Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về thắng bại, dại khôn trong cuộc sống Viết đoạn văn 200 chữ hay nhất ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Viết một đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ nêu quan điểm về thắng – bại, dại – khôn trong cuộc sống gồm dàn ý và đoạn văn mẫu hay nhất sẽ giúp các bạn biết cách làm văn thế nào cho mượt. Từ đó có thể lấy thêm ý văn hay rồi từ đó diễn đạt lại theo lối hành văn của chính mình.

Viết đoạn văn nêu quan điểm về thắng bại, dại khôn mà Wikihoc.com chia sẽ hi vọng giúp các bạn biết, hiểu rõ hơn về quy luật tất yếu của con người. Các bạn hãy thử đặt bút và viết đoạn văn về thắng – bại, dại – khôn cho mọi người cùng biết nhé. Chắc hẳn sẽ rất thú vị đấy. Ngoài ra các bạn xem thêm rất nhiều đoạn văn nghị luận khác tại chuyên mục Văn 12.

Dàn ý viết đoạn văn nêu quan điểm về thắng bại, dại khôn

*Giới thiệu vấn đề

– Trong cuộc sống, ai cũng muốn trở thành một người chiến thắng, khôn ngoan

– Thế nhưng, có ai hiểu được ý nghĩa thực sự của thằng – bại, dại – khôn?

*Bàn luận vấn đề

– Giải thích ý nghĩa:

  • Thắng: vượt qua cản trở, thử thách, đối thủ để đạt tới mục đích, khẳng định bản lĩnh, sức mạnh bản thân.
  • Khôn: khôn khéo, khôn ngoan, hiểu biết trong suy nghĩ, hành động.
  • Dại, bại: trái ngược với thắng khôn, sự thua thiệt, thiếu khôn ngoan.

→ Thắng – bại, dại – khôn: Luôn đi kèm với nhau, là quy luật của cuộc sống. Có bại mới có thắng, có dại mới có khôn.

Tham khảo thêm:   Đề thi tốt nghiệp THPT tiếng Nhật hệ Phổ thông năm 2012 - Mã đề 957 Đề thi TN THPT tiếng Nhật

→ Để chiến thắng, con người cần phải trải qua quá trình dài học tập, chịu thử thách, tích lũy kinh nghiệm.

→ Khôn dại: Biểu hiện thường thấy trong cuộc sống. Mỗi lần dại dột sẽ cho ta kinh nghiệm để trưởng thành (khôn ngoan) hơn.

→ Trong cuộc sống con người thường xuyên gặp phải những vấn đề này, quan trọng là phải luôn biết hướng tới mục tiêu của cuộc đời mình, biết rút ra những bài học kinh nghiệm để trưởng thành, khôn ngoan hơn.

– Bàn luận: Mối quan hệ giữa thắng – bại, dại – khôn

+ Thắng – bại: Trong cuộc sống, ai cũng đã từng trải qua, như Tố Hữu từng nói “Ai chiến thắng mà không hề chiến bại”

+ Dẫn chứng:

  • Edison thất bại hơn hai ngàn lần trước khi tạo ra bóng đèn điện
  • Walt Disney: bị từ chối ba trăm hai mươi lần mới thành lập được công ty Walt Disney.
  • Học sinh không hiểu bài không hỏi giáo viên thì sẽ mãi vẫn không hiểu.

– Hiện tại: Xã hội phát triển, nhiều cơ hội mở ra, phải cố gắng rèn luyện dù thất bại, bị coi là dại dột để tìm ra con đường chiến thắng, khôn ngoan để thành công. Đặc biệt là các bạn trẻ.

*Kết thúc vấn đề

– Khẳng định lại vấn đề.

– Thắng – bại, dại – khôn là quy luật tất yếu của con người, hãy tận dụng nó cũng như dám tiến lên.

Viết đoạn văn nêu quan điểm về thắng bại, dại khôn

Trong cuộc sống không thắng lợi nào mà không gặp những khó khăn, thử thách, không một thành công nào mà không phải bước qua chông gai. Cái chính là mỗi chúng ta có kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm vượt qua nó được hay không ?. Trong bài thơ “Dậy mà đi” của Tố Hữu có câu:“Ai chiến thắng mà không hề chiến bại/Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần”. Cũng giống như một cuộc chạy đua người có thể lực khỏe, kĩ thuật chạy tốt thì sẽ đến đích sớm hơn còn người về sau là người thua cuộc hay người về trước tiên gọi là người chiến thắng, còn lại là người chiến bại. Suy cho cùng, chiến thắng là đạt đến mốc quy định một cách nhanh nhất, tốt nhất đạt chỉ tiêu đặt ra và hài lòng với kết quả đó. Còn chiến bại là người có kết quả sau cùng, bị trượt và kết quả đó không như mong muốn. “Khôn” và “dại” nghĩa là không ai sinh ra mà có thể hiểu hết, có thể biết, có thể có kiến thức được mà phải qua một quá trình rèn luyện, tiếp thu mới có được. “Khôn” ở đây là sự thông minh, lanh lợi mà cái trái của nó là “dại’- hành động, suy nghĩ ngốc nghếch, lệch lạc.Với cách sử dụng hai cặp từ trái nghĩa trong hai câu thơ đã làm nổi bật ý nghĩa sâu sắc mà nhà thơ muốn gửi đến người đọc, người nghe đồng thời ông cũng làm toát lên một chân lý sáng ngời, đó là “trên con đường thành công luôn có thất bại” hay tục ngữ cũng có câu: “thất bại là mẹ thành công”.Chiến thắng ở đây trước hết là phải chiến thắng chính bản thân mình, chiến thắng cái “con’ giữ lấy phần “người” trong “con người”. Việc ấy không mấy dễ dàng nhưng cũng không phải là không làm được. mỗi chúng ta rèn luyện tính kiên trì, cần cù, chịu khó có vậy mới dành chiến thắng trong cuộc chạy đua với sự phát triển của xã hội.Trên con đường đời cũng vậy,học tập rồi tìm việc làm và bắt đầu cuộc sống tự lập rất khó, nhất là con đường lập nghiệp.Không phải kiến thức học ở nhà trường luôn được áp dụng ngoài thực tế, nó phải qua sự suy nghĩ, tư duy mới thực hiện được.Nếu con đường lập nghiệp ấy trơn tru, bằng phẳng ắt sẽ không có kết quả như mong muốn, phải có thất bại đôi lần ta mới tìm được cái hay, cái phương pháp tối ưu để có hiệu quả cao trong công việc.Hơn hết là sẽ rèn luyện được đức tính chịu khó, kiên trì, biết cách đối mặt với khó khăn, thử thách và vượt lên chính bản thân mình. Thất bại không phải là cái xấu, cái không tốt mà nó là một vật cản, một chướng ngại vật trên con đường thành công, chỉ cần biết cách vượt qua được nó là sẽ đến đích. Nhiều người khi gặp khó khăn lại chùn bước, có suy nghĩ tiêu cực về bản thân, tự ti và bỏ cuộc…Không phải đường đi khó mà lòng người sợ khó, sợ vượt suối lội đèo. Việc đó là không nên. Cũng như trong những năm tháng đấu tranh gian khổ chống ngoại xâm, đã có rất nhiều anh hùng đã hi sinh, đã từng thất bại dưới tay bọn ngoại xâm song càng khổ càng thôi thúc tinh thần chiến đấu của họ để rồi kết thúc thắng lợi, kéo cao lá cờ đỏ sao vàng. Là học sinh đôi khi gặp những bài toán khó, nhiều lúc muốn buông bút vì không làm được nhưng nếu có tinh thần tự giác, ham học hỏi chúng ta sẽ làm được, tìm được đáp án đúng có thể bằng nhiều phương pháp giải khác nhau. Tìm được những ẩn số kia bằng chính mình, bằng cái cách biết vượt lên khó khăn ấy bạn sẽ cảm thấy vui hơn. Nhưng cũng có lúc phải sai vì bài khó, lúc không tìm ra đáp án đúng, cũng đừng nên nản lòng “học thầy không tày học bạn”, thầy cô và bạn bè là quyển sách giả tối ưu cho mỗi chúng ta. Như một quy luật cho sự thành công, chiến thắng luôn có thất bại, những lần vấp ngã. Song đừng vì thế mà nản lòng hãy tìm cách đứng dậy và bước tiếp đến phía trước, con đường thành công kia.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 11: Phân tích bút pháp kí sự trong đoạn trích Vào phủ Chúa Trịnh Những bài văn hay lớp 11

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về thắng bại, dại khôn trong cuộc sống Viết đoạn văn 200 chữ hay nhất của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *