Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 12: Cảm nhận khổ 3 và 4 bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh (Dàn ý + 3 mẫu) Sóng của Xuân Quỳnh ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Cảm nhận khổ 3, 4 bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh gồm 3 bài văn mẫu hay nhất kèm theo dàn ý tham khảo. Thông qua cảm nhận khổ 3, 4 sẽ hỗ trợ cho các em trau dồi vốn văn chương của mình.

Cảm nhận khổ thơ 3, 4 bài thơ Sóng giúp chúng ta cảm nhận được nỗi niềm của người phụ nữ trong tình yêu. Đó là một tình yêu đằm thắm thiết tha nhưng không kém phần nồng hậu da diết. Đây cũng chính là một hồn thơ đầy thiên tính nữ. Vậy dưới đây là dàn ý và 3 bài văn mẫu hay nhất mời các bạn cùng đón đọc. Bên cạnh đó các bạn xem thêm phân tích 3 khổ cuối bài Sóng, phân tích bài thơ Sóng.

Dàn ý cảm nhận khổ 3, 4 bài Sóng

1. Mở bài:

– Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm:

  • Xuân Quỳnh là một gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ trẻ chống Mĩ với hồn thơ rất đỗi trẻ trung, tươi mát, đầy nữ tính.
  • Có thể nói, cùng với “Thuyền và biển”, “Thơ tình cuối mùa thu”, bài thơ “Sóng” đã kết tinh được tất cả những gì là sở trường nhất của hồn thơ Xuân Quỳnh.

– Khái quát nội dung khổ 3 và 4: hình tượng sóng đã thể hiện niềm khao khát của người thiếu nữ muốn được yêu, được sống trong một tình yêu hạnh phúc thủy chung.

2. Thân bài:

* Khái quát về hình tượng “sóng”

– Hình tượng trung tâm và nổi trội trong bài thơ là hình tượng “sóng”, bao trùm cả bài thơ là hình tượng sóng.

  • Sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ trẻ cũng như mọi sáng tạo nghệ thuật trong bài thơ đều gắn liền với hình tượng sóng. Cả bài thơ là những con sóng tâm tình của một người phụ nữ được khơi dậy khi đứng trước biển cả.
  • “Sóng” là một trong những hình tượng ẩn dụ, nó là sự hóa thân của cái tôi trữ tình của Xuân Quỳnh. “Sóng” và “em”, vừa hòa hợp là một, lại vừa phân đôi để soi chiếu, cộng hưởng. Tâm hồn người phụ nữ đang yêu soi vào sóng để thấy rõ lòng mình, nhờ sóng để biểu hiện những trạng thái của lòng mình.
Tham khảo thêm:   Vở tập tô tiếng Anh dành cho học sinh Tiểu học Học tiếng Anh qua tập tô chữ

-> Với hình tượng sóng, có thể nói Xuân Quỳnh đã tìm được một cách thể hiện thật xác đáng tâm trạng của người phụ nữ trong tình yêu.

– Hình tượng sóng đã gợi ra trong cả bài thơ bằng âm điệu: Bài thơ có một âm hưởng dào dạt, nhịp nhàng, lúc sôi nổi trào dâng, lúc thì thầm sâu lắng, gợi âm hưởng của những đợt sóng miên man, vô tận. Âm hưởng ấy được tạo dựng nên bởi thể thơ năm chữ, với những câu thơ liền mạch, từng không ngắt nhịp, các khổ thơ được gắn kết với nhau bằng cách nối vần (“Khi nào ta yêu nhau”… “Con sóng dưới lòng sâu”).

-> Nhịp sóng đó cũng chính là nhịp lòng của tác giả, một tâm trạng đang xao động, trào dâng, miên man và chất chứa những khát khao, rạo rực.

* Đoạn thơ là một khám phá về sóng, mỗi khổ thơ sóng lại hiện ra một ý nghĩa khác

“Ôi con sóng… ngực trẻ”

– Đến khổ ba của bài thơ, sóng lại hiện lên với một ý nghĩa khác: Nguồn gốc của sóng cũng là nguồn gốc bí ẩn của tình yêu. Đứng trước biển, người phụ nữ muốn cắt nghĩa về nguồn gốc của sóng để tìm lời đáp cho câu hỏi về sự khởi nguồn của tình yêu trong trái tim mình.

“Sóng bắt đầu… ta yêu nhau”

-> Mọi nỗ lực để cắt nghĩa về tình yêu của Xuân Quỳnh cuối cùng trở nên bất lực. Nhà thơ “thú nhận” thành thực, hồn nhiên mà không kém ý nhị, sâu sắc: “Em cũng không biết nữa – Khi nào ta yêu nhau”.

3. Kết bài:

– Khái quát lại nội dung 2 khổ thơ.

– Cảm nhận của em: Tình yêu luôn luôn quan trọng với cuộc sống của mỗi con người, mỗi chúng ta ai cũng có quyền yêu và được yêu. Và tình yêu của tuổi trẻ là tình yêu mãnh liệt và cảm xúc trong sáng nhất.

Cảm nhận khổ 3 và 4 bài thơ Sóng – Mẫu 1

Xuân Quỳnh được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình yêu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ của Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ với những khát vọng về hạnh phúc bình dị, đời thường. Sóng là một trong những bài thơ tiêu biểu của Xuân Quỳnh viết về đề tài tình yêu. Khi đọc bài thơ, người đọc sẽ cảm thấy ấn tượng với khổ thơ 3 và 4:

“Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”

Người phụ nữ trong tình yêu luôn trăn trở, suy nghĩ. Điệp từ “em nghĩ” đã cho thấy điều đó. “Em” khi đứng trước đại dương mênh mông có những suy nghĩ về anh, em và về biển lớn. Em tự hỏi lòng mình “Sóng bắt đầu từ đâu”. Câu hỏi được đặt ra đã tự có được câu trả lời cho riêng mình: Sóng bắt đầu từ những cơn gió – một cách lý giải rất thực tế. Nhưng nỗi băn khoăn của em vẫn không dừng lại: “Gió bắt đầu từ đâu?” thì lại không có câu trả lời.

Tham khảo thêm:   Giấy cam đoan (cho mượn hồ sơ)

Cũng giống như tình yêu bắt nguồn từ lúc nào thì làm sao có được câu trả lời chính xác. Ông hoàng thơ tình Xuân Diệu đã từng bộc lộ:

“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
Có khó gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu”

(Vì sao?)

Trở lại với Sóng của Xuân Quỳnh, con sóng ở đây tìm đến biển, đến đại dương là để tự hiểu mình. Em “khát khao” được đến bên anh, đến với một tình yêu đẹp để hiểu rõ hơn về tâm hồn em về con người đích thực của em. Hai câu thơ cuối của cùng: “Em cũng không biết nữa/Khi nào ta yêu nhau” giống như một cái lắc đầu nũng nịu của người con gái. Thế mới thấy được trong tình yêu, người con gái trở nên dịu dàng và đáng yêu biết chừng nào.

Như vậy, hai khổ thơ trên đã góp phần không nhỏ làm nên thành công của bài thơ “Sóng”. Lí giải về nguồn gốc của tình yêu, Xuân Quỳnh đã đem đến cho người đọc những cảm nhận thật tinh tế.

Cảm nhận khổ 3 và 4 bài thơ Sóng – Mẫu 2

Một trong những bài thơ viết về tình yêu nổi tiếng của Xuân Quỳnh đó là “Sóng”. Đến với khổ thơ 3 và 4, nhà thơ đã lý giải cho người đọc hiểu được về nguồn gốc của tình yêu:

“Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?”

Đứng trước muôn trùng sóng bể, nhân vật “em” có thật nhiều suy tư. Xuân Quỳnh đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ – cụm từ “em nghĩ” gợi ra những trăn trở trong trái tim người phụ nữ. Đó là suy tư về em, về anh hay về biển lớn. Để rồi cuối cùng, suy tư đó bộc lộ thành câu hỏi: “Từ nơi nào sóng lên”.

Những câu hỏi nối tiếp nhau giống như những con sóng lòng khiến cho người con gái không khỏi trăn trở:

“Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”

Sóng bắt đầu từ những ngọn gió – đó là cách lý giải hợp theo quy luật của tự nhiên. Nhưng gió bắt đầu từ đâu thì lại thật khó để trả lời. Cũng giống như tình yêu bắt đầu từ khi nào vậy. Người con gái cũng không thể xác định được từ khi nào anh và em yêu nhau. Hình ảnh em hiện lên với cái lắc đầu ngượng ngùng nũng nịu nhưng đầy hạnh phúc. Nguồn gốc của tình yêu dường như đã trở thành điều bí ẩn từ ngàn đời nay. Cũng giống như ông hoàng Xuân Diệu từng nói: “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu”.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 4: Hãy giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em (13 mẫu) Kể về lễ hội ở quê em lớp 4

Qua hai khổ thơ trên, người đọc đã thấy được sự tinh tế, sâu sắc của người con gái trong tình yêu. Bạn đọc yêu thơ Xuân Quỳnh chắc chắn sẽ không thể không yêu thích bài thơ này.

Cảm nhận khổ 3 và 4 bài thơ Sóng – Mẫu 3

Xuân Quỳnh là nhà thơ của tình yêu. Các tác phẩm của chị chủ yếu viết về tình yêu với những khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường. Trong đó, “Sóng” có lẽ là bài thơ hay nhất. Đến với hai khổ thơ 3 và 4, Xuân Quỳnh muốn lý giải cho người đọc về nguồn gốc của tình yêu:

“Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?”

Đối diện với “muôn trùng sóng bể”, “em” đã có những suy tư, khát khao nhận thức về bản thân, về người mình yêu và “biển lớn” tình yêu. Với câu hỏi đầy trăn trở: “Từ nơi nào sóng lên”. Điệp ngữ: “Em nghĩ về” kết hợp với câu hỏi tu từ: “Từ nơi nào sóng lên?” khiến giọng thơ trở nên nồng nàn, say đắm.

Khổ thơ tiếp theo chính là lời lý giải cho câu hỏi của “em”:

“Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”

Sóng bắt đầu từ những ngọn gió – đó là câu trả lời theo đúng quy luật của tự nhiên. Nhưng đến câu hỏi tiếp theo “Gió bắt đầu từ đâu” lại thật khó để trả lời. Hai câu thơ cuối gợi ra một cái lắc đầu thật đáng yêu. Tình yêu bắt đầu từ khi em cũng không biết nữa. Đó là tâm trạng của em hay cũng chính là của bất cứ chàng trai cô gái nào trong tình yêu.

Xuân Quỳnh chính là nhà thơ của tình yêu. Hồn thơ của chị đã bộc lộ những khát vọng say đắm rạo rực, cũng như những suy tư day dứt, trăn trở của lòng mình trong tình yêu. Chỉ với hai khổ thơ nhưng Xuân Quỳnh đã giúp người đọc hiểu được về nguồn gốc của tình yêu.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Cảm nhận khổ 3 và 4 bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh (Dàn ý + 3 mẫu) Sóng của Xuân Quỳnh của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *