Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 12: Dàn ý phân tích đoạn mở đầu Tuyên ngôn độc lập (2 Mẫu) Đoạn mở đầu Tuyên ngôn độc lập ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Dàn ý phân tích đoạn mở đầu Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh gồm 2 mẫu dàn ý chi tiết, giúp các bạn học sinh lớp 12 nhanh chóng nắm được các nội dung chính của tác phẩm.

Phân tích đoạn đầu Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh để thấy được giá trị nổi bật về tư tưởng và nghệ thuật lập luận, tiêu biểu cho phong cách chính luận của Người. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm nhiều bài văn hay khác tại chuyên mục Văn 12.

Dàn ý đoạn mở đầu Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 1

I. Mở bài

– Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, đoạn trích Tuyên ngôn độc lập

II. Thân bài

* Phân tích đoạn trích mở đầu Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)

– Nội dung: Đoạn trích đã khẳng định những quyền thiêng liêng cao cả của con người không ai có thể xâm phạm. Mọi người, mọi dân. tộc trên thế giới đều bình đẳng, có quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do…

  • Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã trích dẫn từ hai bản tuyên ngôn của người Pháp và người Mĩ.
  • Dùng phép suy luận tương đồng, sau khi trích Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ, Người còn “Suy rộng ra cau ấy có nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
  • Rồi cuối cùng khẳng định: “Đó là những lẽ phải không ai có thể chối cãi được”.

– Nghệ thuật lập luận: Cách lập luận của Hồ Chí Minh vừa ngắn gọn, súc tích, vừa khéo léo vừa kiên quyết, lập luận sắc sảo, linh hoạt, sáng tạo và đầy sức thuyết phục.

  • Khéo léo: Hồ Chí Minh tỏ ra trân trọng những tư tưởng tiến bộ, những danh ngôn bất hủ của người Mĩ, người Pháp…
  • Kiên quyết: một mặt Hồ Chí Minh khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam dựa trên những chân lí mà người Mĩ và người Pháp đã đưa ra, đồng thời cảnh báo nếu thực dân Pháp tiến quân xâm lược Việt Nam một lần nữa thì chính họ đã phản bội lại tổ tiên của mình, làm nhơ bẩn lá cờ nhân đạo, thiêng liêng mà những cuộc cách mạng vĩ đại của cha ông họ đã dành được
  • Lập luận sắc sảo, linh hoạt, sáng tạo: lời suy rộng ra của Người mang tư tưởng lớn của nhà cách mạng. Người đã phát triển quyền lợi của con người lên (thành) quyền tự quyết, quyền bình đẳng của các dân tộc trên thế giới. Đây là một đóng góp riêng của tác giả và cũng là của dân tộc ta vào một trong những trào lưu tự tưởng cao đẹp vừa mang tầm vóc quốc tế, vừa mang ý nghĩa nhân đạo của nhân loại trong thế kỉ XX.
Tham khảo thêm:   Nghị định số 07/NĐ-CP Về việc giải thể xã và điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc các huyện Tương Dương, Thanh Chương, Anh Sơn, Yên Thành, Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An

* Liên hệ phần mở đầu của Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) để nhận xét về cách xác lập chân lí về quyền độc lập dân tộc của mỗi tác giả.

– Phần đầu Bình Ngô đại cáo: Nêu luận đề chính nghĩa.

  • Nguyễn Trãi chắt lọc lấy hạt nhân cơ bản của tư tưởng nhân nghĩa và đem đến nội dung mới: nhân nghĩa là yên dân trừ bạo.
  • Chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt: Cương vực lãnh thổ, nền văn hiến, phong tục, lịch sử riêng, chế độ riêng, hào kiệt…
  • Giọng điệu: trang trọng, hào hùng mang tính chất của một lời tuyên ngôn.

– Nhận xét về cách xác lập chân lí về quyền độc lập dân tộc của mỗi tác giả.

  • Giống nhau: Cả hai tác phẩm đều mang giá trị văn học – nhân văn sâu sắc. Cả hai đoạn trích đều xác lập cơ sở pháp lý cho mỗi tuyên ngôn.
  • Khác nhau: Mỗi tác giả đều sáng tạo với vẻ đẹp độc đáo riêng. Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi dựa trên lập trường “Nhân nghĩa” của dân tộc Việt Nam (yên dân, trừ bạo) còn Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh đứng trên lập trường quyền bình đẳng, quyền độc lập, tự do của các dân tộc. Bình Ngô đại cáo có phạm vi nội bộ trong nước Đại Việt còn Tuyên ngôn độc lập ngoài việc tuyên bố trước toàn thể dân tộc Việt Nam, Tuyên ngôn độc lập kế thừa và đưa lên tầm cao mới tư tưởng độc lập dân tộc. Tác phẩm của Nguyễn Trãi theo thể cáo khi văn sử bất phần còn tác phẩm của Hồ Chí Minh theo thể tuyên ngôn…
Tham khảo thêm:   Viết: Viết đoạn văn tưởng tượng - Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức tập 1 Bài 19

– Lí giải (khuyến khích HS).

  • Giống: bởi vì cả hai tác giả đều là những danh nhân lớn của Việt Nam, tiếp thu tinh hoa dân tộc từ bao đời, có lòng yêu nước, yêu nhân dân.
  • Khác: bởi vì hoàn cảnh sống giữa hai tác giả khác nhau, vốn sống, vốn hiểu biết và tài năng nghệ thuật cũng khác nhau, đặc biệt là ngoài tinh hoa của dân tộc, Hồ Chủ tịch còn tiếp thu cả tinh hoa văn hoá thế giới một cách có chọn lọc…

III. Kết bài

  • Đánh giá vai trò của phần mở đầu đối với tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập”.

Dàn ý đoạn mở đầu Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 2

I. Mở bài

Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xem như là mẫu mực của loại văn nghị luận. Điều đó thể hiện rõ trong đoạn mở đầu được viết rất cao tay: vừa khéo léo vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc.

II. Thân bài

A. Đoạn mở đầu vừa khéo léo vừa kiên quyết

1. Nhiệm vụ của đoạn mở đầu một bản Tuyên ngôn là nêu nguyên lí làm cơ sở tư tưởng cho toàn bài. Nguyên lí của Tuyên ngôn Độc lập là khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc. Nhưng ở đây. Bác không nêu trực tiếp nguyên lí ấy mà lại dựa vào hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ năm 1778 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791 để khẳng định “quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” của tất cả các dân tộc trên thế giới. Đây chính là nghệ thuật lấy “gậy ông đập lưng ông”.

2. Bác đã khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc ta bằng chính những lời lẽ của tổ tiên người Mĩ, người Pháp ghi trong hai bản Tuyên ngôn từng làm vẻ vang cho truyền thống tư tưởng và văn hóa của những dân tộc ấy. Cách viết như thế là vừa khéo léo vừa kiên quyết.

Tham khảo thêm:   Đề kiểm tra học kì II lớp 9 môn Lịch sử - Trường THCS Thị trấn Sông Mã, Sơn La Đề kiểm tra môn Sử

3. “Khéo léo” vì tỏ ra rất trân trọng những danh ngôn bất hủ của người Pháp, người Mĩ để “khóa miệng” bọn đế quốc Pháp, Mĩ đang âm mưu xâm lược và can thiệp vào nước ta (sự thực lịch sử đã chứng tỏ điều này).

4. “Kiên quyết” vì nhắc nhở họ đừng có phản bội tổ tiên mình, đừng có làm vấy bùn lên lá cờ nhân đạo của những cuộc cách mạng vĩ đại của nước Pháp, nước Mĩ, nếu nhất định tiến quân xâm lược Việt Nam.

B. Đoạn mở đầu chứa nhiều hàm ý sâu sắc

1. Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam mà nhắc đến hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng trong lịch sử của hai nước lớn như thế, thì cũng có nghĩa là đặt ba cuộc cách mạng ngang hàng nhau, ba nền độc lập ngang bằng nhau, ba bản Tuyên ngôn ngang bằng nhau và sự thực, Cách mạng tháng Tám 1945 của ta đã giải quyết đúng nhiệm vụ của hai cuộc cách mạng của Mĩ (1778) và của Pháp (1789).

2. Sau khi nhắc đến những lời bất hủ trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ, Bác viết: “Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra và bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Ý kiến “suy rộng ra” ấy là một đóng góp đầy ý nghĩa của Bác đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Nó như phát súng lệnh khởi đầu cho bão táp cách mạng ở các thuộc địa sẽ làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân trên khắp thế giới vào nửa sau thế kỉ XX (lịch sử cũng đã chứng tỏ điều này).

III. Kết bài.

Đoạn mở đầu Tuyên ngôn Độc lập của Bác chứa đựng một tư tưởng lớn với nhiều ý nghĩa sâu sắc, lại được viết bằng một nghệ thuật cao tay, mang sức thuyết phục mạnh mẽ. Đó là một đoạn mở đầu mẫu mực trong một bản Tuyên ngôn bất hủ.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Dàn ý phân tích đoạn mở đầu Tuyên ngôn độc lập (2 Mẫu) Đoạn mở đầu Tuyên ngôn độc lập của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *