Nghị luận xã hội về lập trường gồm dàn ý và bài văn mẫu đạt điểm cao nhất của các bạn học sinh. Thông qua bài văn nghị luận về giữ vững lập trường này các bạn lớp 12 có thêm nhiều gợi ý ôn tập, củng cố kiến thức, tự tin hơn với khả năng viết văn nghị luận xã hội của bản thân mình.
Lập trường là nền tảng ban đầu để từ đó xây dựng các lập luận nhận thức về sau. Hầu hết lập trường tư tưởng của người Việt còn yếu, hoặc bị sai lệch dẫn đến việc thiếu nhận thức phân loại thông tin trên mạng xã hội. Vậy sau đây là bài văn nghị luận về lập trường, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Dàn ý Nghị luận xã hội về lập trường
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lập trường.
2. Thân bài
a. Giải thích
Lập trường: quan điểm cá nhân, góc nhìn của mỗi người đối với sự việc, hiện tượng và ý thức bảo vệ quan điểm, ý kiến cá nhân đó.
Mỗi người sinh ra có những đặc điểm riêng, sứ mệnh riêng, từ đó có những định hướng, ước mơ, mục tiêu khác nhau. Chúng ta hãy luôn tự tin vào bản thân mình, sống hết mình, luôn là chính mình, giữ vững lập trường của mình.
b. Phân tích
Người sống có lập trường là những người tự tin vào khả năng của mình, hài lòng với ngoại hình của bản thân, không để ý, nhòm ngó cuộc sống của người khác rồi so bì với mình. Họ cũng là những người sống có mục tiêu, kế hoạch, ước mơ và biết phấn đấu, cố gắng, giữ vững lập trường vì mục tiêu đó; không bị tác động từ bên ngoài, có ý kiến, quan điểm riêng và có ý thức bảo vệ quan điểm của mình.
Xã hội phát triển là do sự khác biệt của con người tạo nên, mỗi người một cá tính, mỗi quan điểm, lập trường góp phần làm cho cuộc sống muôn màu muôn vẻ hơn.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người sống là chính mình, tự tin về bản thân mình và đạt được nhiều thành công để minh họa cho bài làm của mình.
d. Phản đề
Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người tự ti vào bản thân, hay soi xét cuộc sống của người khác và cố gắng trở thành bản sao của người nào đó. Lại có những người gió chiều nào xoay chiều nấy, không có quan điểm, lập trường,… những người này cần phải xem xét lại bản thân nếu muốn thành công trong cuộc sống.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: lập trường; đồng thời rút ra bài học, liên hệ đến bản thân mình.
Nghị luận xã hội về tính lập trường
Mỗi con người là một cá thể riêng biệt, và những tình huống trong đời sống thường ngày là thiên biến vạn hóa.Thông thường trong bất cứ tập thể hay hội nhóm nào thường chúng ta sẽ thấy có rất nhiều người ngại đưa ra ý kiến của mình và lập trường của họ rất dễ bị lay động. Họ là những người dễ bị lôi kéo và rủ rê nhất,thế nên họ cũng chính là những người bị lợi dụng nhiều nhất. Khi gặp khó khăn hay thất bại mà họ không biết giữ vững lập trường của riêng mình thì dù họ có cố găng cũng không thể thành công và làm chủ cuộc đời mình được.
Vậy lập trường là gì? Có thể hiểu lập trường là suy nghĩ hay là quan niệm sống của mỗi người trong một việc nào đó. Ai ai cũng có những lập trường riêng dù chúng ta đang đi học, đi làm hay đang ở bất kỳ vị trí nào thì bản thân mỗi người đều cần có lập trường vững vàng.Với ai cũng vậy chúng ta hãy học cách sống là chính mình và bảo vệ ý kiến nào mà chúng ta cho rằng đó là tốt nhất. Đừng vì nể nang hay sợ hãi mà đưa ra những quyết định sai lầm. Bạn cũng biết rằng, mỗi người đều có những lập trường riêng và ai cũng cần phải xây dựng nó thật vững chắc để không nghiêng ngả hay lay động trước những thử thách.
Ví dụ khi ta thất bại trong công việc hay gục ngã trước thử thách của cuộc đời, nếu ta có lập trường thì sẽ tự suy nghĩ thật chín chắn và tự minh đứng dậy sau vấp ngã nhưng ngược lại, xã hội bây giờ vô vàng điều cám dỗ sẽ đưa bạn này từ sai lầm này đến sai lầm khác nếu bạn không có lập trường riêng để bảo vệ chính bạn thân mình.Trong một công việc tập thể thì người có lập trường vững vàng bao nhiêu thì ý kiến chúng ta đưa ra càng có sức nặng, bạn có để ý những người lập trường dễ dao động và thay đổi chưa? Ý kiến của họ dường như không có sức nặng và không làm thay đổi được vấn đề, họ chỉ là những kẻ a dua và làm theo những người khác. Như vậy, họ không có giá trị trong làm việc tập thể mà chỉ khiến cho tập thể gặp nhiều khó khăn hơn. Bởi vì thông thường những người lập trường dễ lay động là những người thấy lợi mới làm, họ sẽ theo bên nào mang lại nhiều lợi ích cho mình nhất, chứ không phải đi theo bên nào đúng nhất.
Như thế thì làm như thế nào giữ vững lập trường của mình mà không bị ý kiến khác lung lay? Ta giữ vững lập trường của mình là nên đưa ra những ý kiến đúng nhất để bảo vệ nó đồng thời cũng lặng nghe ý kiến người khác một cách thông minh vì không chắc ai cũng có một suy nghĩ đúng, hãy sử dụng trí tuệ của mình để phân biệt cái đúng cái sai mà điều chỉnh cho phù hợp. Nhưng đôi khi những lúc như vậy ta rất dễ bị lung lay bởi rất nhiều ý kiến vì thế ta cần có cái nghĩ đa chiều để chọn cho mình một quan niệm chính chắn nhất để không bị người khác thay đổi nó một cách dễ dàng. Khi ta có lập trường thì ta dễ dàng xác định được mục đích đến của mình và dễ dàng thành công hơn so với những người không có lập trường.
Bạn hãy sống thật bản lĩnh để có một lập trường vững vàng bởi nó là một trong những chìa khóa để mở cách của thành công của bạn. Hãy là một người thông minh để nắm giữ tương lai của mình bằng chính những quan niệm sống và lập trường sống đúng đắn của bạn.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về lập trường Những bài văn hay lớp 12 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.