Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về sự thật và giả dối trong cuộc sống (3 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 12 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về sự thật và giả dối trong cuộc sống.

Tài liệu bao gồm 3 đoạn văn mẫu lớp 12, mời bạn đọc tham khảo nội dung chi tiết dưới đây. Hy vọng tài liệu này có thể giúp ích cho các bạn học sinh khi ôn tập để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc Gia sắp tới.

Đoạn văn nghị luận về sự thật và giả dối – Mẫu 1

Trong cuộc sống luôn tồn tại những điều nghịch lý, ví dụ như sự thật và giả dối. Sự thật là những điều có thật trong thực tế hay việc phản ánh đúng hiện thực khách quan trong cuộc sống. Ngược lại giả dối là những điều không có trong thực tế, mà con người thường sử dụng những lời nói dối để che đậy, lấp liếm. Nếu con người luôn sống thành thật, sẽ đem đến nhiều điều tốt đẹp. Một nhà kinh doanh trung thực sẽ được khách hàng tin dùng sản phẩm. Một nhân viên nếu sống thật với chính mình sẽ được đồng nghiệp tin yêu, cấp trên tin tưởng và công việc thăng tiến. Một học sinh nếu trung thực trong học tập sẽ được bạn bè khâm phục, thầy cô tin tưởng. Ngược lại, nếu con người chỉ biết giả dối, thì sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu. Chúng ta sẽ đánh mất lòng tin, sự yêu thương từ những người xung quanh. Con người khi thường xuyên sống trong sự giả dối sẽ dần trở thành thói quen xấu, họ sẽ thường xuyên nói dối để che đậy lỗi lầm của bản thân. Hoặc đôi khi, sự giả dối còn gây ra cho con người những ảo tưởng về chính mình… Tuy nhiên, cũng có những lời nói dối xuất phát từ mục đích tốt đẹp. Mỗi người cần có cái nhìn đúng đắn về sự thật và giả dối trong cuộc sống.

Tham khảo thêm:   Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 trường Tiểu học Hòa Hưng 3, Kiên Giang năm học 2015 - 2016 Đề kiểm tra giữa kỳ II môn Tiếng Việt lớp 3 có đáp án

Đoạn văn nghị luận về sự thật và giả dối – Mẫu 2

Albert Camus đã từng nói: “Sự thật, giống như ánh sáng, làm người ta chói mắt. Sự giả dối thì ngược lại, là ánh chiều hôm tươi đẹp bao trùm lên mọi vật”. Có thể nói, sự thật và giả dối là những vấn đề gợi cho chúng ta nhiều suy tư, trăn trở. Đầu tiên, sự thật là những điều có thật trong thực tế hay việc phản ánh đúng hiện thực khách quan trong cuộc sống. Sự thật là điều con người luôn phải tôn trọng, vì nó luôn luôn đúng, giúp con người nhìn nhận đúng đắn bản chất vấn đề ở một người nào đó hoặc một sự vật nào đó. Nhưng đôi khi sự thật cũng làm cho người khác phật ý, gây mất lòng đối phương, tình cảm giữa con người với con người trở nên xa cách và rạn nứt. Sự thật mang đến cho con người niềm tin yêu vào cuộc sống. Đối với hai chữ “giả dối” lại hoàn toàn trái ngược với sự thật. Giả dối thường đi liền với hành động nói dối. “Nói dối” là hành vi cố tình cung cấp thông tin sai với sự thật về vấn đề nào đó để đạt được mục đích mà họ mong muốn – thường là không chính đáng. Có hai khía cạnh của nói dối: lời nói dối với mục đích xấu và lời nói dối với mục đích tốt. Những lời nói dối với mục đích xấu xa thường mang tính vụ lợi cho bản thân người nói. Như vậy, trong cuộc sống, sự thật hay giả dối đều mang đến những mặt tích cực hay tiêu cực. Quan trọng là mỗi người hãy cố gắng đem đến những điều tốt đẹp cho bản thân và cho những người xung quanh.

Tham khảo thêm:   Bài thơ Nói với con Tác giả Y Phương

Đoạn văn nghị luận về sự thật và giả dối – Mẫu 3

Sự thật và giả dối là hai khái niệm hoàn toàn trái ngược nhau. Sự thật là những điều có thật hoặc phản ánh đúng với khách quan cuộc sống. Còn ngược lại, giả dối là những điều ngược lại, gắn với hành động nói dối để che giấu đi sự thật. Bản thân sự thật và giả dối cũng tồn tại những nghịch lí. Có những lời nói dối mang đến cho con người những điều tốt đẹp, nhưng cũng có những sự thật lại gây ra tổn thương. Nhưng dù vậy, chúng ta vẫn cần tôn trọng sự thật. Đối với lời nói dối cũng vậy, có lời nói dối để che giấu lỗi lầm của bạn thân. Lời nói dối của Bá Kiến trong truyện ngắn Chí Phèo nhằm đối phó với Chí lúc này mới ở tù ra. Trách mắng Lý Cường – con trai của mình trước mặt Chí với mục đích vỗ về hắn. Sau đó, còn sai người giết gà, mua rượu thiết đãi và cho thêm đồng bạc để Chí về uống rượu. Chỉ như vậy, Bá Kiến đã thành công mua chuộc Chí thành tay sai cho mình. Ngược lại, có những lời nói dối với mục đích tốt đẹp. Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” vì thương con, và để con cảm nhận được tình yêu của cha dành cho con, Vũ Nương đã lấy cái bóng của mình để chỉ cho con trai đây là cha của nó. Trong đại dịch Covid-19 vừa qua, nhiều vị bác sĩ tuyến đầu đã phải rời xa gia đình trong suốt nhiều tháng. Khi trò chuyện với những đứa con của mình, họ luôn nghe được những câu hỏi như: “Bao giờ bố/mẹ về?”. Và không ít lần, họ đã trả lời rằng “Hết dịch bố/mẹ sẽ về” mà trong lòng không biết bao giờ dịch bệnh sẽ được đẩy lùi. Như vậy quả thật ranh giới giữa sự thật và giả dối rất mong manh. Chính vì vậy, điều mỗi người cần làm là đem đến những điều tích cực cho mọi người xung quanh.

Tham khảo thêm:   Quyết định 1458/QĐ-LĐTBXH Về việc thành lập trường Cao đẳng nghề số 2 - Bộ Quốc phòng

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về sự thật và giả dối trong cuộc sống (3 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 12 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *