Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 12: Dàn ý phân tích 20 câu đầu bài thơ Việt Bắc (5 mẫu) Việt Bắc của Tố Hữu ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Dàn ý phân tích 20 câu đầu bài thơ Việt Bắc là tài liệu tham khảo vô cùng hữu ích dành cho bạn đọc tham khảo.

Dàn ý phân tích 20 câu đầu bài thơ Việt Bắc
Dàn ý phân tích 20 câu đầu bài thơ Việt Bắc

Nội dung chi tiết bao gồm 6 mẫu dàn ý phân tích 20 câu đầu bài thơ Việt Bắc, bạn đọc có thể tham khảo ngay sau đây.

Dàn ý phân tích 20 câu đầu bài thơ Việt Bắc – Mẫu 1

1. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả Tố Hữu, tác phẩm Việt Bắc
  • Dẫn dắt, giới thiệu về 20 câu thơ đầu của bài thơ.

2. Thân bài

– Bốn câu thơ đầu là lời của người ở lại hỏi người ra đi có còn nhớ “ta”, hỏi nhớ “núi, nguồn” là nhớ mảnh đất đã từng chung sống, gắn bó mười lăm năm nghĩa tình.

– Câu hỏi tu từ mượn cớ nhưng thực ra là nhắc nhở, nhắn nhủ người về xuôi đừng quên mảnh đất tình người.

=> Sự tình chung, tình cảm đạo lí. Hiệu quả của nghệ thuật câu hỏi tu từ để bộc lộ cảm xúc người nói, người ở lại kín đáo bộc lộ nỗi nhớ và tình yêu dành cho người về xuôi không phai mờ, trân trọng.

– Bốn câu thơ tiếp khắc họa khung cảnh chia tay của đồng bào Việt Bắc và cán bộ chiến sĩ: ở một bến sông, có tiếng hát làm nền, người ra đi (cán bộ chiến sĩ) và người ở lại (đồng bào Việt Bắc) trở nên bịn rịn, ban tay nắm chặt không rời, xúc động không nói nên lời.

– Từ láy “bâng khuâng, bồn chồn” lột tả tâm trạng xốn xang, xao xuyến vì tình cảm bị níu kéo lại, diễn tả nỗi lòng thương mến của người ở lại dành cho con người, Việt Bắc.

– “áo chàm” hình ảnh ẩn dụ Việt Bắc tượng trưng cho tâm hồn chất phác, chân thành, sâu nặng của đồng bào Việt Bắc.

– 12 câu tiếp theo nhớ lại những tháng ngày gian khổ ở chiến khu:

  • Câu hỏi tu từ “Mình đi có nhớ những ngày” như một lời nhắc nhở phải ghi nhớ những ngày tháng chiến đấu gian khổ đã cùng trải qua.
  • “Mưa nguồn suối lũ”: đất trời vần vũ, chìm trong mưa gió bão bùng, sự khắc nghiệt của mùa mưa Việt Bắc khiến cuộc sống trong rừng thêm khó khăn.
  • “Những mây cùng mù”: biện pháp chêm xen nhấn mạnh bầu trời u ám nặng nề, gian khổ đè nặng, ẩn dụ những ngày đầu khó khăn của kháng chiến
  • “Miếng cơm chấm muối”: vừa tả thực vừa ước lệch chỉ những thiếu thốn mọi mặt ở chiến khu.
  • Khi gian khổ có nhau đến khi vui sướng người đi kẻ ở, giờ phút chia tay lòng người ở lại bỗng xôn xao vì tiếc nuối nhớ nhung. Biện pháp hoán dụ “rừng núi” chỉ người Việt Bắc, nỗi nhớ thêm kín đáo, đại từ “ai” phong cách dân gian mộc mạc
  • Người Việt Bắc nhắc đến kỉ niệm lịch sử khó quên, tự hào về mảnh đất anh hùng.

=> Hình thức đối thoại, đoạn thơ diễn tả tình cảm người Việt Bắc dành cho cán bộ chiến sĩ thắm thiết, mặn nồng.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của 20 câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc.

Dàn ý phân tích 20 câu đầu bài thơ Việt Bắc – Mẫu 2

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu: là một nhà thơ lớn, một nhà thơ trữ tình chính trị, thơ ông luôn phản ánh những chặng đường đấu tranh gian khổ song cũng nhiều thắng lợi của dân tộc.

Tham khảo thêm:   Tin học lớp 4 Bài 3: Tạo chương trình có phông nền thay đổi Giải Tin học lớp 4 Cánh diều trang 62, 63

– Giới thiệu bài thơ Việt Bắc: hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính của bài thơ.

– Giới thiệu nội dung chính của 20 câu đầu bài thơ Việt Bắc.

2. Thân bài

a. Ý nghĩa nhan đề

– Việt Bắc là một địa danh – là cái nôi của cách mạng Việt Nam tiền khởi nghĩa, là cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến chống Pháp.

– Việt Bắc là nơi lưu giữ nhiều kỉ niệm giữa cán bộ cách mạng và đồng bào nơi đây.

b. Phân tích 20 câu thơ đầu

– Tám câu thơ đầu là tâm trạng lưu luyến bịn rịn trong buổi chia tay:

  • Bốn câu trên, sử dụng điệp cấu trúc “mình về mình có nhớ” là lời ướm hỏi, khơi gợi lại những kỉ niệm về “mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”, về thiên nhiên Việt Bắc nghĩa tình.
  • Cách xưng hô “mình – ta” như lời tâm tình của đôi lứa yêu nhau khiến cuộc chia tay trở nên thân mật, giản dị. Cách xưng hô còn gợi nhớ đến những câu đối đáp trong điệu hát giao duyên khiến những câu thơ nói về cách mạng không khô khan mà trở nên đằm thắm, sâu lắng.
  • Bốn câu thơ tiếp là nỗi lòng lưu luyến của cả người ở lại và ra đi thể hiện qua những từ ngữ diễn tả tâm trạng trực tiếp: “da diết”, “bâng khuâng”, “bồn chồn”; không khí buổi chia tay thân tình, gần gũi: “áo chàm”, “cầm tay nhau”.

– Mười hai câu tiếp theo, với việc sử dụng điệp từ “nhớ”, là lời nhắn nhủ dưới hình thức câu hỏi:

  • Nhớ đến thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc trong những ngày kháng chiến: mưa nguồn, suối lũ, mây mù, trám bùi, măng mai.
  • Nhớ đến những ân tình trong khó khăn gian khổ: “miếng cơm chấm muối” nhưng vẫn “đậm đà lòng son”.
  • Nhớ đến quãng thời gian hoạt động cách mạng: kháng Nhật, Việt Minh, Tân Trào, Hồng Thái, …
  • Đại từ xưng hô “mình” thể hiện sự gắn bó, thân thiết giữa kẻ ở, người đi. Nó giống như cách xưng hô tâm tình, thủ thỉ chân thành.

3. Kết bài

Khái quát giá trị nghệ thuật của 20 câu thơ đầu.

Dàn ý phân tích 20 câu đầu bài thơ Việt Bắc – Mẫu 3

1. Mở bài

  • Khái quát đôi nét về Tố Hữu, bài thơ Việt Bắc.
  • Giới thiệu về đoạn trích cần phân tích: hai mươi câu thơ đầu.

2. Thân bài

– Bằng lối xưng hô bình dị, quen thuộc “mình” – “ta”, sử dụng liên tiếp những câu hỏi tu từ. => thể hiện cảnh chia ly bịn rịn, xuyến xao, nỗi lòng nhớ nhung, bâng khuâng của người ở lại.

– Thời gian “mười lăm năm” là một quãng thời gian đủ dài để “mình” và “ta” thấu hiểu, gắn bó keo sơn, “thiết tha mặn nồng”, và có với nhau những kỷ niệm sâu sắc, không thể phai mờ.

– Hình ảnh “cây nhớ núi”, “sông nhớ nguồn” như một lời nhắc nhở người ra đi về thiên nhiên, núi rừng và con người Việt Bắc – Nơi “mình” và “ta” đã đồng cam cộng khổ, vượt qua muôn trùng thử thách, khó khăn để chiến đấu và giành thắng lợi cho tổ quốc.

– Bốn câu thơ tiếp theo gợi ra khung cảnh buổi chia tay giữa dân và quân đầy bịn rịn, quyến luyến tại bên cồn bến sông. Màu chàm làm màu áo đặc trưng truyền thống của người dân nơi núi rừng Việt Bắc, hình ảnh “áo chàm” là hình ảnh ẩn dụ cho người dân Việt Bắc nghèo khổ nhưng đầy chân thành, chất phác, nghĩa tình. Các từ láy “tha thiết, bâng khuâng, bồn chồn” gợi lên tâm trạng rưng rưng thương nhớ, bịn rịn chẳng muốn rời xa. Người đi kẻ ở nắm chặt bàn tay không rời, xúc động, xuyến xao không thốt lên lời.

– Mười hai câu thơ tiếp là lời tâm tình của Việt Bắc, gợi lên những kỷ niệm không bao giờ phai trong những ngày trường kỳ kháng chiến đầy gian nan vất vả nhưng không kém phần nghĩa tình. Điệp từ “nhớ” được lặp đi lặp lại vừa diễn tả nỗi nhớ nhung khôn nguôi cũng vừa là lời nhắc nhở những kỷ niệm khó quên này. Những tháng ngày gian khổ với “mưa nguồn suối lũ”, “mây cùng mù” cùng nhau sẻ chia từng “miếng cơm chấm muối”, cùng nhau nhắc nhớ về mối thù giặc xâm lược. “Trám bùi để rụng, măng mai để già” gợi nhớ sự bùi ngùi, trống vắng của người ở lại, Dù người lính đã đi xa, nhưng Việt Bắc vẫn một lòng một dạ, một lòng son sắt thủy chung “đậm đà lòng son”. Cũng là lời nhắc khéo những người lính luôn nhớ đến nguồn cội, đừng quên thời “kháng Nhật, Việt Minh”, đừng quên gìn giữ cho sự nghiệp cách mạng của nước nhà.

Tham khảo thêm:   Đề thi giải toán trên Máy tính cầm tay cấp tỉnh Sóc Trăng môn Toán THPT (2010 - 2011) Sở GD&ĐT Sóc Trăng

3. Kết bài

Đoạn thơ là nỗi lòng, lời tâm tình nhớ thương, lưu luyến của Việt Bắc. Cũng là một áng thơ tiêu biểu cho hồn thơ của Tố Hữu – đầy ngọt ngào, đằm thắm trữ tình với quê hương đất nước cũng như với cách mạng dân tộc.

Dàn ý phân tích 20 câu đầu bài thơ Việt Bắc – Mẫu 4

1. Mở bài

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

– Giới thiệu đoạn trích.

2. Thân bài

– Tám câu thơ đầu là tâm trạng lưu luyến bịn rịn trong buổi chia tay:

  • Bốn câu trên, sử dụng điệp cấu trúc “mình về mình có nhớ” là lời ướm hỏi, khơi gợi lại những kỉ niệm về “mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”, về thiên nhiên Việt Bắc nghĩa tình.
  • Cách xưng hô “mình – ta” như lời tâm tình của đôi lứa yêu nhau khiến cuộc chia tay trở nên thân mật, giản dị. Cách xưng hô còn gợi nhớ đến những câu đối đáp trong điệu hát giao duyên khiến những câu thơ nói về cách mạng không khô khan mà trở nên đằm thắm, sâu lắng.
  • Bốn câu thơ tiếp là nỗi lòng lưu luyến của cả người ở lại và ra đi thể hiện qua những từ ngữ diễn tả tâm trạng trực tiếp: “da diết”, “bâng khuâng”, “bồn chồn”; không khí buổi chia tay thân tình, gần gũi: “áo chàm”, “cầm tay nhau”.

– Mười hai câu tiếp theo, với việc sử dụng điệp từ “nhớ”, là lời nhắn nhủ dưới hình thức câu hỏi:

  • Nhớ đến thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc trong những ngày kháng chiến: mưa nguồn, suối lũ, mây mù, trám bùi, măng mai.
  • Nhớ đến những ân tình trong khó khăn gian khổ: “miếng cơm chấm muối” nhưng vẫn “đậm đà lòng son”.
  • Nhớ đến quang thời gian hoạt động cách mạng: kháng Nhật, Việt Minh, Tân Trào, Hồng Thái,…
  • Đại từ xưng hô “mình” thể hiện sự gắn bó, thân thiết giữa kẻ ở, người đi. Nó giống như cách xưng hô tâm tình, thủ thỉ chân thành.

3. Kết bài

Khái quát lại nội dung của 20 câu thơ đầu.

Dàn ý phân tích 20 câu đầu bài thơ Việt Bắc – Mẫu 5

1. Mở bài

– Sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, miền Bắc nước ta được giải phóng. Khoảng tháng 10 năm ấy, các cơ quan Trung ương của Đảng và Nhà nước rời Việt Bắc chuyển về Hà Nội. Niềm lưu luyến giữa nhân dân Việt Bắc và những người cán bộ cách mạng là nguồn cảm hứng để Tố Hữu sáng tác bài thơ. Việt Bắc gồm 150 câu lục bát, là một khúc ca trữ tình hay nhất trong tập thơ cùng tên của nhà thơ.

– Đoạn mở đầu 20 câu thơ đã thể hiện tình cảm gắn bó giữa kẻ ở người về, tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu (ghi lại đoạn thơ).

2. Thân bài

– Với kết cấu theo lối hát giao duyên, đoạn thơ tả cuộc chia tay giữa người Việt Bắc và người cách mạng. Nghĩa tình kẻ ở người về được biểu hiện đằm thắm qua các đại từ “mình “, “ta”. Thể thơ lục bát êm ái, mượt mà. Hai nhân vật trữ tình “mình”, “ta” gợi bao lưu luyến trong buổi chia tay.

– Những lời nhắn nhủ của người ở lại với những từ láy gợi cảm qua cách hỏi mình có nhớ ta, mình có nhớ không vang lên như day dứt không nguôi. Mười lăm năm ấy gợi thời gian, cây, núi, sông, nguồn gợi không gian. Thời gian của một thời kì hoạt động cách mạng và kháng chiến chống Pháp, không gian của một vùng căn cứ địa cách mạng. Trạng ngữ thiết tha mặn nồng thể hiện ân tình đầy hương vị mặn mà nồng thắm của bao nhiêu kỉ niệm mến yêu. Điệp từ nhớ gợi nỗi nhớ triền miên…

Tham khảo thêm:   Thông tư số 38/2011/TT-BGDĐT Ban hành danh mục tối thiểu thiết bị dạy học môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học và Ngoại ngữ

– Đây là tiếng lòng của người về. Người về nghe câu hỏi, lòng bồi hồi nên bước chân bồn chồn. Áo chàm bình dị, chân tình. Câu thơ bỏ lửng với nhịp thơ ngập ngừng Cầm tay nhau – biết nói gì – hôm nay diễn tả sự vấn vương vì xúc động nên không thể bày giải tâm tình.

– Mười hai câu thơ tiếp theo là lời người ở lại – lời Việt Bắc. Giọng thơ vừa hỏi han vừa gợi nhớ theo thời gian. Nhớ về những kỉ niệm xa xưa từ buổi đầu cách mạng, trong kháng chiến chống Pháp.

– Những không gian, địa điểm cứ hiện dần từ mờ xa, mưa nguồn, suối lũ, mây mù, đến xác định như một điểm chốt vững vàng chiến khu, rồi dấy lên một sức mạnh tranh đấu, khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh, khai sinh những địa danh lịch sử như những cái nôi đón đỡ Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa.

– Những chi tiết vẻ cuộc sống và tình người: bát cơm chấm muối, quả trám bùi, đọt măng mai, mái nhà hắt hiu lau xám… cứ dần dần tái hiện, nhắc nhở mối thù hai vai chung gánh, những tấm lòng son không bao giờ phai nhạt.

– Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ rừng núi nhớ ai…, trám để rụng, măng để già, điệp từ mình về, mình đi, có nhớ, có nhớ, còn nhớ, nhịp câu 2/4 – 4/4 đều đặn… gợi lên hình ảnh một người đang bâng khuâng sững sờ với cảm giác hụt hẫng của chia li, dè chừng sự lãng quên nên thiết tha nhắc nhở người về bằng những hoài niệm ân nghĩa nhất, nguồn cội sâu rộng nhất…, sâu trong tình người, rộng trong thời gian, không gian. Đây là tình cảm những con người cách mạng trong không gian, thời gian của cách mạng.

3. Kết bài

Đoạn thơ thể hiện những tình cảm lớn có ý nghĩa thời đại. Đó là tình đoàn kết, nghĩa thủy chung giữa nhân dân và cách mạng, từ phong trào Việt Minh đến thời kì kháng chiến chống Pháp ở chiến khu Việt Bắc.

Dàn ý phân tích 20 câu đầu bài thơ Việt Bắc – Mẫu 6

1. Mở bài

Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm và 20 câu thơ đầu.

2. Thân bài

a. Khái quát chung

– Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm:

Bài thơ “Việt Bắc” được sáng tác năm 1954, sau khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi và các cơ quan trung ương Đảng cũng như chính phủ dời Việt Bắc trở lại thủ đô. Tố Hữu với những kỷ niệm đã gắn bó cùng các cán bộ ở nơi đây với bà con Việt Nam, ông đã sáng tác “Việt Bắc” ghi lại buổi chia tay đầy tình cảm ấy.

– Ý nghĩa nhan đề:

“Việt Bắc”: một cái tên ngắn gọn nhưng súc tích. Việt Bắc không chỉ là một địa danh của Việt Nam gắn với tên gọi “cái nôi của cách mạng Việt Nam” mà còn là nơi lưu giữ những kỷ niệm giữa những cán bộ cách mạng và bà con vùng đất này.

b. Phân tích

– Tám câu thơ đầu thể hiện tâm trạng bịn rịn, luyến lưu của những người ở lại trong cuộc chia tay này.

  • Điệp cấu trúc câu “mình về mình có nhớ…” → Một lời ướm hỏi, gợi về những kỷ niệm đã trải qua cùng nhau, về một thiên nhiên trữ tình Việt Bắc
  • Cách xưng hô “mình – ta”: cách xưng hô thường dùng của đôi lứa => giúp cuộc nói chuyện thân mật hơn và gợi đến những khúc hát giao duyên đầy sâu lắng.
  • Nỗi lòng, sự luyến tiếc của người ở lại và người ra đi, đặc biệt qua các từ ngữ như: da diết, bồn chồn, cầm tay nhau…

– Mười hai câu thơ tiếp theo:

  • Điệp từ “nhớ”
  • Nhớ về thiên nhiên hùng vĩ của Việt Bắc của thời kỳ kháng chiến
  • Nhớ về những gian khổ, thách thức đã cùng nhau trải qua
  • Nhớ về những trận chiến, chiến thắng oai hùng
  • Đại từ xưng hô “mình”: sự gắn bó, thân thiết

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của 20 câu thơ đầu.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Dàn ý phân tích 20 câu đầu bài thơ Việt Bắc (5 mẫu) Việt Bắc của Tố Hữu của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *