Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 12: Dàn ý nghị luận về tầm quan trọng của việc học Nghị luận tầm quan trọng của việc học ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn mẫu lớp 12: Dàn ý nghị luận về tầm quan trọng của việc học gồm 2 mẫu dàn ý chi tiết và ngắn gọn. Qua đó giúp các bạn học sinh có thêm nhiều tư liệu tham khảo, củng cố kiến thức nắm được các luận điểm, luận cứ cần triển khai, tránh xa đề lạc ý trong bài văn nghị luận về tầm quan trọng của việc học.

Việc học có tầm quan trọng rất lớn đối với con người. Nó là tiền đề quyết định đến sự tồn tại, hòa nhập và phát triển của con người trong xã hội. Vì thế chúng ta cần phải nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày cao của đất nước, xã hội trong những giai đoạn mới. Vậy sau đây là 2 dàn ý nghị luận về tầm quan trọng của việc học, mời các bạn theo dõi và tải tại đây.

Dàn ý nghị luận về tầm quan trọng của việc học

I. Mở bài:

– Con người ai cũng trải qua việc học, nhưng không phải ai cũng có ý thức xác định mục đích và mục đích đúng đắn của việc học.

– Mỗi thời đại, con người có mục đích học tập không giống nhau. Tổ chức UNESCO đã đề xướng… nhằm xác định mục đích học tập có tính toàn cầu.

II. Thân bài:

1. Giải thích và làm rõ tầm quan trọng của việc học

– Học để biết:

  • Học là quá trình tiếp thu tri thức từ sách vở, trường học, từ thực tế cuộc sống “trường đời”.
  • “Học để biết” là mục đích đầu tiên của việc học. “Biết” là tiếp thu, mở mang, có thêm kiến thức về đời sống, tự nhiên, xã hội và con người. Con người từ chỗ chưa biết đến biết, biết ít đến biết nhiều, biết sơ sài đến biết sâu sắc, biết một lĩnh vực đến hiểu biết về nhiều lĩnh vực đời sống…
  • Nhờ học, con người có những hiểu biết phong phú, tự làm giàu kho tri thức khoa học của mình, tạo được vốn sống sâu sắc…
  • Quan trọng hơn, qua những tri thức đó, con người có khả năng hiểu biết về bản chất con người và tự nhận thức bản thân, “biết người”, “biết mình”, biết giao tiếp, ứng xử với nhau sao cho “Đắc nhân tâm”…
Tham khảo thêm:   Kế hoạch dạy học môn Tự nhiên và xã hội 1 sách Cánh diều Phân phối chương trình môn TNXH lớp 1 năm 2022 - 2023

– Học để làm: “Học để làm” là mục đích tiếp theo của việc học. “Làm” là vận dụng kiến thức có được vào thực tế cuộc sống. Đây là mục đích thiết thực nhất của việc học – “Học đi đôi với hành”.

  • Làm để tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần phục vụ nhu cầu cuộc sống của bản thân và góp phần tạo nên của cải cho xã hội.
  • Ví dụ: Người nông dân, kĩ sư, bác sĩ… đều mang kiến thức đã học được áp dụng vào thực tế, để tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.
  • Học mà không làm thì kiến thức có được không có ích, không bền vững, không được sàng lọc.

– Học để chung sống:

  • Một trong những mục đích quan trọng nhất của việc học. “Chung sống” là khả năng hòa nhập xã hội, kĩ năng giao tiếp, ứng xử… để tự thích nghi với mọi môi trường sống, các quan hệ phức tạp của con người trong quá trình sống để không bị tụt hậu, lạc lõng. Đây là hệ quả tất yếu của việc “biết”, “làm”.
  • Bởi lẽ, “con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”. Bản chất, giá trị, nhân cách của con người được hình thành, nuôi dưỡng, khẳng định, thử thách trong các mối quan hệ đó.

– Học để tự khẳng định mình:

  • Là mục đích sau cùng của việc học. “Tự khẳng định mình” là tạo được vị trí, chỗ đứng vững vàng trong xã hội, thể hiện sự tồn tại có ý nghĩa của cá nhân mình trong cuộc đời. Mỗi con người chỉ có thể khẳng định mình khi có hiểu biết, có năng lực hành động, có khả năng chung sống.
  • Từ việc học, mỗi người có cơ hội khẳng định tri thức mình tích lũy được; khẳng định khả năng lao động, sáng tạo; khẳng định nhân cách, phẩm chất…
Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 7 Unit 1: Vocabulary Soạn Anh 7 trang 10, 11 sách Chân trời sáng tạo

2. Bàn bạc, mở rộng vấn đề:

– Nội dung đề xướng về mục đích học tập của UNESCO thật sự đúng đắn, đầy đủ, toàn diện.

– Mục đích học tập này thực sự đáp ứng, hoàn toàn phù hợp với yêu cầu giáo dục, đào tạo con người trong thời đại ngày nay. Mục đích này không chỉ dành riêng cho học sinh, sinh viên mà còn dành cho tất cả những ai là người học. Vì thế, có thể coi đây là mục đích học tập chung, có tính chất toàn cầu.

– Từ mục đích học tập đúng đắn này, mỗi người học thấy rõ những sai lầm nhận thức về việc học: học không có mục đích; coi việc học là thực hiện nghĩa vụ với người khác; học vì bằng cấp; học vì thành tích; học mà không có khả năng làm, không biết chung sống, không thể khẳng định mình. Ví dụ: Học sinh không biết viết đơn xin nghỉ học đúng quy cách; kĩ sư giỏi, được đào tạo bài bản mà không chế tạo được những công cụ trong sản xuất nông nghiệp; có học vị, bằng cấp nhưng cách ứng xử thì vụng về, lối sống lại thiếu văn hóa…

3. Bài học về nhận thức và hành động của bản thân:

– Mục đích học tập giúp con người, xã hội điều chỉnh được nhận thức về thời gian học: không chỉ học ở một giai đoạn mà phải học suốt đời; không chỉ học trong nhà trường mà cần phải học ngoài xã hội; người dạy không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn dạy “làm người”…

– Mục đích học tập này giúp người học:

– Xác định rõ mục đích, động cơ và thái độ học tập.

– Ra sức học tập và rèn luyện, trang bị kiến thức về mọi mặt để có trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng hội nhập quốc tế.

– Học phải đi đôi với hành để khẳng định mình. Sống có ích cho cuộc đời và cho gia đình, xã hội.

III. Kết bài:

– Khẳng định vai trò của học tập: học để không bị ngu dốt, nghèo nàn và lạc hậu. Học để khẳng định sự thành đạt của cá nhân và sự tiến bộ của nhân loại.

– Liên hệ bản thân: Đã xác định được mục đích đúng đắn cho việc học của mình chưa? Cần phải làm gì để đạt được mục tiêu ấy?

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Tiếng Anh CÓ ĐÁP ÁN - Số 5 Đề thi Đại học môn Tiếng Anh năm 2017 có đáp án

Dàn ý tầm quan trọng của việc học

1. Mở bài

Nghị luận về tầm quan trọng của việc học: Nhà bác học Lênin đã từng nói “Học, học nữa, học mãi”, qua câu nói của ông chúng ta đã ngầm hiểu được tầm quan trọng của việc học và sự gắn bó mật thiết giữa việc học tập với cuộc sống của con người

2. Thân bài

– Giải thích học là gì?: “Việc học” hay chính là “học tập”, “học hành” hay “học hỏi”, nói chung đây là một quá trình tiếp thu, thu nhập, bổ sung và trau dồi những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị và nhận thức mới mẻ.

– Tầm quan trọng của việc học:

  • Đối với cá nhân: Học tập giúp cá nhân con người hòa nhập với cộng đồng và giao lưu với xã hội, việc trau dồi kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm trong quá trình học tập sẽ giúp cho mọi công việc đạt được hiệu quả cao
  • Đối với xã hội: Tri thức là tiền đề quan trọng nhất để sống trong kỉ nguyên số, có tri thức giống như người đi trong đêm tối mà có đèn soi sáng
  • Nếu con người không học tập?: Con người không học tập sẽ trở thành người lạc hậu, tách biệt với xã hội và không thể đóng góp cho xã hội

– Quan điểm của bản thân: Bản thân những người học sinh chúng ta phải cố gắng và nỗ lực học tập hơn nữa, không chỉ tiếp thu kiến thức trên ghế nhà trường mà cả ở ngoài xã hội, cố gắng hoàn thiện bản thân và giúp ích cho xã hội, đừng để lãng phí những cơ hội được học tập bởi rồi khi chúng ta có hối hận cũng không còn kịp nữa

3. Kết bài

Khẳng định tầm quan trọng của việc học: Như vậy, có thể khẳng định rất rõ ràng rằng việc học có tầm quan trọng rất lớn đối với con người, nó là tiền đề quyết định đến sự tồn tại, hòa nhập và phát triển của con người trong xã hội.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Dàn ý nghị luận về tầm quan trọng của việc học Nghị luận tầm quan trọng của việc học của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *