Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn suy nghĩ về chứng ái kỉ của con người trong xã hội hiện đại Viết đoạn văn 200 chữ hay nhất ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn suy nghĩ về chứng ái kỉ của con người trong xã hội hiện đại gồm dàn ý và đoạn văn mẫu hay nhất được Wikihoc.com đăng tải trong bài viết dưới đây.

Chứng ái kỷ hay còn gọi là (tự yêu bản thân) là một dạng rối loạn nhân cách khi một người có biểu hiện tự cao, ảo tưởng, thiếu đồng cảm với người khác. Vậy dưới đây là gợi ý cách viết và đoạn văn mẫu viết về chứng ái kỉ của con người, mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm đoạn văn về lối sống thực dụng.

Gợi ý cách viết đoạn văn suy nghĩ về chứng ái kỉ

1. Giải thích:

– Chứng ái kỷ (bệnh tự yêu bản thân mình): một dạng rối loạn nhân cách khi một người có biểu hiện tự cao, ảo tưởng, thiếu đồng cảm với người khác. Tâm lý tự yêu bản thân, ảo tưởng về bản thân là một căn bệnh nguy hiểm với con người.

Tham khảo thêm:   Kịch bản chương trình kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 3 mẫu kịch bản chương trình văn nghệ ngày 8/3

2. Biểu hiện của chứng ái kỷ:

– Người tự yêu bản thân thường sống thu mình vào thế giới ảo tự cho rằng suy nghĩ và hành động của mình là đúng đắn; thiếu trách nhiệm, vô cảm với cuộc sống xung quanh; có những hành động dại dột như tự tử…

3. Nguyên nhân:

– Chứng ái kỷ có thể xuất phát từ tâm lý thích hưởng thụ, tự phụ vào bản thân… 0,25

4. Hậu quả:

– Nó là chứng bệnh đe dọa, thủ tiêu những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống của con người như : lòng nhân ái, tinh thần vị tha…

5. Giải pháp: Cần đẩy mạnh tuyên truyền về lối sống tốt đẹp. Quan tâm hơn đến vấn đề giáo dục kĩ năng sống; giúp đỡ những người ái kỷ hòa nhập với cộng đồng…

Viết đoạn văn suy nghĩ về tính ái kỷ (Tự yêu bản thân)

Xã hội hiện đại kéo theo rất nhiều vấn đề nhức nhối trong đời sống và một trong số đó là chứng ái kỉ. Chứng ái kỉ được hiểu là việc yêu bản thân, xem trọng và đề cao bản thân một cách quá mức dẫn đến những suy nghĩ sai lệch. Và thế giới mạng với những trang mạng xã hội đã trở thành môi trường rộng lớn khiến cho chứng ái kỉ “có đất dụng võ”. Người có biểu hiện ái kỉ luôn cho mình là trung tâm của mọi sự chú ý và đòi hỏi những người xung quanh cũng phải công nhận giá trị của bản thân. Nếu gặp phải một phản ứng trái chiều, họ sẽ rất bất mãn. Vậy đâu là nguyên nhân khiến ái kỉ đôi khi không còn là triệu chứng đơn thuần mà đã trở thành bệnh của con người? Phần nhiều là do con người hiện nay đang được sống trong những tiện nghi vật chất nên mải chăm chút cho bề ngoài hơn, đánh bóng tên tuổi trở thành nhu cầu. Bên cạnh đó cũng là do xã hội với những hiện đại hóa, với đủ mạng xã hội nơi mà con người có thể kết nối với bất kì ai. Gia đình thì không thể mãi ở bên con cái và khuyên bảo con nên khiến con cái dễ mắc phải những sai lầm mà không được chỉ dẫn để biết đúng sai. Chính vì ái kỉ mà không ít người đã thật sự ảo tưởng về bản thân mình. Họ cho mình là người luôn đúng và sống thờ ơ, vô trách nhiệm với người xung quanh. Và họ đã đang không ngừng làm phiền đến cuộc sống của người khác khi làm họ lãng phí thời gian với việc khoe mẽ bản thân mình. Thậm chí, chứng ái kỉ về lâu dài có thể khiến con người vô cảm với cuộc sống thường nhật. Và mỗi cá nhân cần ý thức, biết được đâu là ranh giới giữa thế giới ảo và thực và hình thành cho mình lối sống thật lành mạnh, tốt đẹp, rèn luyện nhân cách, đạo đức chứ đừng biến bản thân thành kẻ ảo tưởng trong lầm lỗi mà tưởng đó là hay, là tốt!

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 11 Unit 9: Looking Back Soạn Anh 11 Kết nối tri thức trang 108

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn suy nghĩ về chứng ái kỉ của con người trong xã hội hiện đại Viết đoạn văn 200 chữ hay nhất của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *