Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 6: Cảm nghĩ về đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng 2 bài văn mẫu lớp 6 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hôm nay, Wikihoc.com sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 6: Cảm nghĩ về đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng.

Cảm nghĩ về đoạn trích Trong lòng mẹ
Cảm nghĩ về đoạn trích Trong lòng mẹ

Tài liệu bao gồm 2 bài văn mẫu lớp 6, nhằm cung cấp thêm ý tưởng cho bài viết của các bạn học sinh. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Cảm nghĩ về đoạn trích Trong lòng mẹ – Mẫu 1

“Những ngày thơ ấu” là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyên Hồng. Trong tác phẩm, đoạn trích “Trong lòng mẹ” đã giúp người đọc hiểu hơn về tình cảm mẫu tử sâu sắc.

Nhân vật chính trong truyện là cậu bé Hồng. Sau khi bố mất, người mẹ phải đi làm ăn xa. Hồng sống cùng người cô độc ác. Cô Hồng luôn dùng những lời lẽ cay nghiệt để gieo vào đầu cậu những ý nghĩ ruồng rẫy mẹ. Nhưng Hồng là một cậu bé nhạy cảm, thông minh. Trước sự quan tâm bất thường của người cô – “gọi tôi đến bên, cười hỏi”, Hồng đã “nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch” ấy, nên “cúi đầu không đáp”. Cậu đã tự bảo vệ bản thân trước những lời nói đó: “Tôi cũng cười đáp lại cô tôi: “Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về”.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 10 Unit 6: Lesson 1 Soạn Anh 10 i-Learn Smart World trang 48, 49, 50

Khi cô thông báo cho Hồng về việc mẹ có em bé: “Mày dại quá cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ”. Những lời nói của bà cô cứ ám ảnh lấy tâm trí của câu. Thế mới thấy những lời nói còn đáng sợ hơn cả việc dùng đòn, roi. Nhưng lời nói cay nghiệt của cô hay hủ tục phong kiến đó lại càng làm Hồng thêm thương mẹ nhiều hơn. Cậu căm ghét những điều đã khiến cho mẹ con phải xa cách.

Rồi đến ngày giỗ đầu của bố, mẹ Hồng cũng trở về. Khi nhìn thấy mẹ, Hồng chạy theo gọi “Mợ ơi…” – điều đó cho thấy một sự xúc động. Khi cậu được mẹ “vừa kéo tay”, vừa “xoa đầu” và hỏi, thì Hồng òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Giọt nước mắt của sự đoàn tụ khiến người mẹ cũng sụt sùi theo: “Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà” rồi cậu được mẹ “lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho”… Giọt nước mắt đã đưa cậu bé vào thế giới của tình mẹ, được tận hưởng niềm hạnh phúc “êm dịu vô cùng”, “những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt…”. Đọc đến đây, chắc hẳn mỗi người đều cảm thấy nghẹn ngào, xúc động trước tình cảm mẹ con thắm thiết. Những lời xuất phát từ sâu thẳm trái tim đã đem đến sức lay động mạnh mẽ. Cách viết của nhà văn khiến người đọc hiểu ta tình mẫu tử đáng trân trọng đến biết bao.

Tham khảo thêm:   Nghị định 100/2020/NĐ-CP Kinh doanh hàng miễn thuế

“Những ngày thơ ấu” là cuốn hồi ký nổi tiếng của nhà văn Nguyên Hồng. Và tiêu biểu là đoạn trích “Trong lòng mẹ” đã khắc họa chân thực những cay đắng, tủi cực của nhà văn khi còn thơ ấu.

Cảm nghĩ về đoạn trích Trong lòng mẹ – Mẫu 2

Đoạn trích “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng đã đem đến cho người đọc nhiều suy tư sâu sắc về tình mẫu tử trong cuộc sống.

Cậu bé Hồng hiện lên thật đáng thương. Cha mất sớm, mẹ phải đi làm ăn xa và nguyên một năm không gửi lấy một đồng qua hay một lời hỏi thăm. Hồng phải sống với người cô độc ác. Lúc nào, cô của Hồng cũng muốn gieo vào đầu cậu những ý nghĩa xấu xa về mẹ. Dù vậy, Hồng vân dành cho mẹ tình yêu tha thiết. Cậu bênh vực người mẹ trước những hủ tục: “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quá vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi”. Lời văn cũng chính là tiếng nói bênh vực dành cho người phụ nữ trong xã hội xưa của nhà văn Thạch Lam.

Đặc biệt nhất là đoạn miêu tả cảnh Hồng gặp lại. Hồng dường như trở về là một đứa trẻ ngây thơ. Khi người mẹ “vừa kéo tay”, vừa “xoa đầu” và hỏi, thì Hồng òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Giọt nước mắt của sự đoàn tụ khiến người mẹ cũng sụt sùi: “Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.” rồi được mẹ “lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho”… Giọt nước mắt đã đưa cậu bé vào thế giới của tình mẹ, được tận hưởng niềm hạnh phúc “êm dịu vô cùng”, “những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt…”. Câu văn khiến chúng ta cảm thấy ấn tượng nhất có lẽ là: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người miệng, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trên trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”. Những hình ảnh so sánh giúp mỗi người nhận ra được sự yêu thương mãnh liệt trong lòng cậu bé Hồng. Chỉ với một câu văn thôi nhưng nhà văn đường như đã diễn tả thật tinh tế tất cả cảm xúc của nhân vật Hồng: sung sướng, hạnh phúc. Có lẽ, chỉ có tình mẫu tử mới khiến con người ta bỗng trở nên bé bỏng như vậy. Cũng chỉ có tình mẫu thử mới đủ để khỏa lấp đi những sự cô độc, trống vắng trong tâm hồn con người.

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn chơi bài Ma Sói trên điện thoại

Đoạn trích “Trong lòng mẹ” đem đến một bài học lớn về tình cảm gia đình. Từ đó, chúng ta thêm thấu hiểu và yêu thương hơn những người mẹ của mình.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 6: Cảm nghĩ về đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng 2 bài văn mẫu lớp 6 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *