Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 12: Dàn ý cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích (5 mẫu) Dàn ý Hồn Trương Ba, da hàng thịt ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 5 Dàn ý phân tích cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích mà Wikihoc.com giới thiệu dưới đây sẽ là tư liệu cực kì hữu ích với các bạn học sinh lớp 12. Với dàn ý cuộc đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích sẽ giúp các bạn nắm được các luận điểm, luận cứ rõ ràng, rành mạch. Từ đó biết cách trình bày, sắp xếp các lí lẽ để làm nổi bật vấn đề có hệ thống.

Qua cuộc đối thoại của Trương Ba và Đế Thích Lưu Quang Vũ đã làm rõ khát vọng được sống là chính mình của Trương Ba. Bởi vậy trong cuộc sống chúng ta phải biết đấu tranh với sự dung tục tầm thường và chiến thắng nghịch cảnh để hoàn thiện nhân cách của bản thân.

Dàn ý cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích – Mẫu 1

1. Mở bài

Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt trong “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một màn đối thoại góp phần phát triển cao trào của vở kịch mà còn có giá trị và ý nghĩa nhân văn lớn.

2. Thân bài

– Nhân vật Trương Ba là một hình tượng tiêu biểu đại diện cho vẻ đẹp của một tâm hồn thiện lương và trong sáng.

– Khi ông bị chết oan do Nam Tào gạch sai tên họ, được nhập vào xác hàng thịt để sống lại cuộc đời mới cũng là lúc bi kịch xảy ra:

  • Trương Ba trở nên vụng về, thô lỗ khi sống trong xác người hàng thịt
  • Trước sự thay đổi của Trương Ba → Người thân thất vọng, buồn bã, xa lánh ông.
  • Trương Ba đau khổ, day dứt khi phải sống trong cảnh ngộ bi hài mà bất hạnh ấy.

→ Mong muốn được tách ra khỏi xác người hàng thịt.

– Đối thoại với xác người hàng thịt:

  • Xác anh hàng thịt lên tiếng mỉa mai
  • Hồn Trương Ba cũng không chịu khuất phục những lời nói cay nghiệt và tàn nhẫn kia của anh hàng thịt → Đưa ra lý lẽ của mình.
  • Xác anh hàng thịt đều mang nét châm chọc, chỉ trích linh hồn Trương Ba→ Trương Ba đau lòng, đuối lý, kẻ thua cuộc trong cuộc hội thoại.

– Đối thoại với Đế Thích:

  • Trương Ba muốn sống là mình toàn vẹn
  • Đế Thích khuyên Trương Ba suy nghĩ lại vì được sống vốn là điều đáng quý.

– Ý nghĩa giáo dục mang tri nhân văn của cuộc thoại:

  • Cuộc đấu tranh giữa linh hồn và thể xác là cuộc đấu tranh giữa tinh thần và vật chất, giữa đạo đức và tội lỗi, giữa phần ” con” và phần ” người” trong một bản thể
  • Con người muốn trở nên có giá trị, cần phải dung hoà cả hình thức và nội dung
  • Phê phán những lối sống chạy theo hình thức
Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học kì 1 môn Tin học 3 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 3 Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Tin học lớp 3 (Có ma trận, đáp án)

3. Kết bài

Bằng ngôn ngữ đối thoại giàu tính triết lý, tình huống kịch hấp dẫn, lôi cuốn người xem, Nguyễn Quang Vũ đã tạo nên một màn đối thoại đặc sắc, mang đến cho người đọc những suy ngẫm, dư âm khó phai.

Dàn ý cuộc đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích – Mẫu 2

I. Mở bài

Giới thiệu chung về Lưu Quang Vũ, tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt. Dẫn dắt giới thiệu đến nội dung cần phân tích: cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích.

II. Thân bài

1. Hoàn cảnh dẫn đến cuộc đối thoại

Sau ba tháng ngụ cư trong xác hàng thịt, Trương Ba ngày càng trở nên xa lạ với chính mình và với người thân, bị người thân nghi ngờ, xa lánh. Trong tâm trạng đau đớn, chán chường trước cuộc sống không thật là mình, trước cái chỗ ở không phải của mình, Hồn Trương Ba khao khát tách xa, rời khỏi thể xác thô lỗ: “Ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc!”.

2. Diễn biến cuộc đối thoại

– Trương Ba nêu rõ nguyện vọng muốn được là mình toàn vẹn. Đế Thích không thể thỏa mãn được ý muốn của Trương Ba vì xác của Trương Ba đã tan rữa trong bùn đất; Đế Thích khuyên Trương Ba nên chấp nhận hoàn cảnh thực tại vì thế giới vốn không toàn vẹn.

– Trương Ba thẳng thắn chỉ ra sai lầm của Đế Thích; trình bày quan niệm của mình về ý nghĩa của cuộc sống và dứt khoát xin trả lại thân xác cho anh hàng thịt.

– Đế Thích muốn sửa sai bằng một giải pháp khác là cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị và đưa ra những lí lẽ để thuyết phục Trương Ba. Trương Ba tưởng tượng thấy bao nhiêu rắc rối khi phải sống nhờ trong thể xác cu Tị.

– Trương Ba kiên quyết từ chối tái sinh trong thân thể non nớt của cu Tị, không chấp nhận cảnh sống giả tạo; kêu gọi Đế Thích sửa sai bằng một việc làm đúng, đó là cho cu Tị được sống lại. Đế Thích cuối cùng đã thuận theo đề nghị của Trương Ba, làm phép cho anh hàng thịt, cu Tị sống lại và Trương Ba thì chết hẳn.

3. Ý nghĩa cuộc đối thoại

– Ý nghĩa của triết lý “hãy sống là chính mình” mà tác Lưu Quang Vũ muốn thể hiện: Muốn sống đúng là chính mình thì mỗi chúng ta cần phải biết hài hoà giữa việc chăm lo cho linh hồn cũng như biết quý trọng và chăm sóc cho những nhu cầu thiết yếu của thể xác. Một loại chỉ biết trau chuốt vẻ ngoài và chạy theo những ham muốn vật chất mà không chăm lo cho đời sống tâm hồn.

=> Thông qua xác và hồn Lưu Quang Vũ nêu cao tư tưởng phải sống là chính mình đó mới chính là hạnh phúc thật sự của con người.

– Linh hồn và thể xác là hai mặt tồn tại không thể thiếu trong một con người, cả hai đều đáng trân trọng. Một cuộc sống đích thực chân chính phải có sự hài hòa giữa linh hồn và thể xác

– Tác giả một mặt phê phán những dục vọng tầm thường, sự dung tục của con người, mặt khác ông vạch ra quan niệm phiến diện, xa rời thực tế khi coi thường giá trị vật chất và những nhu cầu của thể xác.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Dàn ý nghị luận về kỹ năng sống (2 Mẫu) Nghị luận về tầm quan trọng của kỹ năng sống

– Con người cần có sự ý thức chiến thắng bản thân, chống lại những nghịch cảnh số phận, chống lại sự giả tạo để bảo vệ quyền sống đích thực và khát vọng hoàn thiện nhân cách.

III. Kết bài

Lưu Quang Vũ đã thể hiện những tình huống truyện độc đáo, qua những mâu thuẫn sâu sắc xuất hiện mà khắc họa rõ nét khát vọng sống là chính mình của nhân vật Hồn Trương Ba.

Xem thêm Phân tích cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích 

Dàn ý cuộc đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích – Mẫu 3

1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả Lưu Quang Vũ cũng như tác phẩm tiêu biểu: Hồn Trương Ba, da hàng thịt.

2. Thân bài

* Trương Ba đã tự nhận ra: Con người sống cần có sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn, cần được sống là chính mình và cần phải sống có ý nghĩa.

* Quan điểm khác biệt giữa Trương Ba và Đế Thích:

– Đế Thích: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết”.

– Trương Ba:

  • Không được bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được: “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.
  • “Không thể sống với bất cứ giá nào được. Có những cái giá quá đắt, không thể trả được tâm hồn tôi lại trở lại thanh thản, trong sáng như xưa”.

– Hành động mang tính bước ngoặt của Trương Ba: Trả lại xác cho anh hàng thịt còn Trương Ba sẽ chết.

– Phép thử của Đế Thích: Trương Ba sẽ nhập vào xác cu Tị.

– Kết quả: Trương Ba đã yêu cầu Đế Thích để cho cu Tị sống còn mình thì chết.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của cuộc đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích.

Xem thêm Phân tích cuộc đối thoại giữa Trương Ba và xác hàng thịt 

Dàn ý cuộc đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích – Mẫu 4

I. Mở bài

– Giới thiệu về Lưu Quang Vũ, tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt: Lưu Quang Vũ là một hiện tượng của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX, là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học Việt Nam. Một trong những tác phẩm xuất sắc của ông là vở Hồn Trương Ba, da hàng thịt.

– Dẫn dắt giới thiệu nội dung cần phân tích: Nổi bật trong tác phẩm là cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích.

II. Thân bài

1. Hoàn cảnh dẫn đến cuộc đối thoại

Sau cuộc đối thoại với xác hàng thịt và những người thân trong gia đình, Trương Ba nhận ra không thể tiếp tục sống bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo. Chính vì vậy, ông đã đến bên cột nhà, lấy một nén hương châm lửa, thắp lên, Đế Thích xuất hiện.

2. Diễn biến cuộc đối thoại

– Trương Ba nói với Đế Thích nguyện vọng được sống toàn vẹn: “Tôi muốn được là tôi vẹn toàn”. Nhưng Đế Thích nói rằng không thể thỏa mãn được ý muốn của Trương Ba vì xác của Trương Ba đã tan rữa trong bùn đất; Đế Thích khuyên Trương Ba nên chấp nhận hoàn cảnh thực tại vì thế giới vốn không toàn vẹn.

– Trương Ba thẳng thắn chỉ ra sai lầm của Đế Thích (chỉ nghĩ đến việc cho Trương Ba được sống tiếp, chứ không nghĩ đến phải sống như thế nào); trình bày quan niệm của mình về ý nghĩa của cuộc sống và dứt khoát xin trả lại thân xác cho anh hàng thịt.

Tham khảo thêm:   Hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây dựng tổng thể công trình

– Đế Thích muốn sửa sai bằng một giải pháp khác là cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị và đưa ra những lí lẽ để thuyết phục Trương Ba. Trương Ba tưởng tượng thấy bao nhiêu rắc rối khi phải sống nhờ trong thể xác cu Tị (chị Lụa, cái Gái sẽ nghĩ như thế nào, lý trưởng lại đến sách nhiễu…)

– Trương Ba từ chối được sống lại trong thân xác của cu Tí; yêu cầu Đế Thích sửa sai bằng một việc làm đúng, đó là cho cu Tị được sống lại. Đế Thích cuối cùng đã thuận theo đề nghị của Trương Ba, làm phép cho anh hàng thịt, cu Tị sống lại và Trương Ba thì chết hẳn.

3. Ý nghĩa của cuộc đối thoại

  • Sự sống đáng quý nhưng không thể sống bằng bất cứ giá nào.
  • Sự sống chỉ có ý nghĩa và con người chỉ thấy thanh thản khi sống là chính mình, hài hòa giữa bên ngoài và bên trong, sự thống nhất giữa linh hồn và thể xác.
  • Mọi sự chắp vá, gượng ép chỉ đem đến lại đau khổ cho bản thân và người xung quanh.

III. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích cũng như đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt.

Xem thêm Phân tích cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và người thân 

Dàn ý cuộc đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích – Mẫu 5

1. Mở bài

Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích trong “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một màn đối thoại góp phần phát triển cao trào của vở kịch mà còn có giá trị và ý nghĩa nhân văn lớn.

2. Thân bài

– Nhân vật Trương Ba là một hình tượng tiêu biểu đại diện cho vẻ đẹp của một tâm hồn thiện lương và trong sáng.

– Khi ông bị chết oan do Nam Tào gạch sai tên họ, được nhập vào xác hàng thịt để sống lại cuộc đời mới cũng là lúc bi kịch xảy ra:

  • Trương Ba trở nên vụng về, thô lỗ khi sống trong xác người hàng thịt
  • Trước sự thay đổi của Trương Ba → Người thân thất vọng, buồn bã, xa lánh ông.
  • Trương Ba đau khổ, day dứt khi phải sống trong cảnh ngộ bi hài mà bất hạnh ấy.

→ Mong muốn được tách ra khỏi xác người hàng thịt.

– Đối thoại với Đế Thích:

  • Trương Ba muốn sống là mình toàn vẹn
  • Đế Thích khuyên Trương Ba suy nghĩ lại vì được sống vốn là điều đáng quý.

– Ý nghĩa giáo dục mang tri nhân văn của cuộc thoại:

  • Cuộc đấu tranh giữa linh hồn và thể xác là cuộc đấu tranh giữa tinh thần và vật chất, giữa đạo đức và tội lỗi, giữa phần ” con” và phần ” người” trong một bản thể
  • Con người muốn trở nên có giá trị, cần phải dung hoà cả hình thức và nội dung
  • Phê phán những lối sống chạy theo hình thức

3. Kết bài

Bằng ngôn ngữ đối thoại giàu tính triết lý, tình huống kịch hấp dẫn, lôi cuốn người xem, Nguyễn Quang Vũ đã tạo nên một màn đối thoại đặc sắc, mang đến cho người đọc những suy ngẫm, dư âm khó phai.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Dàn ý cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích (5 mẫu) Dàn ý Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *