theo để chê bai. Gấu con cảm thấy xấu hổ, liền chạy về nhà mách mẹ. Sau nghi nghe con kể, gấu mẹ rất ngạc nhiên, và chứng minh rằng chân vòng kiềng không xấu, cả bố mẹ và ông nội – người giỏi nhất vùng cũng có đôi chân như vậy. Điều này khiến cho gấu con trở nên tự tin hơn. Kết thúc bài thơ, gấu con tiếp tục đi dạo, vừa đi vừa hét thật to: “Chân vòng kiềng là ta/Ta vào rừng đi dạo!”. Dưới hình thức một bài thơ, nhưng đọc lên nghe như một câu chuyện, giúp cho người đọc dễ tiếp nhận hơn. Qua câu chuyện về đôi chân vòng kiềng của gấu con, tôi hiểu được rằng chúng ta không nên trêu chọc về ngoại hình của người khác. Bởi không ai sinh ra đã đẹp đẽ, hoàn hảo. Chính vì vậy, mỗi người cần biết trân trọng và yêu mến cả những điều không hoàn hảo của bản thân và mọi người xung quanh.

Tham khảo thêm:   10 ứng dụng Android tuyệt vời giúp cuộc sống trở nên dễ dàng hơn

Đoạn văn cảm nhận Gấu con chân vòng kiềng – Mẫu 3

Bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng” đã đem đến cho người đọc một bài học ý nghĩa. Tác phẩm kể về việc một chú gấu con trong bài thơ đang vào rừng đi dạo. Bỗng nhiên, một quả thông rụng vào đầu khiến chú luống cuống và bị ngã. Chị sáo tình cờ ngang qua thấy vậy liền trêu chọc. Đàn thỏ cũng nhanh nhảu hùa theo, chê gấu có đôi chân vòng kiềng. Điều đó khiến gấu con cảm thấy xấu hổ, buồn bã trở về nhà mách mẹ. Sau nghi nghe con kể, gấu mẹ rất ngạc nhiên, và nói với gấu con: “Vòng kiềng giỏi nhất vùng/Chính là ông nội đấy” để chứng minh rằng chân vòng kiềng không xấu, cả bố mẹ và ông nội – người giỏi nhất vùng cũng có đôi chân như vậy. Chính vì điều đó, gấu con có thể cảm thấy tự hào, vui vẻ vì hơn để rồi gấu con lại vào rừng đi dạo, vui vẻ hét thật to: “Chân vòng kiềng là ta/Ta vào rừng đi dạo!”. Qua đó thấy rằng gấu con đã hiểu được những lời mẹ khuyên, nhận ra đôi chân vòng kiềng không hề xấu mà còn tự hào hơn. Bài thơ gửi gắm thông điệp về vai trò của ngoại hình trong cuộc sống. Đó là một yếu tố quan quan trọng, nhưng không phải là yếu tố quyết định tất cả. Và chúng ta không nên trêu chọc về ngoại hình của người khác. Bởi không ai sinh ra đã đẹp đẽ, hoàn hảo. Lời trêu chọc sẽ vô tình gây ra sự tổn thương, khiến họ trở nên tự tin hơn.

Tham khảo thêm:   Top 10 Water Pals trong Palworld

Đoạn văn cảm nhận Gấu con chân vòng kiềng – Mẫu 4

Bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng” của U-xa-chốp đã để lại một bài học ý nghĩa. Bài thơ viết về chú gấu con đang vào rừng đi dạo. Bỗng nhiên, có quả thông rụng vào đầu kiến gấu con luống cuống và bị ngã. Bắt gặp cảnh đó, con sáo đang đậu trên cành cây đã cất tiếng trêu chọc. Không chỉ vậy, tác giả còn đưa thêm chi tiết cả đang thỏ cũng chê bai đôi chân vòng kiềng thật xấu xí. Điều đó khiến cho gấu con cảm thấy tất cả mọi người đang cười chê mình. Gấu con cảm thấy vô cùng buồn bã, trở về mách mẹ. Khi nghe con kể lại mọi chuyện, gấu mẹ đã rất ngạc nhiên. Và gấu mẹ đã chứng minh rằng đôi chân vòng kiềng không hề xấu, mà đối với họ nhà gấu đó là một vẻ đẹp, cả ông nội gấu – người giỏi nhất vùng cũng sở hữu đôi chân đó. Nhờ vậy, gấu con có thể cảm thấy tự hào, vui vẻ vì hơn để rồi gấu con lại vào rừng đi dạo, vui vẻ hét thật to: “Chân vòng kiềng là ta/Ta vào rừng đi dạo!”. Qua câu chuyện về đôi chân vòng kiềng của gấu con, tác giả muốn nhắc đến vấn đề ngoại hình trong cuộc sống – một yếu quan quan trọng, nhưng không phải là yếu tố quyết định tất cả. Mỗi người không nên lấy ngoại hình của người khác để trêu chọc, chê bai. Con người sinh ra vốn không hoàn hảo, đều sẽ có cái đẹp và cái xấu – điều đó cần nhận được sự tôn trọng của mọi người xung quanh. Những lời trêu chọc cũng sẽ vô tình gây ra sự tổn thương cho người khác, khiến họ trở nên tự tin hơn. Một bài học rất ý nghĩa trong cuộc sống ngày hôm nay dành cho mỗi người.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận bài thơ Gấu con chân vòng kiềng (4 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 6 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *