Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 6: Dàn ý kể lại một truyền thuyết (3 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 6 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Chúng tôi sẽ giới thiệu tài liệu Bài văn mẫu lớp 6: Dàn ý kể lại một truyền thuyết, đến các bạn học sinh.

Dàn ý kể lại một truyền thuyết
Dàn ý kể lại một truyền thuyết

Với 3 mẫu dàn ý, các bạn học sinh lớp 6 sẽ có thêm ý tưởng cho bài tập làm văn của mình. Nội dung chi tiết được đăng tải ngay sau đây.

Dàn ý kể lại truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy

I. Mở bài

Giới thiệu về thời gian, không gian của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy: Đời Hùng Vương thứ sáu, nhà vua đã có tuổi nên muốn truyền ngôi cho con.

II. Thân bài

1. Điều kiện truyền ngôi của Vua Hùng

– Hoàn cảnh: Hùng Vương lúc về nhà, muốn truyền ngôi nhưng lại có tới hai mươi người con trai, không biết chọn ai cho xứng đáng

– Điều kiện: “Người nối ngôi ta phải nối được trí ta, không nhất thiết phải là con trưởng.”

– Hình thức: Nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám.

2. Lang Liêu và các hoàng tử thi nhau tìm kiếm lễ vật dâng nhà vua

– Các lang đua nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon đem về lễ Tiên vương.

– Lang Liêu là con thứ mười tám; mẹ chàng trước kia bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi chết. So với anh em, chàng thiệt thòi nhất.

Tham khảo thêm:   Viết đoạn văn chứng minh: Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những người thân Những bài văn hay lớp 11

– Lang Liêu nằm mơ, được thần mách bảo hãy dùng thứ gạo nếp quen thuộc làm thành lễ vật dâng vua cha.

– Chàng lấy gạo nếp vo sạch, lấy đậu xanh thịt lợn làm nhân, gói bằng lá dong thành hình vuông, đem luộc một ngày một đêm. Cũng thứ gạo nếp ấy đồ lên, đem giã nhuyễn rồi nặn thành hình tròn.

– Đến ngày lễ Tiên vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì.

– Nhà vua xem qua một lượt rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu, rất vừa ý, bèn gọi lên hỏi. Lang Liêu đem giấc mộng gặp thần ra kể lại.

=> Kết quả: Vua Hùng chọn hai thứ bánh làm lễ, Lang Liêu được truyền ngôi báu.

3. Ý nghĩa và phong tục làm bánh chưng bánh giầy

– Ý nghĩa của bánh chưng, bánh giầy:

  • Bánh hình tròn tượng trưng cho trời, được đặt tên là bánh giầy.
  • Bánh hình vuông tượng trưng cho đất nên được đặt tên là bánh chưng
  • Lá bọc bên ngoài ngụ ý đùm bọc lẫn nhau giống với truyền thống thương người như thể thương thân của dân tộc ta.

– Tục lệ của dân tộc ta: Hàng năm, mỗi khi Tết đến, bánh chưng bánh giầy là món ăn không thể thiếu.

III. Kết bài

Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy.

Dàn ý kể lại truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.

2. Thân bài

– Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương. Người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu.

Tham khảo thêm:   Thông tư 46/2013/TT-BTC Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch cấp giấy phép lái tàu

– Nhà vua hết mực yêu thương, nên muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng.

– Một hôm, có hai vị thần đến cầu hôn. Một người là Sơn Tinh – chúa vùng non cao. Một người là Thuỷ Tinh – chúa vùng nước thẳm.

– Cả hai đều vừa ý khiến vua hùng không biết chọn ai. Sau khi bàn bạc với các chư hầu, vua Hùng bèn đặt ra điều kiện: “Ngày mai ai mang lễ vật gồm một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thì ta sẽ gả con gái cho”.

– Tờ mờ sáng hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, cưới được Mị Nương.

– Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nước.

– Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ.

– Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua.

– Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.

3. Kết bài

Nêu ý nghĩa của truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.

Dàn ý kể lại truyền thuyết Thánh Gióng

1. Mở bài

Giới thiệu đôi nét về truyền thuyết Thánh Gióng.

2. Thân bài

Kể lại diễn biến của truyền thuyết Thánh Gióng theo gợi ý sau:

Tham khảo thêm:   Cách đạt những thành tựu mới trong Minecraft 1.19

– Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức nhưng mãi vẫn chưa có nổi một mụn con.

– Một hôm, bà lão đi ra đồng trông thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai.

– Mười hai tháng sau, bà sinh ra được một cậu con trai. Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói biết cười.

– Lúc bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược nước ta, nhà vua muốn tìm người tài đánh giặc cứu nước.

– Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”.

– Cậu bảo sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc.

– Từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa, phải nhờ dân làng góp gạo nuôi lớn.

– Giặc đến, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc.

– Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời.

– Về sau, vua Hùng nhớ công ơn liền phong là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà.

3. Kết bài

Nêu ý nghĩa của truyền thuyết Thánh Gióng.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 6: Dàn ý kể lại một truyền thuyết (3 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 6 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *