Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương Dàn ý + 2 bài văn hay lớp 12 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương tuyển chọn gợi ý cách viết và 2 bài văn mẫu siêu hay dưới đây do Wikihoc.com giới thiệu sẽ là tài liệu vô cùng hữu ích với các bạn học sinh lớp 12.

Sự cẩu thả là khi làm việc một cách hời hợt, không nghiêm túc, không có trách nhiệm, chỉ qua loa, không chú tâm chăm chút cho việc làm của mình và không quan tâm đến kết quả của công việc. Vì thế để lại rất nhiều tác hại. Vậy dưới đây là 2 bài nghị luận về Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương mời các bạn cùng theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm nghị luận xã hội về hạnh phúc, nghị luận xã hội về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp.

Dàn ý nghị luận về sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì

I. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu câu nói (trích dẫn cả câu trong dấu “…”). Khái quát suy nghĩ, nhận định của em về câu nói này (đúng, sai, có ý nghĩa trong mọi thời đại,…)

II. Thân bài

– Phân tích, khái quát ý nghĩa của câu nói trên:

  • Sự cẩu thả là gì? (thái độ thiếu trách nhiệm, thiếu nghiêm túc trong công việc, qua loa chiếu lệ để đối phó,…)
  • Thế nào là bất lương? (những hành vi thiếu đạo đức, xâm phạm, gây hại, gây hậu quả xấu cho cá nhân hoặc cộng đồng, đáng phê phán,…)
  • Rút ra ý nghĩa câu nói “Sự cẩu thả…..bất lương”. (là thái độ thiếu trách nhiệm, qua loa trong công việc gây ra hậu quả nghiêm trọng…)
  • Dẫn một vài ví dụ thực tế về sự cẩu thả trong nghề nghiệp mà em biết và hậu quả gây ra.

Ví dụ:

  • Nghề xây dựng (cẩu thả trong thiết kế, xây dựng công trình, quy trình làm việc, nguyên vật liệu xây dựng,….) => công trình thiếu chắc chắn, bị xuống cấp, sập đổ,…thiết hại đến tính mạng và tài sản con người.
  • Nghề giáo viên ( qua loa trong khâu chuẩn bị giáo án, giảng dạy trên lớp sai kiến thức, chuẩn mực và thái độ giáo dục kém,…) => Học sinh bị sai lệch kiến thức, học tập kém, nhân phẩm dễ xuất hiện lệch lạc,… ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai của thế hệ trẻ.
  • Nghề viết báo (sử dụng thông tin thiếu chính xác, viết sai sự thật,…) => Khiến người đọc hiểu sai vấn đề, gây tổn thất cho đối tượng bị nhắc đến,… làm giảm tính chân thực của thông tin, dẫn dắt dư luận sai hướng, gây mất niềm tin của xã hội vào truyền thông.

-Các nguyên nhân khác.

Nêu một số nguyên nhân dẫn đến sự cẩu thả trong nghề nghiệp.

Ví dụ:

  • Sự sai lầm trong lựa chọn nghề nghiệp khiến không thể tận tâm với nghề (thích nghề này nhưng chọn nghề khác, chọn nghề theo trào lưu, theo ý kiến số đông,…).
  • Tâm lý thiếu nhẫn nại, ngại khó trong công việc (thường bỏ dở công việc giữa chừng, vấn đề quá khó thì không chịu suy nghĩ để tìm cách giải quyết mà làm bừa cho xong, …).
  • Chạy theo nhu cầu vật chất (làm cho có, cho xong để kiếm tiền; làm nhanh để tăng hiệu suất, tăng thu nhập; mức lương được trả chưa vừa ý nên chỉ làm qua loa,…)
  • Đưa ra lời khuyên, phương hướng giải quyết cho vấn đề.
Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 5 năm 2022 - 2023 Ôn tập môn Tiếng Anh lớp 5

Ví dụ:

  • Nên thận trọng hơn trong việc lựa chọn và theo đuổi nghề nghiệp trong tương lai.
  • Có thái độ tích cực, tinh thần trách nhiệm hơn trong công việc.
  • Cơ quan làm việc nên có chính sách đãi ngộ, chế độ lương bổng hợp lý để khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn.

– Các biện pháp khác.

Khái quát lại nhận định, cảm nghĩ của bản thân về câu nói.

III. Kết bài

Khẳng định lại bản chất của câu nói (đúng, sai, quan trọng, ý nghĩa,…). Qua đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.

Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương – Mẫu 1

Trong cuộc sống hiện đại với vô vàn cám dỗ, người ta chỉ mải mê theo đuổi những ham muốn vật chất tầm thường mà đánh mất lương tâm, trách nhiệm của mình. Thậm chí rất nhiều người coi sự vô tâm, vô trách nhiệm của mình là điều hết sức bình thường bởi hiện tượng này một phổ biến, và có lẽ tại thời điểm này, những chiêm nghiệm của Nam Cao thực sự đã gióng lên một hồi chuông báo động cho những ai có suy nghĩ tiêu cực ấy: “sự cẩu thả trg bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương”

“Sự cẩu thả” là thái độ làm việc không đến nơi đến chốn, làm cốt để cho xong việc mà hoàn toàn không nghiêm túc, tâm huyết với công việc mình làm. “Sự bất lương” nghĩa là vô lương tâm, không hề có trách nhiệm, ý thức về những tai hại, nguy cơ mình có thể gây ra cho xã hội. Đặt hai khái niệm “cẩu thả” và “bất lương” cùng nhau, Nam Cao đã nghiêm túc phê phán những người vô trách nhiệm với công việc, coi nhẹ những hậu quả khôn lường mà sự vô trách nhiệm của mình. Chúng ta sống trong một thời đại tiến bộ với tốc độ phát triển về mọi mặt đều rất nhanh chóng và tiên tiến, vì vậy con người ta càng ngày càng có xu hướng sống vội sống gấp.

Với một mục đích duy nhất là phải làm cho xong việc, nhiều người đã bỏ đi sự tâm huyết, dốc sức cống hiến của mình, thay vào đó là làm việc qua loa, đối phó miễn sao cho kịp với “deadline”. Việc soạn bài ở nhà của học sinh không còn tượng trưng cho ý thức chuẩn bị bài, sự quan tâm dành cho bài học nữa mà trở thành những bài chép chính tả từ sách học tốt, những bài giảng trôi nổi trên mạng; những ca sĩ nhạc sĩ vì tiền và danh vọng mà không còn quan tâm đến chất lượng âm nhạc mà chỉ mải chạy theo những xu hướng nhất thời, điển hình là những sản phẩm âm nhạc rẻ tiền, nhảm nhí, còn nặng tính thương mại, câu khách như “Anh không đòi quà”, “Em có một ước ao”,…

Hay gần đây nhất trường quốc tế Gateway vì sự tắc trách, thờ ơ với học sinh mà đã gây ra sự việc đau lòng khi cháu bé tử vong trên xe buýt của trường. Trách nhiệm trong công việc thể hiện lương tâm, ý thức cao độ của con người, nếu thiếu đi đức tính đó, nghĩa là đã mất đi đạo đức nghề nghiệp. Hậu quả của sự vô đạo đức, vô tâm với công việc nhẹ thì ảnh hưởng đến chất lượng, giá trị của sản phẩm mà ta làm ra, nặng thì sẽ tổn hại đến thanh danh, uy tín của cả một cộng đồng, một lớp người, thậm chí là ảnh hưởng đến cả tính mạng con người, tương lai của đất nước, nhất là đối với những nghề nghiệp có sức ảnh hưởng rộng như: người làm nghệ thuật, người làm giáo dục.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi và đáp án giữa học kỳ 2 môn Tiếng Anh lớp 6 năm học 2016 - 2017 Đề kiểm tra giữa học kỳ 2 Tiếng Anh lớp 6 có đáp án

Nguyên nhân của sự thiếu trách nhiệm trong công việc có cả khách quan lẫn chủ quan. Một phần là do những áp lực mà người lao động phải gánh trên vai quá nặng buộc họ phải tìm mọi cách để đảm bảo cuộc sống, nhưng phần nhiều còn đến từ ý thức cá nhân của từng người. Nếu biết nghĩ cho lợi ích của tập thể, hiểu được ý nghĩa và trọng trách mình đảm nhiệm lớn lao chừng nào, chắc chắn sẽ không thể dửng dưng, vô tâm, tắc trách, quên hết đạo lí mà làm việc được!

Do đó để có thể thay đổi được thói quen xấu này, cần có những tác động mạnh mẽ vào lương tâm, ý thức bên trong con người. Để cái thiện được tính trách nhiệm trong công việc là một quá trình dài đòi hỏi nhiều yếu tố khác nhau và phụ thuộc nhiều vào tư tưởng cá nhân. Tuy nhiên cộng đồng vẫn cần cố gắng tuyên truyền, giải thích và cổ vũ người lao động về sức ảnh hưởng sâu sắc của công việc của họ với xã hội. Đồng thời, xã hội cũng không nên gây áp lực, đẩy những người lao động vào hoàn cảnh éo le bất khả kháng khiến họ phải làm trái với lương tâm của mình.

Người Trung Hoa có câu “cẩn tắc vô ưu”, mỗi người đều nên có sự chăm chút, tâm huyết, cẩn thận với công việc của mình để khi nhìn lại sẽ không phải hối hận, hổ thẹn về những việc mình làm.

Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương – Mẫu 2

Trong cuộc sống, có rất nhiều ngành nghề để chúng ta lựa chọn: có người muốn trở thành nhà kinh doanh giỏi, có người muốn trở thành bác sỹ, có người muốn trở thành người thợ vẽ để vẽ ra được những tác phẩm kiệt tác, có người muốn trở thành người nông dân giỏi… Nhưng dù bạn là ai, ước mơ như thế nào, ước mơ ấy có thành sự thật hay bạn chuyển sang một ngành nghề khác thì bạn cũng phải toàn tâm toàn ý vào công việc, như vậy bạn mới có thể đạt được thành công trên con đường mình đang đi. Nhà văn Nam Cao đã đúc kết cho bạn đọc một quan niệm sống: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương” – câu nói đó như là một chân lý giúp mỗi người nhìn lại những việc mình đang làm và giúp chúng ta hoàn thiện bản thân hơn trong công việc mà mình đã chọn lựa.

Từ cẩu thả trong câu nói của nhà văn Nam Cao có nghĩa là làm việc gì cũng không đến nơi đến chốn, không cẩn thận, chỉ cốt cho xong; từ bất lương có nghĩa là không lương thiện, làm việc trái với lương tâm. Như vậy, nhà văn Nam Cao đã nhắn nhủ với bạn đọc rằng: Chúng ta cần phải làm việc một cách chăm chỉ, phải cố gắng bỏ nhiều tâm huyết vào công việc chúng ta đang làm, đừng làm nó với một thái độ thờ ơ, một hành động qua loa, đại khái như thế là chính chúng ta đang làm việc trái với lương tâm, sẽ gây tổn thất không chỉ cho cá nhân mà gây hại đến tất cả mọi người xung quanh.

Để tiến hành một ca mổ phẫu thuật, bác sĩ cần trang bị cho mình một hành trang kiến thức cùng với nó là hành trang về tâm đức. Bởi vì xã hội hiện nay, bên cạnh những bác sĩ có tấm lòng quảng đại, luôn coi trọng câu nói: “Lương y như từ mẫu” thì cũng có một số bác sĩ chạy theo đồng tiền, vì đồng tiền mà đánh đổi cả mạng sống của con người. Đó chính là sự cẩu thả trong công việc, vị bác sĩ đã lấy đồng tiền để làm thước đo cho lương tâm nghề nghiệp của mình, đã chà đạp lên chính hai từ mà người đời vẫn thường gọi là “bác sĩ”.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 2: Chia sẻ với bạn những điều em sẽ viết trong bưu thiếp tặng người thân 3 đoạn văn mẫu lớp 2

Hay nhìn vào một mảnh vườn, thửa ruộng, chúng ta có thể đánh giá được đâu là bác nông dân làm việc chăm chỉ, đâu là bác nông dân lười biếng. Một người nông dân cần cù sẽ có những mảnh vườn tươi tốt, màu mỡ; còn những mảnh vườn cằn cỗi, hoa màu kém phát triển thì chứng tỏ chủ nhân là người không biết chăm sóc đến mảnh vườn của mình. Khi đến mùa thu hoạch, những mảnh vườn màu mỡ sẽ giúp cho bác nông dân có một vụ mùa bội thu, có những khoản tiền lớn để lo toan cho cuộc sống gia đình, dành những đồng tiền chứa đầy những giọt mồ hôi ấy để cho con cái ăn học. Còn mảnh vườn cằn cỗi, không có người chăm sóc, sẽ không mang lại lợi ích gì cho bác nông dân, họ chỉ biết khóc, biết hối hận khi mình đã bỏ bê công việc đồng áng, cuộc sống khó khăn sẽ lại đến với gia đình bác nông dân không chăm chỉ kia.

Qua hai dẫn chứng trên giúp chúng ta nhận ra rằng: dù bạn là bác sỹ được cả xã hội tôn trọng, hay bạn là một bác nông dân lúc nào cũng chân lấm tay bùn thì bạn vẫn là niềm tự hào của gia đình, bạn bè, xã hội khi bạn luôn biết làm việc cần mẫn, luôn biết học hỏi kinh nghiệm và có một tấm lòng bác ái. Đừng làm việc không có trách nhiệm, đừng lấy vật chất làm lẽ sống vì khi đó dù bạn là bác sỹ, giáo viên, công an,… thì bạn cũng bị người đời chê cười.Theo bản thân tôi, để làm những việc không bất lương thì cần phải hình thành cho mình những thói quen tốt ngay từ khi còn nhỏ: một đứa trẻ khi chơi xong đồ chơi cần phải biết dạy nó cất đồ chơi vào nơi quy định khi chơi xong, qua đó hình thành cho đứa trẻ tính ngăn nắp, có trách nhiệm với món đồ chơi của mình.

Hay trước khi đi ngủ cần phải học bài, soạn sách vở, đồ dùng học tập để sáng mai dậy không phải luống cuống đi tìm chúng, khi đó hình thành cho các cô cậu học trò tính cẩn thận, làm chủ được thời gian. Lớn lên một chút, khi làm việc theo nhóm, bạn cần phải làm việc một cách tích cực, đưa ra chứng kiến của bản thân để thuyết phục mọi người đừng đùn đẩy trách nhiệm cho các thành viên khác, qua đó hình thành nên cho bạn tính đoàn kết, luôn làm chủ kiến thức của mình…Khi đã trưởng thành, tôi tin với những tính cách mà bạn đã hình thành từ nhỏ đến lớn sẽ giúp rất nhiều trong công việc khi bạn chọn bất cứ nghề nghiệp gì.

Qua câu nói của Nam Cao đã giúp tôi hiểu rằng, nghề nghiệp nào cũng như nhau đừng tự hào khi giới thiệu bố mẹ tôi là một doanh nhân thành đạt, hay đừng ngại ngùng khi nói mẹ tôi là công nhân quét rác… bởi vì đó đều là một nghề được cả xã hội thừa nhận. Quan trọng hơn là khi bắt tay vào công việc cần phải làm việc một cách nghiêm túc, có trách nhiệm với công việc… như thế bạn đang làm những công việc rất có ích không chỉ cho bản thân mà dành cho cả cộng đồng.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương Dàn ý + 2 bài văn hay lớp 12 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *