Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về văn hóa chỉ trích của người Việt Dàn ý & 2 bài văn mẫu lớp 12 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nghị luận xã hội về văn hóa chỉ trích của người Việt gồm dàn ý chi tiết kèm theo 2 bài văn nghị luận hay nhất. Qua đó giúp các bạn lớp 12 có thêm nhiều gợi ý khi viết văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống.

Văn hóa chỉ trích được hiểu là trình độ nhận thức, văn hóa của con người khi phê phán những khiếm khuyết, sai lầm của ai đó. Chỉ trích nhau dần trở thành thói quen nếu bản thân người thích chỉ trích không hiểu và nhận thức được hành vi của chính mình. Vậy say đây là 2 bài văn mẫu mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Dàn ý nghị luận văn hóa chỉ trích

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận và xác định đúng nội dung cần nghị luận

– Nội dung cần nghị luận: Anh chị đồng tình hay không về vấn đề văn hóa chỉ trích của người Việt

2. Thân bài

– Giải thích: Văn hóa chỉ trích được hiểu là trình độ nhận thức, văn hóa của con người khi phê phán những khiếm khuyết, sai lầm của ai đó

– Thực trạng về vấn đề chỉ trích của người Việt trong bối cảnh hiện nay

  • Một bộ phận người có học thức phê phán đúng lúc đúng chỗ, đúng mức độ,có cơ sở thuyết phục, thiện chí góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
  • Nhưng một bộ phận người Việt đặc biệt người Việt trẻ hiện nay có biểu hiện thái quá: Có cái nhìn phiến diện; Lời nói thiếu văn hóa; Hành động: Chọc phá, gây thiệt hại và tổn thương cho người khác, xã hội…

– Nguyên nhân:

  • Do nhận thức kém, thiếu hiểu biết về các vấn đề của cuộc sống, của xã hội.
  • Thiếu một cái nhìn công tâm, khoa học và biện chứng khi nhìn nhận đánh giá sự việc hay con người.

– Hậu quả:

  • Chỉ trích thiếu văn hóa làm cho người bị chỉ trích bị tổn thương, thiếu niềm tin vào cuộc sống.
  • Làm thui chột ý chí và tài năng sáng tạo của con người.
  • Làm xấu hình ảnh Đất nước, con người Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế. (Tuy nhiên, xã hội vẫn có hiện tượng một số người muốn nổi tiếng nhờ tai tiếng khiến dư luận bức xúc nên mọi sự chỉ trích không hoàn toàn sai)
  • Lấy dẫn chứng minh họa cụ thể

3. Kết đoạn

– Nêu bài học nhận thức, liên hệ bản thân

  • Chỉ trích là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội
  • Cần nâng cao văn hóa chỉ trích cho mỗi người…

Nghị luận văn hóa chỉ trích của người Việt – Mẫu 1

Chỉ trích nhau dần trở thành thói quen nếu bản thân người thích chỉ trích không hiểu và nhận thức được hành vi của chính mình. Chỉ trích là phán xét. Để phán xét bạn phải buôn chuyện. Những câu chuyện được buôn từ người này sang người kia thường không có căn cứ xác đáng. Bản thân những con buôn không thực sự hiểu hết cốt lõi của vấn đề mà người trong cuộc đang phải đối mặt như tại sao ? Thế nào? Mọi câu chuyện đều có nguyên nhân và nguồn cơn.

Tham khảo thêm:   Kế hoạch dạy học môn Âm nhạc 9 năm 2023 - 2024 Phân phối chương trình Âm nhạc lớp 9

Không phải cứ ai đó thất bại chuyện gì đó là bạn cho mình cái quyền chỉ trích phán xét người đó là vô dụng, bất tài. Bạn thừa biết có bao nhiêu vĩ nhân trước khi họ thành công, họ đã phải nếm trải biết bao thất bại. Nếu anh núp dưới cái mác anh muốn khuyên và dạy dỗ tôi, trước hết anh phải biết phương pháp. Mỗi người mỗi tính cách, không phải anh sử dụng phương pháp này hiệu quả với đối tượng này, là anh có quyền hồ hởi áp dụng phương pháp ấy cho người khác. Và khi hiệu quả ngược, tức là không như anh mong muốn, anh bị chạm tự ái và xù lông lên vì họ không biết điều và vô lễ với anh? Ở đời, việc dụng người không phải dễ. Quan hệ giữa người với người đòi hỏi anh phải có nghệ thuật. Và chẳng một ai dám tự xưng tôi là người giỏi nhất nên bạn phải lắng nghe hay học hỏi từ tôi. Tất cả chỉ là để quan sát, là chọn lọc lại những gì thích hợp nhất vào từng hoàn cảnh và từng đối tượng cụ thể khác nhau.

Người dù giỏi cỡ nào hay đang trên đỉnh vinh quang, vẫn đôi lần phải thất bại vì một vài vấn đề nào đó. Tuy nhiên, sự thất bại đó của họ được xem như một bài học thì đúng hơn. Những người dám thành công không ngại tiếp nhận nhiều bài học mới. Quan trọng họ không xem đó là thất bại là được rồi, sao anh cứ phải khăng khăng bắt họ thừa nhận là họ đã thất bại để họ phải biết điều? Đó là chuyện của họ, không phải chuyện của anh.

Lại nói về vấn đề buôn chuyện, gặp người dễ tính, họ có thể im lặng cho qua, chẳng chấp làm gì. Nhưng gặp người nóng tính, họ coi đó là một sự xúc phạm, là một sự chỉ trích nặng nề. Vì bản thân người trong cuộc họ mới biết sự thật nằm ở đâu. Tuy nhiên, không phải sự thật nào cũng nhất thiết phải được nói ra để biện minh. Anh có không tin tôi, anh bản chất khăng khăng giữ thành kiến của anh thì tôi nói thế nào cũng bằng thừa.

Trong vấn đề về tuổi tác, ở cái xã hội văn minh này, dù người nhỏ hơn tôi giỏi hơn tôi tôi vẫn phải lắng nghe, còn anh làm Giám Đốc, hơn tôi chục tuổi mà vớ vẩn thì tôi vẫn không phục anh như thường. Tiền và tuổi tác chỉ là những con số. Địa vị Giám Đốc hay CEO, ngày mai tôi in ra cho anh 1 hộp business card dễ như chơi. Chúng ta chẳng cần phải lòe nhau bằng những thành tích của anh của tôi, cũng chẳng cần phải hạ bệ hoặc dạy dỗ nhau chính bởi những tiêu chí ấy, để làm gì?

Mọi người phục nhau thể hiện ở chỗ biết lắng nghe lẫn nhau, biết đồng cảm và có thể chia sẻ động viên lẫn nhau. Nếu đã xác định không giúp được gì cho nhau, thì đừng nên nhân danh dùng lời nói khuyên bảo bề trên để ra oai hay tự cho mình một cái quyền tối thượng nào đó. Xin thưa, văn hóa chỉ trích, phán xét và buôn chuyện của anh đã ăn sâu đến tận xương tủy của anh rồi mà có lẽ chưa ai giúp anh mở mắt ra.

Tham khảo thêm:   100 câu đố vui về lịch sử Việt Nam

Nghị luận văn hóa chỉ trích của người Việt – Mẫu 2

Khen chê là chuyện bình thường, thậm chí ngay cả những xung đột và mâu thuẫn trong tranh luận cũng là điều tốt để phát triển hơn. Tuy nhiên, có rất nhiều người không hiểu giữa văn hóa tranh luận và những câu chỉ trích, hạ nhục là những điều khác nhau. Tranh luận không nhắm vào nhân cách, cuộc sống, điểm yếu cá nhân của một người, cũng không phải dùng những lời mỉa mai, không có tính chất phân tích những ưu – khuyết liên quan đến vấn đề cần đề cập để cải thiện.

Tuổi trẻ đã cho các bạn những điều tuyệt vời như: sức khỏe, thời gian, cơ hội, tự tin, nhiệt huyết nhưng tuổi trẻ cũng sẽ không cho các bạn những điều cần thiết để thành công như kiên nhẫn, bao dung, kinh nghiệm, khiêm nhường. Có phải vì thế nên chúng ta ngày một ít dần đi những lời cảm thông, những tấm lòng bao dung, không soi xét và chỉ thích chỉ trích, phán xét đến cuộc sống, thành công của người khác và cả khi họ gặp chuyện không hay không? Vì thế nên chúng ta chỉ thích tặng đi những hòn đá và ngần ngại những chiếc ôm không?

Nếu một người có thành công, các bạn luôn cố gắng phủ định đi công sức của họ, những khó khăn họ đã trải qua để cho rằng họ không xứng đáng. Tìm mọi cách bới móc đời tư cho thỏa đáng thói hư vinh của bản thân, cố gắng kéo thành công của họ cho xuống việc tầm thường ai cũng làm được hoặc thậm chí cho bằng cả thất bại của bản thân mới thấy vui. Ngay cả những người các bạn gọi là bạn, bạn thân, cũng hãy thừa nhận đi, nhiều người trong chúng ta không muốn thấy họ thành công hơn, hạnh phúc hơn, bản lĩnh hơn hay được yêu mến hơn. Càng không có gì và làm được gì thì nhiều người càng ra sức chê bai và chỉ trích.

Một đứa trẻ thể hiện sở thích, thể hiện vốn ngoại ngữ của mình thì ngay lập tức người trưởng thành lẫn chưa trưởng thành vào đả kích, chỉ trích đời tư, nhân cách cá nhân của đứa trẻ đang trên đà phát triển ấy nhằm kéo em xuống cho không hơn mình, cho nó bằng cái sự “bình thường” của số đông, thay vì tự nhìn lại mặt yếu kém của bản thân hoặc thay vì phân tích những hạn chế về phát âm, cú pháp của em để cùng nhau rèn luyện.

Một cây bút trẻ viết và bán được nhiều sách cũng có nhiều người phải lôi đời tư ra chửi bới hoặc cho rằng người đọc mua nó là không đủ văn hóa, là trình độ kém, cứ phải đọc thứ cao siêu uyên bác mới đủ trình. Một nghệ sĩ già đã dành cả đời làm nghệ thuật, hy sinh cho nghệ thuật, cuối đời bệnh tật, lâm vào cảnh mất nhà, chia sẻ sự khó khăn của mình, nhận được sự ủng hộ và đồng cảm của một số bộ phận nghệ sĩ và khán giả thì ngay lập tức có thật nhiều những chuyên gia, anh hùng lên tiếng phê phán và mỉa mai. Một ca sĩ, diễn viên dùng hàng hiệu, đi dự event được đăng lên báo rất nhiều những comment vào yêu cầu bỏ tiền mua đồ hiệu đó để từ thiện cho người khó khăn. Nhưng khi những ngôi sao ấy đi làm từ thiện, cũng lại báo đăng – nhiều comment lại lên tiếng: “Đi từ thiện mà cũng phải đăng báo. Giả tạo quá!”…

Tham khảo thêm:   Thông tư số 04/2011/TT-BKHĐT quy định hệ thống biểu mẫu báo cáo thống kê cơ sở áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước

Rất nhiều, rất nhiều những lời công kích và chỉ trích được ném đi như những hòn đá vào cuộc sống của người khác mỗi ngày. Trong nhiều câu chuyện phiếm của các bạn trẻ và không trẻ (đã đi làm), luôn cho rằng người khác – một đối tượng vô phúc nào đó không vừa mắt các bạn, đang sống một cuộc đời bỏ đi. Hẳn là họ không biết cách sống và nếu họ làm được điều gì đó hơn các bạn thì đó là do họ bỏ tiền, họ ăn may hoặc những người ủng hộ, yêu mến họ đã bị mù.

Mình không muốn nói đến sự đố kỵ, ghen tức trong đa số vấn đề đồng tình hay không đồng tình. Nhưng với mọi việc, hãy luôn nhìn bằng ánh mắt cảm thông, bao dung và nhẹ nhàng nhất. Hãy bớt đi những lời chỉ trích, phán xét mà dành cho họ sự động viên nhiều hơn. Vì tuổi trẻ hay ngay cả tuổi già vẫn là cả quá trình phấn đấu, học hỏi. Một thành công, dù to lớn hay nhỏ bé, vĩ đại hay tầm thường thì cũng là họ đã cố gắng bỏ tâm huyết để làm.

Và hãy để họ có thời gian để rèn luyện mình, hãy để họ được phép sống cuộc đời riêng của mình. Nếu họ sống sai, họ sẽ phải chịu trách nhiệm trước cuộc đời họ, đâu phải bạn đúng không? Vậy nên, đừng phóng to những điều chưa tốt thành những thứ tệ hại và bỏ đi, để gạt bỏ đi mọi thứ họ đã làm được. Hãy luôn tin rằng chỉ những lời góp ý chân thành (khi hoàn cảnh được phép) mới giúp con người tiến bộ chứ không phải những lời đả kích hạ nhục đầy áp lực.

Khi các bạn đang buông những lời nói xấu xí vào cuộc sống của ai đó không liên hệ tới cuộc sống của mình, thời gian đang trôi đi không dừng lại, bố mẹ đang già yếu đi, việc nhà vẫn bề bộn, tương lai vẫn bỏ ngỏ và yêu thương đang mất dần, còn những người đang bị các bạn lên án ấy vẫn làm việc, vẫn sống ý nghĩa cho cuộc đời họ, khi đó – ai mới thật sự cần phải thay đổi? Ai mới thật sự sống cho mình và trọn vẹn đời mình?

Niềm vui một ngày hẹn hò trầm đi một chút vì một thoáng buồn bên những câu chuyện bất đắc dĩ phải nghe. Mình trở về bỏ lại phía sau một góc ồn ào. Liệu rằng, 5 cô gái ấy sau này có quay lưng về phía nhau để chỉ trích thành công của nhau không khi cuộc đời này, không có ai vừa với mắt họ?

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về văn hóa chỉ trích của người Việt Dàn ý & 2 bài văn mẫu lớp 12 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *