Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 12: Ý nghĩa cuốn sổ gia đình trong Những đứa con trong gia đình Dàn ý & 4 bài văn mẫu lớp 12 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

“Những đứa con trong gia đình” là một trong những truyện ngắn của Nguyễn Thi viết về người nông dân Nam Bộ. Một trong những hình ảnh ấn tượng mà người đọc không thể không nhớ tới đó chính là cuốn sổ của chú Năm.

Sau đây Wikihoc.com xin giới thiệu đến các bạn 4 bài phân tích Ý nghĩa cuốn sổ gia đình trong Những đứa con trong gia đình. Qua tài liệu này các bạn có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi vốn từ để viết van ngày một hay hơn. Chúc các bạn học tốt.

Dàn ý ý nghĩa cuốn sổ gia đình

I. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Thi và tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”.

– Dẫn dắt đến chi tiết cuốn sổ của chú Năm.

II. Thân bài

1. Khái quát tác phẩm Những đứa con trong gia đình

– “Những đứa con trong gia đình” là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất và được Nguyễn Thi sáng tác vào giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ đang ở giai đoạn gay go ác liệt nhất.

– Nội dung chính: truyện kể về những đứa con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung son sắt với quê hương cách mạng. Chính sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

2. Khái quát nội dung chính và dẫn dắt đến chi tiết cuốn sổ của chú Năm

– Truyện kể về hai chị em Chiến và Việt, những đứa con trong một gia đình có nhiều mất mát, đau thương.

– Cha bị Pháp chặt đầu hồi chín năm, mẹ vừa bị đại bác Mỹ bắn chết.

– Khi hai chị em Chiến và Việt lớn lên, cả hai đều giành nhau đi tòng quân. Nhờ sự đồng tình của chú Năm, chú đã thuyết phục anh cán bộ ghi danh cho cả Chiến và Việt nên cả hai đều được nhập ngũ và lên đường ra trận.

– Trước ngày hành quân, chị em Chiến và Việt dọn dẹp đồ đạc, nấu cơm cúng má và khiêng bàn thờ sang gửi nhà chú Năm.

– Chị em Chiến và Việt ngồi nghe chú Năm hò điệu hò đặc trưng của người dân Nam Bộ.

– Sau đó, chú giao lại cuốn sổ cho chị em Việt – cuốn sổ ghi lại những chiến công của cả gia đình.

3. Ý nghĩa chi tiết cuốn sổ gia đình

– Cuốn sổ gia đình (gia phả) là vật mà các gia đình thường ghi chép lại những tiểu sử, truyền thống của những thành viên trong gia đình đó.

=> Là vật quan trọng của mỗi gia đình vì nó ghi lại chi tiết toàn bộ nguồn gốc xuất thân, thành phần gia đình cũng như truyền thống của gia đình đó.

– Cuốn sổ của chú Năm: được viết bằng nét chữ lòng còng của chú.

– Ý nghĩa của cuốn sổ:

  • Cuốn sổ đã ghi lại những chiến công của một gia đình giàu truyền thống cách mạng, được nối tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác.

=> Thể hiện niềm tự hào về truyền thống yêu nước của gia đình.

  • Bên cạnh đó, cuốn sổ cũng phản ánh tội ác của kẻ thù, để những thế hệ đi sau khi đọc được còn cảm nhận được những máu và nước mắt mà những người đi trước phải đổ xuống cho nên độc lập của dân tộc.
  • Ngoài ra, hình ảnh chú Năm trao lại cuốn sổ cho chị em Việt: Đó là một cuộc chuyển giao giữa hai thế hệ. Thế hệ đi trước của chú Năm, ba má Việt đã qua đi, bây giờ chính là thời đại dành cho thế hệ của Chiến và Việt. Hai chị em chính là những người viết tiếp trang sử vẻ vang của gia đình cũng như của đất nước.

III. Kết bài

– Như vậy, hình ảnh cuốn sổ gia đình của chú Năm được Nguyễn Thi gửi gắm một ý nghĩa to lớn.

Ý nghĩa cuốn sổ gia đình – Mẫu 1

Nguyễn Thi là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học giải phóng miền Nam. Một trong những sáng tác của ông là truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”. Khi đọc truyện có lẽ người đọc sẽ ấn tượng với hình ảnh cuốn sổ của chú Năm.

Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” được sáng tác vào giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ đang ở giai đoạn gay go ác liệt nhất. Truyện kể về những đứa con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung son sắt với quê hương cách mạng. Chính sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Câu chuyện xoay quanh hai nhân vật chính là chị em Chiến và Việt, những đứa con trong một gia đình có nhiều mất mát, đau thương. Cha bị Pháp chặt đầu hồi chín năm, mẹ vừa bị đại bác Mỹ bắn chết. Khi hai chị em Chiến và Việt lớn lên, cả hai đều giành nhau đi tòng quân. Nhờ sự đồng tình của chú Năm, chú đã thuyết phục anh cán bộ ghi danh cho cả hai. Trước ngày hành quân, chị em Chiến và Việt dọn dẹp đồ đạc, nấu cơm cúng má và khiêng bàn thờ sang gửi nhờ nhà chú Năm. Chuẩn bị mọi thứ xong xuôi đâu đấy, Chiến và Việt ngồi nghe chú Năm hò điệu hò đặc trưng của người dân Nam Bộ. Sau đó, chú nói về cuốn sổ gia đình và mong muốn giao cuốn sổ cho hai chị em Việt.

Tham khảo thêm:   Cách đạt cấp độ tối đa trong Spider-Man 2

Cuốn sổ gia đình của chú Năm được viết bằng nét chữ lòng còng của chú – một người nông dân Nam Bộ. Cuốn sổ ấy chứa đựng nhiều ý nghĩa to lớn đối với gia đình của Việt. Đó là một cuốn nhật ký ghi chép toàn bộ những việc có liên quan đến gia đình Việt từ những việc nhỏ nhặt đến những việc lớn lao bằng một giọng văn đơn giản mà có phần hài hước. Hay cũng có thể gọi là cuốn gia phả của gia đình Việt. Từ việc “thím Năm chèo xuồng đi rọc lá chuối bị đại bác bắn bể xuồng, khi chết còn mặc cái quần mới, trong túi có hai đồng bạc” đến chuyện “bà nội bị lính Tổng phòng bắn” hay việc bá má Việt bị địch giết ra sao, tất cả đều được chú Năm ghi lại một cách cẩn thận. Cuốn sổ lúc này đã trở thành một tấm bia ghi lại món nợ máu của gia đình Việt với bọn đế quốc. Nó là minh chứng cho mối thù sâu nặng mà Việt phải gánh vác trên vai lúc này. Trang sử của gia đình Việt không chỉ có những mất mát đau thương, đó còn là trang sử vàng ghi lại những chiến công hiển hách, chiến công của chị em Chiến và Việt đã làm được khi tuổi đời còn nhỏ: “vết đạn bắn thằng giặc trên sông Định Thủy của Chiến và Việt”. Như vậy, cuốn sổ của chú Năm đã cất giấu trong đó truyền thống yêu nước của một gia đình, có mất mát cũng có đau thương.

Đến cuối cùng, chú Năm đem giao cuốn sổ cho chị em Chiến và Việt. Giống như đó là một cuộc chuyển giao giữa hai thế hệ. Thế hệ đi trước của chú Năm, ba má Việt đã qua đi. Bây giờ chính là thời đại dành cho thế hệ của Chiến và Việt. Hai chị em chính là những người viết tiếp trang sử vẻ vang của gia đình cũng như của đất nước. “Chú thường ví chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó. Chú kể chuyện con sông nào ở nước ta cũng đẹp, cũng lắm nước bạc, nhiều phù sa, vườn ruộng mát mẻ cũng sinh ra từ đó, lòng tốt của con người cũng sinh ra từ đó. Trăm sông đổ về một biển, con sông của gia đình ta cũng chảy về biển, mà biển thì rộng lắm, chị em Việt lớn lên rồi sẽ biết, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta”.

Như vậy, cuốn sổ gia đình là một hình ảnh đầy tính biểu tượng thể hiện được tư tưởng mà nhà văn Nguyễn Thi muốn gửi gắm.

Ý nghĩa cuốn sổ gia đình – Mẫu 2

“Những đứa con trong gia đình” là một trong những truyện ngắn của Nguyễn Thi viết về người nông dân Nam Bộ. Một trong những hình ảnh ấn tượng mà người đọc không thể không nhớ tới đó chính là cuốn sổ của chú Năm.

Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” được hoàn thành vào tháng 2 năm 1966, trong những ngày chiến đấu chống Mĩ ác liệt, khi nhà văn công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng. Nội dung truyện kể về những đứa con trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước, căm thù giặc sâu sắc và thủy chung với cách mạng. Qua đó, truyện muốn gửi gắm một thông điệp đầy sâu sắc. Chính sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Hai nhân vật chính của truyện là Chiến và Việt – những đứa con trong một gia đình nông dân Nam Bộ chịu nhiều đau thương mất mát. Cả ba và má Việt đều bị giặc Mỹ giết chết. Sau khi má mất, chị Chiến muốn ghi tên lên đường đi tòng quân. Việt tuy chưa đủ tuổi nhưng cũng muốn ghi danh theo chị. Biết được quyết tâm của hai cháu, chú Năm đã thuyết phục anh cán bộ ghi danh cho Việt. Buổi sáng trước ngày lên đường, Việt và chị Chiến thu dọn đồ đạc và đem bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm. Sau khi xong xuôi mọi công việc nhà, Chiến và Việt ngồi nghe chú Năm hò điệu hò quen thuộc của người dân Nam Bộ. Chú đem cuốn sổ gia đình giao lại cho chị em Việt và gửi gắm nhiều mong muốn.

Cuốn sổ của chú Năm trước hết chỉ là một đồ vật dùng để ghi chép bình thường, lại còn được viết bằng nét chữ lòng còng của chú – một người nông dân chân chất, mộc mạc. Nhưng ẩn sâu trong đó là cả một ý nghĩa to lớn. Đầu tiên cuốn sổ giống như một cuốn nhật ký ghi chép toàn bộ những việc có liên quan đến gia đình Việt từ những việc nhỏ nhặt nhất. Từ việc “thím Năm chèo xuồng đi rọc lá chuối bị đại bác bắn bể xuồng, khi chết còn mặc cái quần mới, trong túi có hai đồng bạc” đến chuyện “bà nội bị lính Tổng phòng bắn” hay việc bá má Việt bị địch giết ra sao, tất cả đều được chú Năm ghi lại một cách cẩn thận. Những sự việc được ghi chép lại bằng một cách kể thật đơn giản nhưng nó đã trở thành tấm bia ghi món nợ máu của gia đình Việt. Nó là minh chứng cho mối thù sâu nặng mà Việt phải gánh vác trên vai lúc này. Trang sử của gia đình Việt không chỉ có những mất mát đau thương, đó còn là trang sử vàng ghi lại những chiến công hiển hách, chiến công của chị em Chiến và Việt đã làm được khi tuổi đời còn nhỏ: “vết đạn bắn thằng giặc trên sông Định Thủy của Chiến và Việt”. Như vậy, cuốn sổ của chú Năm được lòng yêu nước của một gia đình giàu truyền thống cách mạng.

Tham khảo thêm:   Thông báo 1378/TB-SHTT Thống nhất áp dụng bảng phân loại ni-xơ phiên bản 10 do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành

Đến cuối cùng, chú Năm đem giao cuốn sổ cho chị em Chiến và Việt. Giống như đó là một cuộc chuyển giao giữa hai thế hệ. Thế hệ đi trước của chú Năm, ba má Việt đã qua đi. Bây giờ chính là thời đại dành cho thế hệ của Chiến và Việt. Hai chị em chính là những người viết tiếp trang sử vẻ vang của gia đình cũng như của đất nước. Việt luôn nhớ đến những lời chú Năm nói, “Chú thường ví chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó. Chú kể chuyện con sông nào ở nước ta cũng đẹp, cũng lắm nước bạc, nhiều phù sa, vườn ruộng mát mẻ cũng sinh ra từ đó, lòng tốt của con người cũng sinh ra từ đó. Trăm sông đổ về một biển, con sông của gia đình ta cũng chảy về biển, mà biển thì rộng lắm, chị em Việt lớn lên rồi sẽ biết, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta

Qua phân tích trên đây, có thể thấy được, cuốn sổ chính là biểu tượng cho truyền thống yêu nước không chỉ của riêng gia đình Việt mà chính là của biết bao gia đình Nam Bộ khác. Tình yêu của họ chân thành mộc mạc nhưng cũng đầy sâu nặng.

Ý nghĩa cuốn sổ gia đình – Mẫu 3

Khi đọc truyện “Những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi, có lẽ người đọc sẽ cảm nhận được hình ảnh một gia đình nông dân Nam Bộ với tình yêu nước thật nồng nàn và sâu đậm. Để góp phần làm nên ý nghĩa đó, không thể không kể đến một hình ảnh giàu sức biểu tượng – cuốn sổ gia đình của chú Năm.

Nguyễn Thi đã viết truyện ngắn này trong những năm tháng khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Chuyện kể về cuộc đời của những đứa con trong một gia đình nông dân Nam Bộ. Hai chị em Chiến và Việt đã phải trải qua những đau thương, mất mát từ lúc còn nhỏ. Cha bị Pháp chặt đầu hồi chín năm, mẹ vừa bị đại bác Mỹ bắn chết. Khi hai chị em Chiến và Việt lớn lên, cả hai đều muốn ghi danh đi tòng quân. Nhờ sự đồng tình của chú Năm, chú đã thuyết phục anh cán bộ ghi danh cho cả hai chị em. Câu chuyện đã gửi gắm một thông điệp sâu sắc đến người đọc. Nhờ có sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc mà con người Việt Nam mới có được sức mạnh tinh thần to lớn đánh bại mọi kẻ thù. Hình ảnh cuốn sổ xuất hiện khoảng giữa câu chuyện. Trước ngày hành quân, chị em Chiến và Việt dọn dẹp đồ đạc, nấu cơm cúng má và khiêng bàn thờ sang nhà chú Năm gửi. Chuẩn bị mọi thứ xong xuôi đâu đấy, Chiến và Việt ngồi nghe chú Năm hò điệu hò đặc trưng của người dân Nam Bộ. Sau đó, chú nói về cuốn sổ gia đình và mong muốn giao cuốn sổ cho hai chị em Việt để tiếp nói những trang sử tiếp theo của gia đình.

Cuốn sổ của chú Năm trước hết chỉ là một đồ vật dùng để ghi chép bình thường, lại còn được viết bằng nét chữ lòng còng của chú – một người nông dân chân chất mộc mạc. Nhưng cuốn sổ lại có ý nghĩa quan trọng với gia đình Việt. Đầu tiên cuốn sổ giống như một cuốn nhật ký ghi chép toàn bộ những việc có liên quan đến gia đình Việt từ những việc nhỏ nhặt nhất. Từ việc “thím Năm chèo xuồng đi rọc lá chuối bị đại bác bắn bể xuồng, khi chết còn mặc cái quần mới, trong túi có hai đồng bạc” đến chuyện “bà nội bị lính Tổng phòng bắn” hay việc bá má Việt bị địch giết ra sao, tất cả đều được chú Năm ghi lại một cách cẩn thận. Những sự việc được ghi chép lại bằng một cách kể thật đơn giản nhưng nó đã trở thành tấm bia ghi món nợ máu của gia đình Việt. Nó là minh chứng cho mối thù sâu nặng mà Việt phải gánh vác trên vai lúc này. Trang sử của gia đình Việt không chỉ có những mất mát đau thương, đó còn là trang sử vàng ghi lại những chiến công hiển hách, chiến công của chị em Chiến và Việt đã làm được khi tuổi đời còn nhỏ: “vết đạn bắn thằng giặc trên sông Định Thủy của Chiến và Việt”. Có thể thấy được, cuốn sổ chính là chứng cứ cho một gia đình giàu truyền thống cách mạng.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Hongkong1

Chú Năm muốn giao cuốn sổ lại cho chị em Việt. Đây giống như là một cuộc chuyển giao giữa hai thế hệ. Thế hệ đi trước của chú Năm, ba má Việt đã qua đi. Bây giờ chính là thời đại dành cho thế hệ của Chiến và Việt. Hai chị em chính là những người viết tiếp trang sử vẻ vang của gia đình cũng như của đất nước. Những lời của chú Năm vẫn văng vẳng trong Việt: “Chú thường ví chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó. Chú kể chuyện con sông nào ở nước ta cũng đẹp, cũng lắm nước bạc, nhiều phù sa, vườn ruộng mát mẻ cũng sinh ra từ đó, lòng tốt của con người cũng sinh ra từ đó. Trăm sông đổ về một biển, con sông của gia đình ta cũng chảy về biển, mà biển thì rộng lắm, chị em Việt lớn lên rồi sẽ biết, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta”. Đó cũng chính là trách nhiệm của những thế hệ trẻ như Chiến và Việt, lan tỏa dòng sông cách mạng trở thành biến lớn chống lại kẻ thù.

Quả thật, “Những đứa con trong gia đình” là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Thi khi viết về người nông dân Nam Bộ với tinh thần yêu nước giản dị mà sâu nặng. Cuốn sổ của chú Năm đã trở thành cuốn gia phả quý giá ghi lại truyền thống không chỉ riêng của gia đình Việt mà là đại diện cho nhiều gia đình Việt Nam lúc bấy giờ.

Ý nghĩa cuốn sổ gia đình – Mẫu 4

Nguyễn Thi vốn là người con của vùng Bắc Bộ, sinh ra và lớn lên với một trái tim người miền Nam, vì thế, hiện trong thơ văn của ông là hình ảnh con người miền Nam với trái tim nóng bỏng và tinh thần chiến đấu anh dũng ác liệt. Trong đó, ta đặc biệt ấn tượng với hình ảnh cuốn sổ gia đình trong truyện “Những đứa con trong gia đình” của ông.

Chú Năm viết chữ không đẹp vì mới thoát nạn mù chữ. Nhưng với cuốn sổ gia đình, chú không ghi qua loa mà rất cụ thể: “thím Năm chèo xuồng đi rọc lá chuối bị đại bác bắn bể xuồng, khi chết còn mặc cái quần mới, trong túi có hai đồng bạc”, bà nội bị lính Tổng phòng bắt, vết đạn bắn thằng giặc trên sông Định Thủy của Chiến và Việt,…Cuốn sổ gia đình ấy đã ghi dấu lại truyền thống yêu nước của gia đình qua các thế hệ. Nó là niềm tự hào về truyền thống kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm của một gia đình Nam Bộ. Nhưng bên cạnh đó, nó còn là bản án ghi lại rành rành tội ác của kẻ thù.

Hình tượng cuốn sổ gia đình có ý nghĩa rất quan trọng, hé lộ cho ta những ý đồ nghệ thuật của nhà văn và thông qua đó đề cập cho ta những vấn đề mang tính khái quát cao hơn. “Chú thường ví chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó”. “Chị em Việt lớn lên rồi sẽ biết, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta”. Sự khái quát của Nguyễn Thi là như vậy, thông thường đó là sự khái quát nghệ thuật tự nhiên và bắt nhanh vào mạch nguồn của cuộc sống.

Ở một ý nghĩa khác, hình tượng cuốn sổ gia đình lại mang một ý nghĩa như một nhân chứng lịch sử quan trọng, nơi ghi dấu những chiến thắng và hi sinh của toàn bộ gia đình nhà chị em Việt. Đó là một trong những thứ quan trọng lưu giữ được những giá trị quan trọng và thiết yếu của gia đình. Cuốn sổ là nơi lưu giữ tất cả những sự kiện đáng nhớ của gia đình. Thông qua đó, còn kể khá tỉ mỉ chi tiết những chiến công giết giặc, những cách bị chúng nhục mạ ra sao,… Cuốn sổ ấy, chiến công ấy đã cho ta thấy một sự thực, hiện thực của gia đình, lịch sử gia đình giàu truyền thống và tinh thần cách mạng cao cả.

Nó là một hình thức giáo dục lòng tự hào về truyền thống mà chú Năm rất có ý thức xây dựng cho thế hệ con cháu. Chú nói : “Chừng nào bây trọng trọng (lớn lớn) tao giao cuốn sổ cho chị em bây”. Câu nói ấy cũng rất mực tự nhiên mà chứa đầy ý nghĩa. Chính thế hệ mới sẽ là người viết tiếp những trang mới, vẻ vang cho truyền thống. Không thể nói mọi chiến công mà Chiến và Việt lập được lại không liên quan tới cuốn sổ gia đình này. Kể lại sự việc nhưng không bao giờ quên khám phá chiều sâu của nó chính là thuộc tính bản chất của ngòi bút Nguyễn Thi.

Một tác phẩm xuất sắc không chỉ nêu bật được nội dung tư tưởng, truyền tới trái tim bạn đọc một sự đồng cảm và lay động được suy nghĩ của họ mà còn bằng những chi tiết xác thực, ý nghĩa tạo được cảm xúc và những suy nghĩ mới mẻ. Hình tượng cuốn sổ gia đình chị em Việt thật giản dị nhưng ấm áp tình người, thể hiện lòng trung thành và trái tim luôn hướng về cuộc sống tự do, hạnh phúc của đất nước, quê hương.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Ý nghĩa cuốn sổ gia đình trong Những đứa con trong gia đình Dàn ý & 4 bài văn mẫu lớp 12 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *