Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 11: Viết đoạn văn nêu nhận xét về một nhân vật/ chi tiết trong một truyện thơ Những bài văn hay lớp 11 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ nêu nhận xét về một nhân vật chi tiết trong một truyện thơ đã để lại cho bạn ấn tượng sâu sắc nhất mang đến 3 câu trả lời siêu hay, đạt điểm cao.

TOP 3 Đoạn văn nhận xét về một nhân vật chi tiết trong một truyện thơ đã để lại cho bạn ấn tượng sâu sắc nhất giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý học tập, trau dồi kiến thức để biết cách trả lời câu hỏi Thực hành tiếng Việt trang 70 SGK Ngữ văn 11 Tập 1 Chân trời sáng tạo. Bên cạnh đó các bạn xem thêm phân tích Người ngồi đợi trước hiên nhà.

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu nhận xét về một nhân vật/ chi tiết trong một truyện thơ đã để lại cho bạn ấn tượng sâu sắc nhất.

Đoạn văn nhận xét về nhân vật/chi tiết trong truyện thơ hay nhất – Mẫu 1

Trong tác phẩm “Lời tiễn dặn”, diễn biến tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn người yêu về nhà chồng đã để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc. Đưa tiễn người yêu về nhà chồng, chàng trai vô cùng đau khổ, xót xa. Chàng trai vẫn dành rất nhiều tình cảm cho cô gái. Điều này thể hiện qua cách gọi cô gái của chàng trai là “người đẹp anh yêu”, khẳng định tình yêu dành cho cô gái vẫn vô cùng thắm thiết. Lúc đưa tiễn chàng trai có nhiều cử chỉ, hành động như muốn níu kéo những phút giây cuối cùng được ở bên cạnh người yêu, muốn ngồi lại, âu yếm chị, nựng con của chị… Chàng trai dặn dò người mình yêu đôi câu rồi nặng nề quay trở về. Qua hành động ấy ta thấy được tình yêu cao cả đến nhường nào của anh đối với cô gái, bỏ qua tất cả để đến với chị bằng tấm lòng chân thành, thật đáng ngợi ca.

Tham khảo thêm:   Viết bài tuyên truyền về vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội Giáo dục KT&PL 10: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật

Đoạn văn nhận xét về nhân vật/chi tiết trong truyện thơ hay nhất – Mẫu 2

Nhân vật Lục Vân Tiên – người anh hùng chiến đấu vì nghĩa, văn võ song toàn do nhà nho mù lòa Nguyễn Đình Chiểu sáng tác đã để lại trong lòng người đọc một cái nhìn tốt đẹp về giá trị nhân đạo, một quan niệm sống nhân nghĩa cao đẹp. Đoạn trích là một trong những đoạn thơ hay nhất của tác phẩm, tiêu biểu cho bút pháp tự sư của Nguyễn Đình Chiểu. Nhân vật Lục Vân Tiên được khắc hoạ thành mẫu người anh hùng lý tưởng tuyệt đẹp :giàu lòng thương người, dũng cảm và nghĩa hiệp. Bản tính anh hùng nghĩa hiệp là đức tính tốt đẹp nhất của Vân Tiên. Dưới ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu, nhân vật Lục Vân Tiên mang cốt cách của tráng sỹ thời loạn, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, trọng nghĩa khinh tài, sống và hành động theo phương châm : “Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha ”. Dẫu còn bị ảnh hưởng bởi quan niệm phong kiến “nam nữ thụ thụ bất thân ” song ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của chàng rất đẹp, rất anh hùng. Lòng thương người, chí quả cảm và tinh thần vị nghĩa của chàng đậm màu sắc đạo lý của dân tộc ta. Bằng giọng thơ phóng khoáng và ngôn từ bình dị, đoạn trích đã hoàn thiện một cách xuất sắc hình ảnh chàng Lục Vân Tiên anh hùng, nghĩa hiệp. Có thể nói, Lục Vân Tiên đúng là nhân vật lí tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắm ước mơ, khát vọng cứu nước giúp đời của mình. Đọc thơ càng thêm trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của nhà nho yêu nước, yêu đạo lý mà người dân Nam Bộ vẫn trìu mến gọi là Đồ Chiểu.

Tham khảo thêm:   Thông tư số 52/2012/TT-BTC hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán

Đoạn văn nhận xét về nhân vật/chi tiết trong truyện thơ hay nhất – Mẫu 3

Thị Mầu là người con gái có cá tính riêng, dám vượt qua khuôn khổ vốn có của Nho Giáo để bày tỏ và thể hiện mình, Thị Mầu như đại diện cho bao nỗi khát vọng của người phụ nữ xưa. Tuy những hành động của Mầu trong chùa là điều không nên làm nhưng bởi sự hối thúc, khao khát của tình yêu mà lí trí bị lu mờ. Nhân vật Thị Mầu trong chèo cổ biểu hiện cho một phẩm chất khác của người phụ nữ Việt Nam đó là khát khao yêu đương. Đây là quyền cơ bản của người phụ nữ nói riêng và con người nói chung. Khi lớn lên phải được tự do tìm hiểu, yêu đương và phải lấy người mình yêu. Nhưng đối lập với quyền ấy trong xã hội phong kiến là một lớp sơn đạo đức giả tạo của chế độ hà khắc để trói buộc bao người phụ nữ phải tuân theo “tam tòng” , “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” chứ không được lựa chọn tình yêu và hạnh phúc của riêng mình. Cô ý thức tự do trong tình yêu bộc lộ ở lời nhủ mình và khuyên chị em chớ nghe họ hàng. Thị Mầu là con người của nghệ thuật.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 11: Viết đoạn văn nêu nhận xét về một nhân vật/ chi tiết trong một truyện thơ Những bài văn hay lớp 11 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Toán 8 Bài tập cuối chương II Giải Toán 8 Chân trời sáng tạo trang 54, 55, 56

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *