Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn suy nghĩ về nguyên nhân dẫn đến căn bệnh than vãn của con người Viết đoạn văn 200 chữ hay nhất ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn suy nghĩ về nguyên nhân dẫn đến căn bệnh than vãn của con người mang đến đoạn văn mẫu siêu hay và gợi ý cách viết do Wikihoc.com giới thiệu sẽ là tài liệu vô cùng hữu ích với các bạn học sinh lớp 12.

Than vãn là một trong những thói quen xấu và đã trở thành một căn bệnh phổ biến xuất hiện ở hầu hết các tầng lớp trong xã hội. Vì vậy chúng ta cần tìm ra được nguyên nhân và cách khắc phục thói quen này. Bên cạnh đó để nâng cao kỹ năng viết văn các bạn xem thêm: đoạn văn viết về lối sống chan hòa, đoạn văn viết về thời gian và tuổi trẻ, viết đoạn văn về hiện tượng lười học của học sinh.

Dàn ý viết về nguyên nhân dẫn đến cân bệnh than vãn

1. Giới thiệu vấn đề: nguyên nhân dẫn đến căn bệnh than vãn của con người trong cuộc sống.

Tham khảo thêm:   Đọc: Xôn xao mùa hè - Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo tập 2 Bài 3

2. Giải thích:

– Than vãn có thể hiểu là kể lể dài dòng, than thở về một vấn đề nào đó mà bản thân cảm thấy không vừa ý, không hài lòng.

=> Than vãn những vấn đề trong cuộc sống đã trở thành một căn bệnh phổ biến xuất hiện ở hầu hết các tầng lớp trong xã hội.

3. Bình luận:

– Nguyên nhân đẫn đến căn bệnh than vãn:

  • Trước hết, nguyên nhân của căn bệnh than vãn là có cái nhìn bi quan, tiêu cực về cuộc sống của mỗi cá nhân.
  • Không chỉ vậy, những người hay than vãn còn mong muốn nhận được sự đồng cảm, sẻ chỉa, sự cảm thương từ những người xung quanh về cuộc đời “bất hạnh” của mình.
  • Với các bạn trẻ, bệnh than vãn là do được bao bọc quá nhiều. Mọi vấn đề liên quan tới cuộc sống của người trẻ đều được người khác thực hiện thay hay thậm chí được trải “thảm đỏ” nên họ không phải đối mặt với khó khăn, vấp ngã. Vì thế, khi chỉ gặp một chút buồn phiền, nhiều người trẻ không có kỹ năng đối phó, xử lý nên ngoài than vãn ra thì họ không còn cách biểu đạt nào khác.
  • ….

– Giải pháp:

  • Biết cách chấp nhận những thất bại trong cuộc sống và có bản lĩnh đứng lên sau vấp ngã.
  • Có niềm tin vào cuộc sống, luôn có cái nhìn tích cực, lạc quan vào những vấn đề xung quanh mình.
  • Học cách buông bỏ những bất hạnh, giữ lại niềm vui.
Tham khảo thêm:   Toán 11 Bài 3: Các công thức lượng giác Giải Toán 11 Chân trời sáng tạo trang 20, 21, 22, 23, 24

4. Tổng kết vấn đề

Viết đoạn văn về căn bệnh than vãn của con người

Than vãn là thói quen của nhiều người. Nhưng để giải quyết tình trạng than vãn, than thở ấy, chúng ta cần phải tìm được nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Than vãn được hiểu là tình trạng chúng ta liên tục kêu ca trước một vấn đề nào đó xảy đến trong cuộc sống của bản thân. Nguyên nhân của tình trạng than vãn đó là vì chúng ta có nhu cầu giải tỏa cảm xúc. Chúng ta gặp phải những việc không tốt nên ta sẽ có xu hướng là được bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm bên trong của mình. Thêm vào đó, thói quen này còn xảy đến vì con người thường có xu hướng ỷ lại, muốn nhận được sự đồng cảm, muốn người khác hiểu cho mình. Than vãn xảy đến như một sự vô thức khi chúng ta gặp phải những khó khăn, bất hạnh. Về lâu dài, nhiều người than vãn không vì giải tỏa tâm trạng nữa. Họ than vãn vì muốn người khác phải thông cảm, phải hiểu cho họ. Đây chính là những việc làm, những hành vì mang tính trông chờ, mong đợi người khác phải giúp đỡ mình.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn suy nghĩ về nguyên nhân dẫn đến căn bệnh than vãn của con người Viết đoạn văn 200 chữ hay nhất của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Đạo đức lớp 5 Bài 4: Bảo vệ cái đúng, cái tốt Giải Đạo đức lớp 5 Kết nối tri thức trang 25, 26, 27, 28, 29, 30

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *