Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về lối sống thực dụng Những bài văn hay lớp 12 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về lối sống thực dụng mang đến gợi ý cách viết chi tiết và bài văn mẫu siêu hay do Wikihoc.com giới thiệu sẽ là tài liệu vô cùng hữu ích với các bạn học sinh lớp 12.

Nghị luận suy nghĩ về lối sống thực dụng được xây dựng đầy đủ, mạch lạc, rõ ràng từng phần các bạn có thể dễ dàng lựa chọn tham khảo cho bài văn của mình sắp viết. Đồng thời qua đó hiểu được tác hại của lối sống này. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bài văn: Nghị luận xã hội về vẻ đẹp con người Việt Nam, nghị luận về ô nhiễm không khí.

Dàn ý nghị luận lối sống thực dụng

a) Mở bài

– Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Lối sống thực dụng trong giới trẻ hiện nay.

Ví dụ: Lối sống thực dụng đang là vấn đề đáng báo động, lên án. Nó không chỉ xuất hiện ở một bộ phận không nhỏ giới trẻ mà còn trở thành một vấn đề tiêu cực của nhiều đối tượng người trong xã hội hiện đại.

b) Thân bài

* Giải thích khái niệm: Thế nào là lối sống thực dụng?

– Lối sống thực dụng là lối sống coi nặng giá trị vật chất, chạy đua theo những nhu cầu trước mắt, đặt lợi ích của bản thân lên trên tất cả, gần với sự ích kỉ, trục lợi. Lối sống thực dụng là một căn bệnh nguy hiểm có thể làm băng hoại đạo đức con người.

– Cần phân biệt rõ bản chất của sống thực dụng và sống thực tế:

  • Sống thực tế là suy nghĩ và hành động từ khi đặt ra mục tiêu, xác định biện pháp thực hiện đều căn cứ vào những nguồn lực, điều kiện khả thi, do đó mà mục tiêu có thể thành hiện thực.
  • Sống thực dụng luôn đặt cao vấn đề vật chất lên hết, sống không có tình cảm và nghĩ đến người khác, sẵn sàng chấp nhận thủ đoạn vô đạo đức để đạt mục tiêu.
Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 11: Tổng hợp mở bài về tác phẩm Chí Phèo (86 mẫu) Mở bài Chí Phèo của Nam Cao

* Phân tích, bàn luận về vấn đề

– Biểu hiện của lối sống thực dụng:

  • Sống buông thả, thờ ơ, ăn chơi, đua đòi
  • Hành xử thô bạo, vi phạm pháp luật nhà nước
  • Coi trọng tiền bạc, vật chất, xem nhẹ những giá trị đạo đức, nhân cách, tâm hồn.
  • Lấy bản thân làm trung tâm, mọi suy nghĩ, hành động lấy lợi ích vật chất tầm thường của bản thân làm tiêu chí phấn đấu.
  • Điều gì cũng có thể quy ra tiền, trao đổi qua lại bằng tiền.
  • Lấy tiền làm mục đích sống của bản thân
  • Trong tình yêu, không ít người tìm đến nhau vì tiền bạc, vật chất
  • Sẵn sàng chà đạp lên lợi ích của người khác và biến chúng thành của mình.

Ví dụ: Hiện tượng chọn nghề theo thị hiếu xã hội mà không theo sở thích, khả năng của bản thân; bạo lực trong học đường, sống thử và quan hệ tình dục trước hôn nhân; bỏ bê học hành chơi game, đua xe, đua đòi hưởng thụ, hưởng lạc quá mức,…

– Nguyên nhân của lối sống thực dụng:

  • Ý thức của bản thân: tính ích kỷ cá nhân, ít chịu tu dưỡng, rèn luyện
  • Môi trường giáo dục còn chưa chú trọng đến đạo đức, nhân cách, kĩ năng sống
  • Gia đình thiếu sát sao, quan tâm
  • Ảnh hưởng từ mặt trái của cơ chế thị trường
  • Xã hội chưa tổ chức được những hoạt động hữu ích thu hút giới trẻ,…

– Tác hại của lối sống thực dụng:

  • Làm tha hóa con người, khơi dậy những ham muốn bản năng, cơ hội, chạy theo hưởng lạc, những lợi ích trực tiếp trước mắt, xa rời những mục tiêu phấn đấu.
  • Trong quan hệ giữa người với người, những tình cảm lành mạnh bị thay thế bằng quan hệ vụ lợi, vật chất.
  • Trong đời sống, họ vô trách nhiệm, bàng quan, vô cảm, không đấu tranh chống cái sai và cũng không ủng hộ cái đúng, cái tốt.

– Làm thế nào loại trừ được lối sống thực dụng?

  • Sống phải có khát vọng, lí tưởng, có hoài bão, mục đích sống, động lực để phấn đấu.
  • Tuổi trẻ phải biết biến ước mơ thành hành động cụ thể, năng động, dám nghĩ, dám làm, không uổng phí thời gian, loại bỏ lối sống ích kỉ, vượt qua cám dỗ đời thường.
  • Học tập và noi theo cách sống phù hợp của người lớn, người có uy tín trong xã hội
  • Nhà trường cần quan tâm giáo dục kỹ năng sống, giáo dục lối sống lành mạnh cho học sinh, phê phán những biểu hiện lệch lạc.
  • Gia đình cần thường xuyên quan tâm và giáo dục cho con có cách sống phù hợp, điều chỉnh kịp thời những biểu hiện không đúng trong cách sống và suy nghĩ.
  • Xã hội cần quan tâm hơn tới việc thu hút, trọng dụng giới trẻ vào những việc làm có ích.
Tham khảo thêm:   Kế hoạch giáo dục môn Sinh học 10 sách Cánh diều KHGD Tin học 10 (Phụ lục I, III Công văn 5512)

* Bài học nhận thức và hành động:

– Cần đấu tranh với bản thân loại trừ lối sống thực dụng.

– Có những hành động tích cực, chủ động để nắm bắt cơ hội, hướng tới tương lai của chính mình.

– Hội nhập với cuộc sống hiện đại nhưng không đánh mất những giá trị truyền thống tốt đẹp.

c) Kết bài

– Khẳng định lại vấn đề: Lối sống thực dụng cần lên án như một căn bệnh nguy hiểm của đời sống xã hội.

– Liên hệ bản thân.

Suy nghĩ về lối sống thực dụng

Cuộc sống hiện đại ngày càng phát triển, vấn đề vật chất là mối quan tâm hàng đầu nên mọi người luôn luôn tất bật hằng ngày. Vật chất rất quan trọng nhưng không phải là tất cả, vì thế đừng nên để nó lôi kéo và dẫn dắt chúng ta vào lối sống thực dụng.

Thực dụng và thực tế là ranh giới rất mỏng manh, cũng giống như tiết kiệm và keo kiệt. Sống thực tế là người dùng ý chí để suy xét mọi chuyện, luôn phấn đấu để hướng đến mục tiêu tốt đẹp, lành mạnh cho bản thân và xã hội. Sống thực dụng là người ta cũng dùng lý trí để sống nhưng họ luôn đặt cao vấn đề vật chất lên hết, sống không có tình cảm và nghĩ đến người khác, luôn muốn dành những gì có lợi cho mình, bất chấp đó là hành động đúng hay sai.

Tham khảo thêm:   Công văn 13804/BTC-TCT V/v quản lý hoàn thuế GTGT các tháng cuối năm 2016

Giới trẻ ngày nay thường mắc phải lối sống thực dụng kể cả nam và nữ. Ở đàn ông, họ thường sống thực dụng trong công việc, còn ở phụ nữ họ thường yêu thực dụng khá nhiều.

Một người sống thực dụng có thể bất chấp những toan tính, hành động, suy nghĩ xấu xa miễn sau mục đích cuối cùng là mang đến nhiều lợi ích cho mình mà không màn đến mọi thứ xung quanh. Không ít báo chí đưa những bài viết về cướp của giết người, hối lộ tham ô, tranh giành, lật đổ người khác bằng việc vu oan, giáng họa,..

Trong tình yêu, không ít người tìm cách đến với nhau vì nhà đối phương có của có bạc, vì anh chàng đó đi xe 4 bánh, ăn mặc bảnh bao, xài hàng hiệu, giỏi kiếm tiền,… họ yêu nhau để lợi dụng nhau đến khi đối phương có sự cố họ không màn quay gót ra đi. Hoặc một số người tạo niềm tin cho người yêu để tìm cách khống chế lấy tiền,…

Chắc chắn 100% không ai muốn kết bạn và gần gũi với một người có lối sống này, có hay chăng họ chỉ lợi dụng qua lại mà thôi. Người sống thực dụng sẽ không bao giờ cảm nhận được những thứ tình cảm tốt đẹp của cuộc sống này và đến một lúc nào đó họ sẽ cảm thấy mệt mỏi và đối đầu với những ngày tháng cô đơn, trống vắng không người bên cạnh. Nghiêm trọng hơn sự thực dụng này dễ dẫn đến con đường pháp lý, tù tội.

Dù cuộc sống có hiện đại cách mấy, tình người vẫn là yếu tố trên hết bởi chúng ta là con người và có trái tim. Nên biết cân bằng giữa tình cảm và vật chất, có như vậy chúng ta mới cảm nhận được sự thú vị của cuộc sống này.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về lối sống thực dụng Những bài văn hay lớp 12 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *