Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về Đừng trông chờ vào người khác Những bài văn hay lớp 12 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đoạn văn nghị luận về Đừng trông chờ vào người khác là tài liệu cực kỳ hữu ích gồm 2 đoạn văn hay nhất.

Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 12 có thêm nhiều tài liệu tham khảo, trau dồi vốn từ, củng cố kiến thức để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi THPT Quốc gia 2021 sắp tới. Ngoài ra các bạn tham khảo thêm nhiều bài văn hay khác tại chuyên mục Văn 12.

Nghị luận 200 chữ Đừng trông chờ vào người khác – Mẫu 1

Thói quen ỷ lại là một hòn đá cản bước bạn đến với thành công, muốn làm nên nghiệp lớn, bạn phải đá chúng khỏi con đường của mình”. Trông chờ vào người khác là ỷ lại, dựa dẫm, trông chờ vào sự giúp đỡ của những người xung quanh. Người thường trông chờ vào người khác thường là người lười biếng, ích kỉ, lúc nào cũng lảng tránh công việc, chọn việc nhẹ nhàng hơn là cống hiến sức mình vì tập thể, cộng đồng. Thói trông chờ vào người khác không những khiến cho bản thân ngày càng yếu kém mà ý chí, nghị lực, lòng can đảm cũng không còn nữa. Thiếu tự tin vào bản thân, lúc nào cũng chờ đợi, đó là kẻ cơ hội, lười nhác. Những người như thế nhất định sẽ thất bại, sống cuộc đời hèn kém và khổ đau. Hãy sống biết tự trọng bản thân và tôn trọng người khác. Muốn thành công không nên trông chờ vào người khác mà phải tự thân hành động bởi không ai có thể giúp mình tốt hơn chính mình. Hãy đứng vững trên đôi chân của mình và mạnh mẽ bước tới. Thành công là do chính bạn gây dựng nên và không nên nhận lấy bất cứ một thành quả lao động nào không phải do chính mình tạo nên hoặc có đóng góp công sức. Đừng trông chờ vào người khác mà hãy trông cậy vào chính mình. Cứ trông chờ vào người khác là đánh mất khả năng tự lập, nghị lực sống và cơ hội thành công.

Tham khảo thêm:   Top chiến thuật chơi Dota Auto Chess để lọt top 3

Nghị luận 200 chữ Đừng trông chờ vào người khác – Mẫu 2

Bill Gates đã từng nói: “Thói quen ỷ lại là một hòn đá cản bước bạn đến với thành công, muốn làm nên nghiệp lớn, bạn phải đá chúng khỏi con đường của mình”. Trông chờ và người khác là thói quen ỷ lại, dựa dẫm, trông chờ vào sự giúp đỡ của những người xung quanh. Họ không muốn bỏ công sức của mình để làm việc và tìm kiếm những việc mình muốn. Không ai trong chúng ta có thể sống mà không cần sự qtam giúp đỡ của người khác nhưng đó sẽ là sự giúp đỡ trong khả năng của họ và lúc đó bạn thật sự không thể xoay xở. Đừng mong chờ sự giúp đỡ của người thân bạn bè khi bạn vẫn có thể tự mình làm được. Ngày nay có khá nhiều bạn trẻ thích sống dựa dẫm ỷ lại. Trong học tập, khi có bình thường về nhà không chịu làm mà đợi bạn làm rồi sao chép lại hay khi sinh viên đã có bằng tốt nghiệp nhưng không tự đi kiếm việc làm mà chờ đợi vào một người thân nào đó kiếm công việc cho… Trông chờ vào người khác không phải là một giải pháp tối ưu để chúng ta xây dựng cuộc đời mình. Đây là một thói quen xấu để lại rất nhiều hậu quả khôn lường mà ta cần phê phán và loại bỏ. Nó sẽ biến chúng ta trở thành những kẻ bù nhìn vô thức và sẽ gặp thất bại trong cuộc sống. Hãy tự đi trên đôi bàn chân của mình và mở ra cánh cửa mà bạn muốn mở. Đừng phó mặc cuộc đời mình cho người khác cho dù đó là cha mẹ hay người thân của bạn. Bên cạnh đó phải biết rèn luyện cho bản thân tính tự lập, trau dồi kiến thức, hoàn thiện bản thân mình. Đừng nép bên cuộc đời ai đó mà hãy sống cuộc đời của chính mình, có như vậy ta mới có thể thành công, giúp ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

Tham khảo thêm:   Quyết định 1112/QĐ-BYT Hướng dẫn thực hiện xét nghiệm tải lượng HIV trong theo dõi, điều trị HIV/AIDS

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về Đừng trông chờ vào người khác Những bài văn hay lớp 12 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *