Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về sự nhường nhịn (4 Mẫu) Viết đoạn văn nghị luận về một hiện tượng xã hội ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Viết đoạn văn nghị luận về sự nhường nhịn bao gồm 4 đoạn văn mẫu khác nhau cực hay, không chỉ mang lại cho các em nhiều nguồn tư liệu tham khảo hữu ích trong các bài kiểm tra mà còn là một hành trang nho nhỏ hiểu được vai trò, ý nghĩa của nhẫn nhịn trong cuộc sống.

Viết đoạn văn 200 chữ về sự nhẫn nhịn trong cuộc sống là tài liệu thiết thực đối với các em trong quá trình học tập, tự học và tự đọc để nâng cao mở rộng vốn cảm nhận văn học của mình thêm phong phú, làm văn một cách sáng tạo. Bên cạnh đó để nâng cao kỹ năng viết văn các bạn xem thêm: đoạn văn nghị luận về rác thải nhựa, đoạn văn nghị luận về hiện tượng sống ảo.

Viết đoạn văn 200 chữ về sự nhẫn nhịn – Mẫu 1

Cha ông ta đã dạy: “một điều nhịn chín điều lành”. Tác giả Hoàng Phê trong cuốn từ điển Tiếng Việt đã giải thích: “nhường nhịn là chịu phần thiệt thòi về mình để cho người khác được hưởng phần hơn trong quan hệ đối xử”. Người có lòng nhẫn nhịn sẽ làm chủ bản thân mình, rất bình tĩnh từ lời nói đến cử chỉ đều từ tốn nhẹ nhàng không tranh chấp hơn thiệt, được hơn. Một điều nhịn, chín điều lành là phương châm ứng xử của người biết nhường nhịn. Khi ta biết nhường nhịn sẽ tránh được những tranh chấp không đáng có, tránh được tai bay vạ gió. Biết nhẫn nhịn là cách ứng xử của người có văn hóa vì thế cũng được mọi người yêu mến bởi sự điềm đạm, nhỏ nhẹ. Cũng từ đó mà tạo dựng được nhiều mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Trong gia đình, biết nhẫn nhịn thì con cháu sống hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, anh nhường em, em kính anh, như thế là hiếu đễ. Anh chị em có nhường nhịn em thì mới biết yêu thương đùm bọc nhau, mới biết “chị ngã em nâng”, mới biết “rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”. Nhường nhịn sẽ biết cảm thông, tha thứ cho nhau cùng nhau sống chan hòa thân ái. Do vậy mà nhường nhịn là nhân tố cực kì quan trọng để xây dựng khối đại đoàn kết nội bộ gia đình. Vì biết sống nhẫn nhịn nên mới biết: “bán anh em xa mua láng giềng gần” , “láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau” . Những năm gần đây giá đất ở các độ thị , các vùng ven ngoại ô, thị xã thị trấn lên cao “ngất ngưởng” . Mỗi mét đất có giá hàng trăm triệu do vậy mới xảy ra tình trạng tranh giành quyền lợi. Biết bao vụ án đau lòng xảy ra do chính sự tranh chấp ấy. Chiều 6-5-2016, phòng xét xử TAND huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang đã mở phiên tòa xét xử vụ án vì đất vì tiền mà anh chị đưa đứa em tật nguyền là Phạm Thanh Tùng ra tòa. Nếu biết nhường nhịn nhau thì đâu xảy ra sự việc đau lòng như trên phải không các bạn? Đức tính nhường nhịn không phải sinh ra đã có. Nó cần được rèn luyện và bắt nguồn từ tình yêu thương. Nhường nhịn là khởi đầu cho mọi thành công và nó cũng là chìa khóa mở ra bao nhiêu mối quan hệ tốt đẹp.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 7 Unit 7: Speaking Soạn Anh 7 trang 88 sách Chân trời sáng tạo

Viết đoạn văn 200 chữ về sự nhường nhịn – Mẫu 2

Sự nhường nhịn là hành vi đối nhân xử thế đẹp mà bất cứ ai trong cuộc sống cũng cần trang bị cho bản thân mình. Nhường nhịn là hành động, cử chỉ nhường hoặc ưu tiên những thứ tốt đẹp cho người khác và nó hoàn toàn xuất phát từ lòng tự nguyện. Ví dụ: nhường ghế trên xe bus cho người già, trẻ nhỏ và phụ nữ mang bầu; nhường nhịn xếp hàng khi đứng mua hàng,…. Tất cả những cử chỉ nhường nhịn đều là những hành vi đẹp, đáng được nêu gương. Nhờ những hành vi cử chỉ nhường nhịn mẫu mực này mà xã hội, gia đình, cộng đồng trở nên tốt đẹp hơn. Sự nhường nhịn có thể từ trong nhà giữa các thành viên với nhau, rồi ra đến trường học giữa các bạn học sinh với nhau hoặc lớn hơn là giữa các công dân trong xã hội,…. Sự nhường nhịn cũng xuất phát từ lòng tự nguyện. Nếu như mỗi người đều nhường nhịn nhau một tí, hy sinh cho người khác một tí thì cuộc sống sẽ trở nên văn minh và tốt đẹp hơn rất nhiều. Ngày nay, những hành vi nhường nhịn nơi công cộng đều là dấu hiệu của 1 xã hội văn minh, tiến bộ. Tóm lại, sự nhường nhịn là tính cách mà mỗi người cần phải có để giúp cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử vào lớp 10 năm 2019 - 2020 phòng GD&ĐT Hà Đông Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán

Xem thêm: Nghị luận về sự nhường nhịn trong cuộc sống 

Đoạn văn nghị luận về sự nhẫn nhịn – Mẫu 3

Thế nào là nhẫn nhịn? Nhẫn nhịn hay nhường nhịn là chấp nhận để người khác hơn mình, là thái độ hòa nhã không có ý định tranh giành hơn thua.Đây là một đức tính tốt đẹp mà con người cần phát huy.Trong thực tế không phải ai cũng hiểu và thực hiện được điều đó. Mỗi người đều có lòng tự ái của mình, đôi khi tự ái quá lớn dẫn đến sự kiêu hãnh. Chỉ cần lòng kiêu hãnh ấy bị xúc phạm là xung đột sẽ xảy ra. Hơn nữa, con người ngày nay có thói quen đặt quyền lợi cá nhân lên trên tất cả, cho nên mọi thứ lễ nghĩa trong giao tiếp xử thế thường bị coi nhẹ. Mọi sự nhường nhịn cảm thông được đánh đồng với cảm giác bị thua thiệt, nhục nhã. Thỉnh thoảng chúng ta vẫn thấy những đám đông hiếu kì bu quanh hai người đang đôi co hùng hổ, đó là hệ quả của thói xấu không nhương nhịn.Thật ra, nhường nhịn không phải là đầu hàng, là thất bại. Nhường nhịn phải được hiểu là sự thông cảm, tha thứ cho nhau trong giao tiếp ứng xử để cuộc sống tốt đẹp hơn. Những ai cho rằng nhường nhịn là thua thiệt, mất mặt tức là họ chưa hiểu hết bài học về lễ nghĩa trong việc xử thế.Nhường nhịn là một chìa khoá đưa con người đi đến thành công, do đó là con người với nhau hãy biết kiềm chế và nhường nhịn nhau để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn.

Tham khảo thêm:   Mẫu quyết định hoãn thi hành quyết định phạt tiền Quyết định hoãn thi hành quyết định phạt tiền

Đoạn văn nghị luận về sự nhẫn nhịn – Mẫu 4

Nhường nhịn là chịu phần thiệt thòi về mình, không tranh chấp hơn thiệt, được thua. Người biết nhường nhịn cư xử cao thượng, coi trọng hòa khí, không cố chấp, luôn biết coi trọng chữ “hòa” trong giao tiếp, ứng xử.Trước bất cứ tình huống nào, người biết nhường nhịn có ý thức cao độ làm chủ bản thân mình, lời nói, cử chỉ từ tốn, nhẹ nhàng. Không tranh chấp hơn thiệt, được thua. Người biết nhường nhịn coi trọng hòa khí, lúc nào cũng đặt tình người, sự đoàn kết lên trên hết. Phương châm ứng xử của người biết nhường nhịn: “Một điều nhịn, chín điều lành”. Khi ta biết nhường nhịn sẽ tránh được những tranh chấp không đáng có, tránh tai vạ vào thân. Biết nhẫn nhịn sẽ được mọi người yêu mến và quý trọng bởi sự điềm đạm, nhỏ nhẹ và có văn hóa của bạn. Trong gia đình, biết nhẫn nhịn thì con cháu sống hiếu thảo với ông bà cha mẹ, anh nhường em, em kính anh. Nhường nhịn sẽ biết thông cảm, tha thứ cho nhau, cùng nhau sống chan hòa, thân ái. Nhường nhịn là đức tính cần có để xây dựng khối đại đoàn kết nội bộ hóa, gia đình hạnh phúc. Xã hội ngày nay vẫn còn những con người đặt quyền lợi cá nhân lên trên tất cả nên coi thường mọi thứ lễ nghĩa trong giao tiếp, ứng xử. Họ coi nhường nhịn là sự thua thiệt, thất bại, nhục nhã, mất mặt. Những người như thế thật đáng chê trách. Đức tính nhường nhịn phải rèn luyện lâu dài. Cuộc sống ngày một sôi động hơn, dữ dội hơn, chúng ta càng cần phải coi trọng sự nhường nhịn và rèn luyện đức tính nhường nhịn. Một điều nhịn chín điều lành. Nhường nhịn chính là khởi đầu cho mọi sự thành công, là chìa khóa vạn năng để mở rộng cánh cửa cuộc đời.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về sự nhường nhịn (4 Mẫu) Viết đoạn văn nghị luận về một hiện tượng xã hội của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *