Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 12: Dàn ý phân tích người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn mẫu lớp 12: Dàn ý chi tiết người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu mang đến mẫu dàn ý đầy đủ, giúp các bạn nhanh chóng biết cách viết bài văn hay, đủ ý.

Người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện giúp chúng ta như chứng kiến cảnh đời của biết bao nhiêu người phụ nữ Việt Nam trong mọi thời đại. Đồng thời qua đó tác giả cũng thể hiện sự tự hào là trân trọng những vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà. Vậy sau đây là dàn ý chi tiết người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện, mời các bạn cùng theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều bài văn hay khác tại chuyên mục Văn 12.

Dàn ý chi tiết người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện

I. Mở bài :

  • Giới thiệu vài nét lớn về tác giả, tác phẩm;
  • Giới thiệu giá trị nhân đạo của truyện

Ví dụ:

Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) là một tác gia tiêu biểu của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Hành trình sáng tác của ông trải qua hai thời kỳ, thời kỳ chống Mỹ và thời kỳ đổi mới sau 1975. Ở thời kỳ đổi mới, “Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong” và đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” là một truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Minh Châu trong chặng đường văn thời kỳ đổi mới. Truyện xoáy sâu vào bức tranh hiện thực của đời sống người lao động thuyền chài ở một vùng ven biển miền Trung. Điều đó được thể hiện sâu sắc trong câu chuyện người đàn bà ở toà án huyện.

II. Thân bài:

1. Khái quát về tác phẩm : Giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm, xuất xứ tác phẩm, tóm tắt cốt truyện.

Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” được tác giả viết vào năm 1983, xuất bản năm 1987. Truyện kể về chuyến đi thực tế của nghệ sĩ Phùng tại vùng biển để chụp ảnh làm lịch nghệ thuật. Một buổi sáng, Phùng đã chụp được bức ảnh “trời cho”, đó là ảnh của một chiếc thuyền lưới vó trong buổi bình minh sương sớm. Cùng lúc ấy, Phùng phát hiện ra câu chuyện kì lạ về gia đình hàng chài sống trên chiếc thuyền ấy : người đàn bà bị chồng đánh đập tàn nhẫn với thái độ cam chịu . Được tòa án mời đến giải quyết chuyện gia đình, người đàn bà van xin đừng bắt mình phải bỏ chồng. Trước sự ngạc nhiên của chánh án Đẩu, nghệ sĩ Phùng, người đàn bà kể lại câu chuyện về cuộc đời mình.

Tham khảo thêm:   Toán 6 Bài tập cuối chương IV Cánh diều Giải Toán lớp 6 trang 22, 23, 24 - Tập 2

2. Phân tích câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện:

a. Đó là câu chuyện về cuộc đời nhiều bí ẩn và éo le của một người đàn bà hàng chài nghèo khổ, lam lũ…

+ Theo lời mời của Đẩu, chánh án toà án huyện, người đàn bà hàng chài đã có mặt ở toà án huyện. Trước lời đề nghị và giúp đỡ của Đẩu và Phùng, người đàn bà dứt khoát từ chối. Chị đau đớn đánh đổi bằng mọi giá để không bỏ lão chồng vũ phu dù “quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được”.

+ Tại toà án, chị kể về cuộc đời mình và gián tiếp giải thích lí do vì sao chị nhất quyết không thể bỏ lão chồng vũ phu: Thứ nhất, gã chồng ấy là chỗ dựa quan trọng trong cuộc đời những người hàng chài như chị, nhất là khi biển động, phong ba. Thứ hai, chị cần hắn, bởi vì còn phải cùng nhau nuôi những đứa con. Thứ ba, trên thuyền, có những lúc vợ chồng, con cái sống hoà thuận, vui vẻ.

+ Nếu ban đầu mới đến toà, chị sợ sệt, lúng túng, một lạy quý toà, hai lạy quý toà thì sau khi nghe lời khuyên của Đẩu, chị trở nên mạnh dạn, chủ động. Chị bác bỏ ngay lời đề nghị của vị chánh án và của người nghệ sĩ: “các chú đâu phải người làm ăn (…) cho nên các chú đâu có biết cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc (…)bởi các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông”. Cách xưng hô của chị cũng trở nên gần gũi, thân mật hơn. Chị không còn xưng hô “con – quý toà” mà tự xưng là “chị” và gọi Phùng, Đẩu là “các chú”. Nguyên nhân của sự thay đổi ấy là vì chị đã cảm nhận được thiện ý của hai người và có lẽ còn là sự cảm thông của chị cho sự nông nổi, ngây thơ của họ?

b. Câu chuyện đã giúp nghệ sĩ Phùng hiểu về người đàn bà hàng chài (một phụ nữ nghèo khổ, nhẫn nhục, sống kín đáo, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, có tâm hồn đẹp đẽ, giàu đức hi sinh và lòng vị tha); về người chồng của chị(bất kể lúc nào thấy khổ quá là lôi vợ ra đánh); chánh án Đẩu (có lòng tốt, sẵn sàng bảo vệ công lí nhưng kinh nghiệm sống chưa nhiều) và về chính mình (sẵn sàng làm tất cả vì sự công bằng nhưng lại đơn giản trong cách nhìn nhận, suy nghĩ).

Tham khảo thêm:   Bài tập ôn hè lớp 4 môn Tiếng Việt sách Chân trời sáng tạo Ôn tập hè lớp 4 lên 5

+ Trước khi nghe câu chuyện của người đàn bà, thái độ của anh rất cương quyết. Anh tin ở lời khuyên đúng đắn và đầy sức thuyết phục của mình: “chị không sống nổi với cái lão đàn ông vũ phu ấy đâu”.

+ Nhưng khi nghe xong câu chuyện “một cái gì đó vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển, lúc này trông Đẩu rất nghiêm nghị và đầy suy nghĩ”. Có lẽ giải pháp “bỏ chồng” mà Đẩu áp dụng trong trường hợp của người đàn bà này là không ổn. Trong hoàn cảnh ấy, cách hành xử của chị ta dường như là không thể nào khác?

+ Cũng như Đẩu, nghệ sĩ Phùng im lặng sau câu chuyện của người đàn bà. Có lẽ, người nghệ sĩ nhiếp ảnh cũng đang trầm ngâm suy nghĩ những gì vừa xảy ra. Lúc này, Phùng vỡ ra được nhiều điều, hiểu rõ hơn về người đàn bà, về Đẩu và về cả chính mình. Người đàn bà thất học, quê mùa không hề cam chịu một cách vô lí, không hề nông nổi một cách ngờ nghệch mà thực ra chị ta là người rất sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời. Trong khổ đau, cơ cực, chị biết chắt chiu từng giọt của hạnh phúc đời thường. Chị luôn sống với tâm niệm thiêng liêng là: “sống cho con chứ không thể sống cho mình”. Chánh án Đẩu là người có lòng tốt, sẵn sàng bảo vệ công lí nhưng còn xã rời thực tế, chưa thực sự đi vào cuộc sống nhân dân. Lòng tốt là điều rất quí, luật pháp là điều cần thiết nhưng cả hai vẫn chưa đủ sức mạnh giúp con người thoát khỏi cuộc sống tăm tối và những hành động man rợ. Tất cả phải đặt vào hoàn cảnh cụ thể và cần phải có giải pháp thiết thực. Phùng nhận thấy mình đã đơn giản khi nhìn nhận cuộc đời và con người. Cũng như người đồng đội Đẩu, anh chỉ nhìn người một cách phiến diện, nông nổi ngây thơ chẳng khác gì thằng bé Phác: chỉ thấy được một khía cạnh của người đàn ông hàng chài là độc ác, tàn nhẫn, vì vậy cần phải đấu tranh, lên án. Trong khi đó, người đàn bà quê mùa, xấu xí, thất học lại có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn. Đối với người đàn ông độc ác, dữ dằn, chị đau đớn nhưng không oán hận vì chị thấu hiểu nguyên nhân sâu xa dẫn đến hành động vũ phu ấy, bởi xét đến cùng, anh ta cũng chỉ là một nạn nhân của hoàn cảnh sống khắc nghiệt.

Tham khảo thêm:   Bài tập tiếng Anh về Used to, Be used to và Get used to Trắc nghiệm ngữ pháp tiếng Anh

3. Nhận xét về nghệ thuật thể hiện câu chuyện người đàn bà hàng chài:

– Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được tình huống mà ở đó bộc lộ mọi mối quan hệ, bộc lộ khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách, tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm và cả trong cuộc đời nhân vật. Tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện đời sống.

– Ngôn ngữ người kể chuyện: Thể hiện qua nhân vật Phùng, sự hóa thân của tác giả. Chọn người kể chuyện như thế đã tạo ra một điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng khám phá đời sống, lời kể trở nên khách quan, chân thật, giàu sức thuyết phục.

– Ngôn ngữ nhân vật: Phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người. Lời văn giản dị mà sâu sắc, đa nghĩa.

III. Kết bài:

– Tóm lại, qua câu chuyện về cuộc đời của người đàn bà hàng chài và cách ứng xử của các nhân vật, nhà văn muốn gửi đến người đọc thông điệp: đứng nhìn cuộc đời, con người một cách đơn giản, phiến diện; phải đánh giá sự việc, hiện tượng trong các mối quan hệ đa diện, nhiều chiều.

– Từ đó, tác phẩm thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai : Văn học nghệ thuật phải gắn bó với cuộc sống, phải vì con người.Quan niệm ấy đã khiến tác phẩm của Nguyễn Minh Châu ở giai đoạn này giàu nhân bản. Đọc tác phẩm của ông, người ta đau đớn, day dứt về thân phận con người và thật sự tin tưởng vào khát vọng làm người cao đẹp của những người lao động nghèo.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Dàn ý phân tích người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *