Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về chấp nhận sự khác biệt trong cuộc sống (5 Mẫu) Viết đoạn văn nghị luận về hiện tượng đời sống ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự khác biệt trong cuộc sống gồm 5 mẫu khác nhau cực hay kèm theo gợi ý cách viết chi tiết. Qua đó các bạn học sinh có thể lựa chọn cho mình một cách tiếp cận, giọng điệu văn thích hợp, để sau đó nó trở thành kiến thức tâm đắc của chính mình.

TOP 5 Đoạn văn suy nghĩ về ý nghĩa của sự khác biệt trong cuộc sống cực chất dưới đây được viết rất hay với văn phong rõ ràng, dễ hiểu có thể tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức, sẽ giúp các em học môn Ngữ văn tốt hơn và có sự chuẩn bị tốt hơn khi học. Ngoài ra để nâng cao kỹ năng viết đoạn văn nghị luận các bạn xem thêm: viết đoạn văn làm thế nào để từ bỏ tính độ kỵ, đoạn văn nghị luận về mục tiêu trong cuộc sống.

Đề bài: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc chấp nhận sự khác biệt trong cuộc sống bằng đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ)

Viết đoạn văn về tôn trọng sự khác biệt – Mẫu 1

Người với người là bình đẳng như nhau, đây chính là nguyên tắc và là cơ sở giao tiếp cơ bản. Mỗi người đều là một cá thể độc lập. Tín ngưỡng, đạo đức, quan niệm hoặc cách nhìn nhận vấn đề, cách thức làm việc hay cách sống của bạn đều chỉ có thể chỉ đạo chính bản thân mình. Nếu bạn dùng nó để so sánh hay yêu cầu người khác chính là không tôn trọng họ. Chí hướng, thái độ lập trường và kiến thức, năng lực của người khác như thế nào, tướng mạo của họ ra sao không liên quan gì đến bạn. Bạn không nên dùng tiêu chuẩn của bản thân để áp đặt làm tiêu chuẩn cho người khác, càng không nên yêu cầu người khác phải phù hợp theo tiêu chuẩn của mình. Kỳ thực tư tưởng tình cảm của một người luôn không ngừng thay đổi, không ai có thể bảo đảm rằng quan điểm và thái độ của mình là vĩnh viễn bất biến cả.Khi trao đổi, giao tiếp với người khác vừa phải có cảm xúc, lại vừa phải có đạo lý. Cảm xúc cần bắt nguồn từ sự  tôn trọng lẫn nhau. Khi người ta cảm thấy bản thân được tôn trọng, họ mới có thể tôn trọng bạn. Trong giao tiếp, quan hệ nếu một người ngang ngược võ đoán, có thói quen đổ lỗi, quy chụp, chỉ trích, luôn cho người khác sai và bảo thủ cho mình là đúng, thì quả là không ai có thể nói đạo lý với bạn được nữa. Nếu bạn cho rằng người khác không có tư cách để giảng đạo lý với bạn, thì đó là vì bạn không biết đạo lý trước.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về quan điểm một cuộc tranh luận có văn hóa Những bài văn hay lớp 12

Nghị luận 200 chữ về sự khác biệt trong cuộc sống – Mẫu 2

Xã hội hiện đại đặt ra nhu cầu phát triển và hội nhập vô cùng mạnh mẽ. Để chung sống và phát triển thì mỗi chúng ta cần phải hòa mình vào cuộc sống tập thể, gắn kết được cuộc sống cá nhân với sự phát triển của cộng đồng và những người xung quanh. Bởi vậy việc chấp nhận sự khác biệt của người khác là điều vô cùng quan trọng. Mỗi người trong xã hội lại có tính cách, suy nghĩ và cá tính riêng biệt, vì vậy khi chúng ta biết tôn trọng sự khác biệt thì chúng sẽ thực sự hòa nhập được vào cuộc sống xã hội. Mặt khác, chấp nhận sự khác biệt của người khác còn giúp chúng ta gây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp, đó có thể là tình bạn, tình yêu, tình đồng đội, đồng chí… Khi chúng ta biết tôn trọng sự khác biệt của người khác thì chúng ta sẽ nhận lại được sự tôn trọng và tình cảm quý mến của người khác dành cho mình. Trong nhiều trường hợp sự khác biệt còn góp phần tạo nên những thành quả đáng tự hào, đóng góp to lớn cho sự phát triển của đất nước, nhân loại. Chắc hẳn các bạn còn nhớ về câu chuyện cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Vào những năm cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX cuộc cách mạng Việt Nam chìm trong khủng hoảng về đường lối cứu nước. Trong khi các bậc tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh muốn dựa vào Nhật, Pháp để cứu nước thì Bác đã lựa chọn một con đường hoàn khác biệt, đó là con đường cách mạng vô sản, cứu nước bằng chính sức lực của dân tộc mình. Và chính lựa chọn ấy đã mang đến ánh sáng độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam ta. Cuộc sống của chúng ta được tạo nên bởi những cá thể, tính cách hoàn toàn riêng biệt, nó làm nên sự phong phú, màu sắc đa dạng của cuộc sống. Vì vậy nếu biết cách chấp nhận sự khác biệt thì chúng ta sẽ có được một cuộc sống hạnh phúc và những mối quan hệ tốt đẹp.

Viết đoạn văn về sự khác biệt – Mẫu 3

Cuộc sống là một bức tranh muôn màu muôn vẻ, trong đó mỗi con người lại là một mảnh ghép riêng biệt, độc đáo mà không ai có thể thay thế. Sự phong phú trong lối sống, sự khác biệt trong cá tính, sở thích, ước mơ của mỗi người làm nên những màu đa dạng của cuộc sống. Chúng ta hãy thử tưởng tượng xem, nếu bảy tỉ người trên trái đất này đều có chung những suy nghĩ, hành động thì cuộc sống sẽ nhàm chán đến mấy. Khi ấy chúng ta có thể sống hòa bình, thân thiện với nhau nhưng lại mấy đi những “gia vị” cần có, cuộc sống cứ thế bình đạm trôi qua mà không có những đột phá, sáng tạo mới. “Sự khác biệt trong cuộc sống” không chỉ dùng để chỉ sự khác biệt trong ngôn ngữ, màu da, tôn giáo mà còn dùng để chỉ sự khác nhau trong tính cách, nhận thức, ước mơ, cá tính ở mỗi con người. Sự khác biệt có thể làm cho cuộc sống trở nên phong phú, ý nghĩa hơn. Sự khác biệt về vị trí địa lí, lịch sử, văn hóa 54 dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam không hề gây ra những khoảng cách giữa con người với con người mà ngược lại nó làm phong phú thêm cho bản sắc văn hóa, bản sắc con người trong một Việt Nam thống nhất. Sự khác biệt trong phong cách thơ văn, quan niệm nghệ thuật của các nhà văn làm nên một nền văn học Việt Nam phát triển phong phú với nhiều thể loại và nội dung đặc sắc. Qua những ví dụ trên chúng ta có thể thấy sự khác biệt không phải lúc nào cũng là dị biệt, khác người mà nó góp phần làm nên những thành tựu, giá trị và ý nghĩa cho cuộc sống. Khi biết chấp nhận sự khác biệt là khi chúng ta biết nhìn nhận, tôn trọng những cá tính riêng biệt của người khác bằng sự cảm thông, trân trọng, khi ấy con người sẽ gần con người hơn, xã hội sẽ có thêm những nhân tố độc đáo để phát triển, tiến bộ; cuộc sống của con người cũng trở nên hạnh phúc hơn. Hãy chấp nhận sự khác biệt, vì nó làm nên màu sắc của cuộc sống và hình thành nên giá trị, cá tính riêng biệt cho mỗi con người.

Tham khảo thêm:   GDCD 6 Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Giáo dục công dân lớp 6 trang 41 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đoạn văn về chấp nhận sự khác biệt trong cuộc sống – Mẫu 4

Trong cuộc sống, thái độ chấp nhận được sự khác biệt là một việc làm mà mỗi người đều cần có. Cuộc sống này là vô cùng đa dạng, mỗi người có một cuộc sống khác biệt, có một tính cách khác biệt và tác động đến những người xung quanh, bao gồm cả chúng ta, dù ít hay là nhiều. Ngay cả trong gia đình của chúng ta, mỗi thành viên cũng sẽ có những điểm khác biệt nhau và tạo nên sự đa dạng trong cuộc sống. Xã hội hiện đại buộc ta phải sống với tập thể, sống hòa nhập với những người xung quanh mình. Vì thế, việc chấp nhận sự khác biệt của người khác, tôn trọng sự khác biệt ấy chính là cách để mà ta sống vui vẻ hạnh phúc hơn, tăng cường chỉ số hạnh phúc trong cuộc đời mình. Đầu tiên, việc sống chấp nhận sự khác biệt sẽ đem đến cho chúng ta nhiều mối quan hệ tốt đẹp. Khi ta chấp nhận sự khác biệt của người khác, ta sẽ dễ dàng kết bạn và được yêu quý. Từ đó, ta sẽ xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè, với đồng nghiệp, với hàng xóm. Lợi ích thứ hai của việc chấp nhận sự khác biệt đó là nhận được sự tôn trọng của người khác. Khi ta tôn trọng những sự khác biệt của người khác trong khả năng cho phép thì thứ mà ta nhận lại cũng chính là sự tôn trọng của người khác dành cho mình. Cuộc sống của chúng ta sẽ có thêm những mảng màu mới, vui vẻ và sôi động hơn. Lợi ích cuối cùng của việc sống chấp nhận sự khác biệt đó là ta sẽ sống hạnh phúc hơn. Ta chấp nhận sự đa dạng, sự khác biệt và sống một cách dung hòa với điều đó như một lẽ đương nhiên. Tóm lại, việc sống chấp nhận sự khác biệt sẽ giúp ta có thêm nhiều mối quan hệ tốt đẹp và một cuộc sống hạnh phúc hơn.

Tham khảo thêm:   Học phí Đại học Tôn Đức Thắng Đại học Tôn Đức Thắng

Đoạn văn về chấp nhận sự khác biệt trong cuộc sống – Mẫu 5

Xã hội vẫn thường tôn vinh những gì chung, phổ biến, hay nói cách khác là có xu hướng toàn cầu và bỏ qua những gì khác biệt, thậm chí là bài trừ những gì nổi trội. Khác biệt ở đây có thể là suy nghĩ, hoàn cảnh, thói quen hay về những đặc điểm cơ thể. Chúng ta rất khó chấp nhận một người nào đó có suy nghĩ khác mình, cách làm khác mình, tính cách khác mình, thậm chí chỉ đơn giản là ăn mặc khác mình. Vì thế, dù xã hội có văn minh đến đâu, thì thật khó có thể xóa bỏ sự kì thị chủng tộc, sự phân biệt màu da, tôn giáo. Toàn cầu hóa hay các phương tiện kĩ thuật có thể gia tăng kết nối, rút ngắn khoảng cách thì rào cản giữa cá nhân với cá nhân, giữa cộng đồng này với cộng đồng khác, là cái thật khó có thể dỡ bỏ. Bởi khó chấp nhận sự khác biệt vốn là bản năng nguyên thủy của mọi sinh vật, bắt nguồn từ động lực duy trì sự thuần chủng để sinh tồn.Con người ta, cũng như những sinh vật khác, về bản năng, là khó chấp nhận sự khác biệt. Tôi nhớ khi còn nhỏ, nhà bà tôi có 1 đàn gà, trong đó có 1 con gà bị què chân, còi cọc và xấu xí. Mỗi khi cho bọn chúng ăn, thì những con khỏe mạnh bao giờ cũng lao đến trước và rất lâu sau con gà què mới lê lết chạy đến sau để nhặt nhạnh những thức ăn còn thừa. Nó cũng thường xuyên bị cả đàn xúm vào mổ, trông rất đáng thương. Vì thế, nó sinh ra vốn đã còi cọc, xấu xí, lại càng trở nên còi cọc và xấu xí. Nếu quan sát một đám trẻ con đang chơi, thì những đứa trẻ xấu xí hơn, yếu ớt hơn hoặc có chút khác biệt gì đó trong cơ thể, trong cách ăn mặc hành xử, thường bị xa lánh, trêu chọc, thường bị lôi ra làm trò mua vui cho cả nhóm. Đôi lúc, đó không hẳn là biểu hiện của một động cơ độc ác, mà tôi nghĩ xuất phát từ bản năng khó chấp nhận sự khác biệt. Nhưng mà, về mặt tự nhiên, mỗi sự sống đều rất khác biệt. Trong một khu rừng, không một cây nào hoàn toàn giống hệt một cái cây khác. Trên cùng một thân cây, nhưng không chiếc lá nào giống chiếc lá nào. Tôi nghĩ, tạo hóa đã rất thông minh khi tạo ra những sự sống rất khác nhau, nhưng không một sự sống nào trong đó là hoàn hảo, vì thế chúng phải dựa vào nhau để sinh tồn. Bạn đẹp chính bởi bạn không hoàn hảo. Người khác có giá trị bởi vì họ khác với bạn. Việc người khác không chấp nhận bạn bởi bạn khác với họ cũng là một điều giản dị hợp với qui luật của tự nhiên. Khi nghĩ như thế, trái tim bạn sẽ có khả năng co giãn hơn, bao dung hơn và tôi chắc chắn, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều. Cảm giác hạnh phúc bởi một trái tim biết co giãn đó, tôi nghĩ chính là thứ làm đầy cuộc sống của chúng ta.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về chấp nhận sự khác biệt trong cuộc sống (5 Mẫu) Viết đoạn văn nghị luận về hiện tượng đời sống của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *