Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 11: Tổng hợp những mở bài về bài thơ Tràng Giang của Huy Cận (52 mẫu) Mở bài Tràng Giang của Huy Cận ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 52 Mở bài Tràng giang của Huy Cận sẽ hướng dẫn các em học sinh lớp 11 những cách viết mở bài hay từ lí luận văn học, trực tiếp đến gián tiếp. Qua đó giúp cho bài phân tích Tràng giang, cảm nhận Tràng giang, phân tích 2 câu đầu Tràng giang …. ngày một hay hơn.

Mở bài Tràng Giang hay nhất
Mở bài Tràng Giang hay nhất

Tràng giang là bài thơ ca hát non sông đất nước, do đó dọn đường cho lòng người mới có Đất nở hoa. Đọc Tràng giang giúp chúng ta thêm yêu thêm nhớ đất trời sông núi quê hương. Vậy dưới đây là 52 mở bài Tràng giang hay nhất, mời các bạn cùng theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm bài văn mẫu Phân tích Tràng giang, kết bài Tràng giang.

Mục Lục Bài Viết

Mở bài Tràng giang của Huy Cận hay nhất

  • Mở bài Tràng giang học sinh giỏi
  • Mở bài vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong Tràng giang
  • Mở bài phân tích bài thơ Tràng Giang
  • Mở bài phân tích hai khổ thơ đầu bài Tràng giang
  • Mở bài phân tích khổ cuối bài thơ Tràng Giang
  • Mở bài phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang
  • Mở bài phân tích khổ thơ đầu bài thơ Tràng giang
  • Mở bài phân tích khổ thơ thứ hai bài Tràng Giang
  • Mở bài hình tượng người chí sĩ yêu nước
  • Mở bài bức tranh thiên nhiên trong Tràng giang

Mở bài Tràng giang nâng cao

Mở bài mẫu 1

Giữa cuộc sống xô bồ, con người luôn muốn tìm cho mình những khoảnh khắc bình yên. Đôi khi, họ chào ngày mới bằng một nụ cười thật tươi nhưng sau đó khi đêm về, họ lại tự giam mình trong những nỗi buồn chẳng thể gọi tên. Có rất nhiều cách đê giải tỏa nỗi buồn, có người tìm đến rượu, có người tìm đến âm nhạc, những người nghệ sĩ của chúng ta từ xưa khi đối mặt với nỗi buồn lại tìm đến thi ca. Tôi cũng không biết lập luận này của mình liệu có hợp lý hay không, nhưng chẳng phải vì buồn, mà Huy Cận viết “Tràng Giang” hay sao? Tràng Giang – là thi phẩm tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận, một thi phẩm thành công với sự kết hợp nhuận nhị giữa cổ điển và hiện đại.

Mở bài mẫu 2

Trong kho tàng thơ ca Việt Nam, đã có rất nhiều những người nghệ sĩ lấy cảm hứng cho tác phẩm của mình từ nỗi buồn. Đó là nỗi buồn dừng chân lại nơi đèo ngang nhớ về giang san, Tổ quốc, nỗi buồn trước sông dài trời rộng của người lữ thứ dừng chân lại nơi non, nỗi buồn đêm mưa, buồn nhớ bạn. Sau này, trong phòng trào thơ mới, cũng nổi lên một cây viết chọn nỗi buồn làm đề tài cảm hứng chính trong mỗi thi phẩm của mình. Đó là Huy Cận với thi phẩm “Tràng Giang”.

Mở bài mẫu 3

Huy Cận là một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào thơ mới (1930 – 1945). Ông yêu thích thơ ca Việt Nam, thơ Đường và chịu ảnh hưởng nhiều của nền văn học Pháp. Thơ ông hàm súc và giàu chất suy tưởng. “Tràng Giang” là một trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Huy Cận được viết vào mùa thu năm 1939. Bài thơ là một minh chứng điển hình cho sự kết hợp hài hòa giữa chất cổ điển và chất hiện đại, vẽ lên trước mắt chúng ta một bức tranh thiên nhiên yên bình, tĩnh lặng, ẩn chứa sau đó là cả một nỗi sầu “vạn kỷ” của người thi sĩ.

Mở bài mẫu 4

Nếu như nhà thơ Xuân Diệu được biết đến với một hồn thơ mang nỗi ám ảnh về thời gian thì Huy Cận – người bạn tâm giao của ông lại mang trong mình nỗi ám ảnh về không gian. Trong quá trình sáng tác văn học của mình đặc biệt là trong giai đoạn trước Cách mạng, Huy Cận đã để lại cho văn đàn Việt Nam rất nhiều những tác phẩm xuất sắc phải kể đến đó là bài thơ “Tràng Giang”. Thi phẩm là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và yếu tố hiện đại….

Mở bài Tràng giang học sinh giỏi

Mở bài mẫu 1

Nhà thơ Xuân Diệu đã từng viết rằng: “Trong thơ Việt Nam nghe bay dậy một tiếng địch buồn. Không phải sáo thiên thai, không phải diệu ái tình, không phải lời ly tao kể chuyện một cái “tôi”, mà ấy là một bản ngậm ngùi dài: có phải tiếng đìu hiu của khóm trúc, bông lau; có phải niềm than vãn của bờ sông, bãi cát; có phải mặt trăng một mình đang cảm thương cùng các vì sao?… Thơ Huy Cận đó ư? Ai nhắc làm chi những nỗi tha thiết của ngàn đời, ai động đến cái lớp sầu dưới đáy hồn nhân thế, những lời muôn năm than thầm trong lòng vạn vật, ai thuật lại mà não nuột lắm sao?” Hôm nay đọc “Tràng Giang”, tôi mới hiểu tại sao Xuân Diệu lại nói vậy. Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa chất cổ điển và hiện đại, vẽ lên trước mắt chúng ta một bức tranh thiên nhiên sông nước yên bình và tĩnh lặng, ẩn chứa sau đó là nỗi buồn chất chứa – những u sầu của người thi sĩ.

Mở bài mẫu 2

Nhà phê bình Hoài Thanh đã từng nhận định: “Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận…”. Thật vậy, thơ Huy Cận là sự đan xen giữa nổi sầu vũ trụ của thế nhân với nổi cơ đơn mang tính thời đại của các nhân, nó tạo thành nổi sầu vạn kỉ trong hồn thơ ông. Đó là một tiếng thơ có nét gì đó rất riêng, là sự hòa trộn giữa yếu tố cổ điển và yếu tố hiện đại. Bài thơ “Tràng Giang” (Huy Cận) là một tác phẩm tiêu cho phong cách nghệ thuật độc đáo ấy. Qua bài thơ mang “vẻ đẹp cổ điện mà hiện đại”, Huy Cận đã bộc lộ cái sầu của một cái tối cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín nhưng thật thiết tha.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Dàn ý nghị luận về vấn đề con người cần được sống là chính mình Nghị luận sống là chính mình

Mở bài vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong Tràng giang

Mở bài mẫu 1

Nhà phê bình Hoài Thanh từng phát biểu: “Buồn thương, sầu não là âm hưởng chính khiến “Lửa thiêng” như bản ngậm ngùi dài. Tập thơ dằng dặc một nỗi buồn nhân thế, một nỗi đau đời.” Trong đó, người đọc biết đến Huy Cận nhiều nhất qua bài “Tràng giang” trích trong tập thơ này. “Tràng giang” đã khắc họa thành công cái lăng kính sầu vạn cổ cùng hiện thực giàu sắc thái. Chính vì lẽ đó, bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận đã khắc họa thành công hai vẻ đẹp: cổ điển và hiện đại.

Mở bài mẫu 2

Huy Cận là một nhà thơ tên tuổi trong nền thi ca nước nhà với nhiều tác phẩm tiêu biểu, có đóng góp rất nhiều trong phong trào thơ mới. “Tràng Giang” là một trong những bài thơ tiêu biểu và nổi tiếng nhất của ông. “Tràng Giang” trích trong tập “Lửa Thiêng” được viết trước cách mạng tháng Tám. Với bút pháp nghệ thuật đặc sắc, bài thơ là một bức tranh đẹp được hòa quyện giữa nét cổ điển và hiện đại.

Mở bài mẫu 3

Nếu Xuân Diệu được mệnh danh là chủ soái dòng Tây, Nguyễn Bính là chủ soái dòng quê thì nhà thơ Huy Cận được coi là chủ soái dòng Đường. Sinh thời, một trong những gương mặt xuất sắc của phong trào thơ mới, còn được mệnh danh là “hồn thơ ảo não” ấy cũng đã tự nhận mình có ảnh hưởng không nhỏ của thơ ca cổ điển, nhất là thơ Đường. Bởi vậy sáng tác của ông luôn có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai yếu tố cổ điển và hiện đại. Bài thơ Tràng giang, ra đời vào năm 1939, in trong tập “Lửa thiêng” đã xuất sắc thể hiện một cái tôi đa sầu, đa cảm qua màu sắc nghệ thuật rất đặc trưng đó.

Mở bài mẫu 4

“Tràng Giang” là một trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất cho phong cách thơ của Huy Cận trước cách mạng tháng Tám. Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1939, in trong tập Lửa Thiêng. Cảm xúc thơ được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước… Với bút pháp nghệ thuật đặc sắc, tác giả đã vẽ lên một bức tranh thơ mang vẻ đẹp hòa quyện giữ cổ điển và hiện đại, đồng thời bộc lộ cái tôi cô đơn, cái tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà tha thiết.

Mở bài phân tích bài thơ Tràng Giang

Mở bài phân tích Tràng Giang – Mẫu 1

Nhắc tới Huy Cận, người ta nhớ ngay đến một “hồn thơ ảo não” (Hoài Thanh). Trước cách mạng tháng Tám 1945, ông đã góp mặt vào thơ ca đương thời một nỗi sầu nhân thế, một cái tôi cô đơn, buồn bã trước dòng đời. Với sự pha trộn giữa chất cổ điển và hiện đại, ông đã gửi gắm nỗi niềm ấy trong nhiều bài thơ, trong đó phải kể đến Tràng giang. Bài thơ in trong tập “Lửa thiêng” (1940) rất tiêu biểu cho phong cách thơ Huy Cận.

Mở bài phân tích Tràng Giang – Mẫu 2

Huy Cận được mệnh danh là nhà thơ cả vạn lí sầu. Trước cách mạng hồn thơ ông mang nỗi sầu bi của thời đại. Tác phẩm Tràng giang là một bài thơ tiêu biểu cho nỗi buồn miên man của nhà thơ trước cuộc đời, trước thời đại. Ẩn sau nỗi buồn ấy còn là lời tâm sự, lòng yêu nước kín đáo.

Mở bài phân tích Tràng Giang – Mẫu 3

Hoài Thanh đã có một nhận định về các nhà thơ mới năm 1930: “Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”. Mỗi nhà thơ đều có một phong cách riêng làm nên nét độc đáo riêng của mình. Huy Cận là một nhà thơ xuất sắc với lời thơ đượm buồn một nỗi sầu nhân thế. Bài thơ “Tràng Giang” là một bài thơ đặc sắc và thể hiện rõ nỗi sầu nhân thế của Huy Cận lúc bấy giờ.

Mở bài phân tích Tràng Giang – Mẫu 4

Khác với hồn thơ sôi nổi, nhiệt huyết gắn với công cuộc đổi mới sau cách mạng tháng 8. Thơ Huy Cận những năm trước cách mạng lại mang nét u sầu, buồn bã trước thời cuộc. Chẳng thế mà “Tràng giang” ra đời lại khắc họa nét cô đơn của cá thể trước không gian bao la của thiên nhiên. Cùng với nét u buồn khắc khoải trước không gian mênh mông, bài thơ còn là nỗi nhớ quê hương, thương đất nước đang chìm trong tang thương của thi sĩ.

Mở bài phân tích Tràng Giang – Mẫu 5

Huy Cận là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới (1930-1945) với những tác phẩm có sự kết hợp giữa yếu tố hiện đại và cổ điển. Phong cách sáng tác của ông có sự khác biệt lớn gắn liền với hai thời điểm: trước cách mạng tháng Tám và sau cách mạng tháng Tám. Có thể nói đó là sự chuyển biến từ nỗi u sầu, buồn bã vì thời thế trước cách mạng cho đến không khí hào hứng vui tươi sau cách mạng gắn với công cuộc đổi mới. Bài thơ “Tràng giang” được viết trong thời kì trước cách mạng với một nỗi niềm chất chứa u buồn, gợi lên sự bế tắc trong cuộc sống của kiếp người trôi nổi lênh đênh. Bài thơ để lại trong lòng người đọc nhiều nỗi niềm khó tả.

Mở bài phân tích Tràng Giang – Mẫu 6

Tràng Giang là một bài thơ hay của Huy Cận và là một trong những bài thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Bài thơ thể hiện nỗi cô đơn, bơ vơ của con người ngay giữa quê hương mình. Tràng Giang in trong tập Lửa thiêng, xuất bản năm 1940. Bài thơ nói về nỗi buồn thế hệ, nỗi buồn không tìm được lối ra, nên như kéo dài triền miên.

Mở bài phân tích Tràng Giang – Mẫu 7

Thời đại Thơ mới của Việt Nam ghi dấu sự thành danh của nhiều bậc thi nhân đại tài. Đó là một Xuân Diệu khao khát tình đến cháy bỏng, mãnh liệt. Một Chế Lan Viên trăn trở đi tìm cái tôi cá nhân. Một Hàn Mặc Tử chìm trong thực và mộng. Và có cả một nhà thơ – một con người mang tâm hồn của một kẻ ảo não, chênh vênh giữa cõi đời rộng lớn.

Mở bài phân tích Tràng Giang – Mẫu 8

Đến với phong trào Thơ Mới, ta được hòa mình trong vườn thơ đầy hương sắc tuyệt diệu của các thi nhân. Ta không khỏi rạo rực, hứng khởi trước những vần thơ táo bạo, tràn đầy năng lượng mê hoặc của Xuân Diệu, không khỏi buồn man mác trước hồn thơ sáng trong của Thế Lữ, thổn thức trước hình ảnh thơ đầy kì dị của Chế Lan Viên, hay say sưa trước hồn thơ quê bình dị mà thân thương của Nguyễn Bính. Và đặc biệt, đến với thơ Huy Cận, ta bắt gặp nét buồn riêng biệt, độc đáo đó là một nỗi sầu rợn ngợp, u hoài, trước vũ trụ mênh mang, dường như chân trời của những nỗi buồn của nhà thơ cứ thế dài vô tận. Bài thơ “Tràng giang” là tác phẩm tiêu biểu cho nét phong cách đó của Huy Cận.

Mở bài phân tích Tràng Giang – Mẫu 9

Huy Cận là một trong số những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới với một “hồn thơ ảo não”. Thơ của Huy Cận luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc bởi những khung cảnh thiên nhiên hoang vắng, mênh mang và luôn thấm đẫm một nỗi buồn. Bài thơ “Tràng giang” in trong tập “Lửa thiêng” là một trong số những sáng tác tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận.

Mở bài phân tích Tràng Giang – Mẫu 10

Mỗi ai khi đi xa đều mang trong mình chút hình chút bóng thân thương của dòng sông quê hương. Đặc biệt đối với các nhà thơ, nhà văn, dòng sông quê luôn là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn, thôi thúc các nhà thơ không thể kìm lòng mà phải viết. Một dòng sông “nước gương trong soi tóc những hàng tre” trong thơ Tế Hanh, một con sông Đà trong tùy bút Nguyễn Tuân, một dòng sông Hương êm đềm trong văn Hoàng Phủ…. Và chỉ khi đến với “Tràng Giang” của Huy Cận, ta mới thấy hết được những gì đẹp nhất, thơ nhất nhưng cũng chứa chan tình quê trong cảm thức của tác giả.

Tham khảo thêm:   235 bài tập trắc nghiệm số phức có lời giải chi tiết Chuyên đề số phức có đáp án kèm theo

Mở bài phân tích Tràng Giang – Mẫu 11

Huy Cận là nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, ông là người chiến sĩ cách mạng và những tâm sự về thời cuộc đã được thể hiện mạnh mẽ trong các tác phẩm của ông, khi ông đang viễn cảnh ngắm những sự vật trôi trên dòng sông Tràng Giang dài sâu thẳm nó biểu hiện những tiếng lòng của con người.

Mở bài phân tích Tràng Giang – Mẫu 12

Bài thơ “Tràng giang” được viết trong thời kì trước cách mạng với một nỗi niềm chất chứa u buồn, gợi lên sự bế tắc trong cuộc sống của kiếp người trôi nổi lênh đênh. Bài thơ đã để lại trong lòng người đọc nhiều nỗi niềm khó tả. Tràng Giang không chỉ là một bài thơ hay của Huy Cận mà con là một trong những bài thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Đôi khi người ta thường hiểu Tràng Giang là một bài thơ miêu tả phong cảnh quê hương đất nước, thể hiện tình yêu quê hương đất nước, nhưng đúng hơn đây là bài thơ thể hiện nỗi cô đơn, bơ vơ của con người ngay giữa quê hương mình.

Xem thêm: Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Mở bài phân tích hai khổ thơ đầu bài Tràng giang

Mở bài phân tích hai khổ thơ đầu – Mẫu 1

“Trên cánh đồng văn chương màu mỡ người nghệ sĩ như những hạt cát bụi bay lượn trong không khí để tìm cho mình những dư vị còn lại”. Với Huy Cận ông tìm về nơi lặng tờ của quê hương, xứ sở đó là dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa, nguồn cảm hứng của ông được khơi nguồn từ đó và đọng lại ở “Tràng Giang” điều đó được thể hiện trong hai đoạn thơ đầu của bài thơ.

Mở bài phân tích hai khổ thơ đầu – Mẫu 2

Là một trong những nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới, Huy Cận để lại cho kho tàng văn học Việt Nam rất nhiều tác phẩm đặc sắc. Bài thơ “Tràng Giang” được ông viết trong thời kỳ trước cách mạng với một nỗi u buồn, sự bế tắc của một kiếp người, trôi nổi lênh đênh không bến đỗ. Nỗi buồn ấy được thể hiện rõ nét ngay trong 2 khổ thơ đầu.

Mở bài phân tích hai khổ thơ đầu – Mẫu 3

Huy Cận là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới (1930-1945) với những tác phẩm có sự kết hợp giữa yếu tố hiện đại và cổ điển. Phong cách sáng tác của ông có sự khác biệt lớn gắn liền với hai thời điểm: trước cách mạng tháng Tám và sau cách mạng tháng Tám. Có thể nói đó là sự chuyển biến từ nỗi u sầu, buồn bã vì thời thế trước cách mạng cho đến không khí hào hứng vui tươi sau cách mạng gắn với công cuộc đổi mới. Bài thơ “Tràng giang” được viết trong thời kì trước cách mạng với một nỗi niềm chất chứa u buồn, gợi lên sự bế tắc trong cuộc sống của kiếp người trôi nổi lênh đênh. Bài thơ để lại trong lòng người đọc nhiều nỗi niềm khó tả.

Mở bài phân tích hai khổ thơ đầu – Mẫu 4

Mỗi một nhà thơ trong phong trào thơ Mới đều diện cho mình một bộ y phục tối tân khác nhau, một phong cách, một giọng riêng không tìm thấy trong bất kì cổ họng của một người nào khác. Và Huy Cận, bằng nỗi sầu nhân thế, sầu vũ trụ, ông đã đem lượm lặt chút buồn rải rác để góp nhặt nên những vần thơ âu sầu, ảo não trong “Tràng Giang”. Đặc biệt với 2 khổ đầu bài thơ, bức tranh thiên nhiên hùng vĩ mà đượm buồn cùng tâm trạng bơ vơ, bế tắc đã góp phần làm nên sắc thái rất riêng, rất Huy Cận.

Mở bài phân tích hai khổ thơ đầu – Mẫu 5

Thơ là cây đàn muôn diệu của tâm hồn của nhịp thở con tim, thơ diễn tả rất thành công mọi cung bậc cảm xúc của con người, niềm vui, nỗi buồn sự cô đơn tuyệt vọng. Có những tâm trạng của con người chỉ có thể diễn đạt bằng thơ, vì vậy thơ không chỉ nói hộ lòng mình mà thơ còn thể hiện những băn khoăn suy nghĩ về sự biến đổi của thế sự với cảm xúc dạt dào khi thấy cái tôi nhỏ bé trước vũ trụ bao la Huy Cận đã viết nên tác phẩm “Tràng Giang”, đặc biệt qua hai khổ thơ đầu của đoạn thơ ta cảm nhận rõ được điều đó.

Mở bài phân tích hai khổ thơ đầu – Mẫu 6

Huy Cận được biết đến với một hồn thơ ‘cổ điển nhất trong phong trào Thơ mới”. Ông tâm sự “Trước Cách mạng, tôi thường có thú vui vào chiều chủ nhật hàng tuần đi lên vùng đê Chèm để ngoạn cảnh sông Hồng. Phong cảnh sông nước đẹp gợi cho tôi nhiều cảm xúc”. Và bài thơ “Tràng giang” được viết ra thể hiện một nỗi buồn, nỗi cô đơn, lạc lõng của con người trước cuộc đời đặc biệt trong phần phân tích hai khổ đầu bài thơ Tràng giang.

Mở bài phân tích khổ cuối bài thơ Tràng Giang

Mở bài phân tích khổ cuối – Mẫu 1

Huy Cận vốn là một trong những nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ mới. Thơ ông vốn đặc biệt vì trong hồn thơ luôn ẩn chứa một nét hoài cổ buồn và sầu. Đặc biệt là bài thơ Tràng Giang với khổ thơ thứ tư đã cho ta thấy rõ điều đó.

Mở bài phân tích khổ cuối – Mẫu 2

Trong bài thơ Tràng giang của nhà thơ Huy Cận, khổ thơ cuối là một trong những khổ thơ cô đọng, giàu hình tượng và nghệ thuật nhất, cũng là khổ thơ thể hiện rõ nhất tâm trạng của chủ thể trữ tình. Qua khổ thơ, người đọc có thể thấy được những nét hiện đại pha lẫn với yếu tố cổ điển đã làm nổi bật nên nỗi nhớ nhà và tâm trạng lo lắng trước thời cuộc, vận mệnh đất nước của người thanh niên.

Mở bài phân tích khổ cuối – Mẫu 3

Nền thơ 1930 – 1945 đã đóng góp cho thi đàn văn học Việt Nam nhiều phong cách độc đáo. Nếu ta theo Thế Lữ vào giấc mơ tiên, vào cuộc đời bất tận theo cách sôi nổi cuống quýt vội vàng của Xuân Diệu “muốn cắn trái xuân hồng” thì ta cũng có thể đi theo Huy Cận đi vào bể sầu nhân thế. Chẳng cần đi tới tập thơ Lửa thiêng chỉ riêng bài Tràng giang cũng đã làm nên hồn thơ “ảo não” Huy Cận. Và khổ thơ cuối là khổ thơ sâu lắng tha thiết nhất trong trường buồn Tràng giang của ông.

Mở bài phân tích khổ cuối – Mẫu 4

Đọc thơ của Huy Cận người đọc cảm nhận rõ được tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước sâu nặng trong lòng ông. Bằng tình yêu nồng nàn và luôn cháy trong tim ông luôn hướng về quê hương đất nước dù hiện tại ông đang đứng trên mảnh đất quê hương. Khổ cuối bài Tràng giang là tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.

Mở bài phân tích khổ cuối – Mẫu 5

Nhà thơ Huy Cận có rất nhiều bài thơ hay miêu tả về cảnh thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước, nỗi nhớ nhà trong đó nổi bật nhất là bài thơ ” tràng giang” nó là bài thơ tiêu tiêu biểu của phong trào thơ mới. trong bài thơ ” tràng giang ” khổ thơ cuối của bài thơ khổ thơ này đã thể hiện tâm trạng buồn, cô đơn, bơ vơ của tác giả khi nhớ nhà:

Mở bài phân tích khổ cuối – Mẫu 6

Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. Thơ ông chịu ảnh hưởng của thơ Đường, thơ Pháp, giọng thơ ảo não. Thơ Huy Cận trước cách mạng tháng 8 thường mang tâm trạng buồn, u uất. Đó cũng là một tâm trạng chung của cả thế hệ một dân tộc. Bài thơ “Tràng giang” được trích từ tập “Lửa Thiêng” thể hiện một nỗi buồn cô đơn, một nỗi buồn nhớ nhà, nhớ quê hương trong cảnh hoàng hôn trước tràng giang. Khổ thơ cuối là nỗi nhớ trào dâng của tác giả, một nỗi nhớ quê hương da diết khi đứng trước hoàng hôn, nơi sông dài trời rộng:

Mở bài phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang

Mở bài phân tích hai khổ cuối – Mẫu 1

Trong số các nhà thơ mới trước Cách mạng, Huy Cận là một nhà thơ có chất thơ ảo não nhất. Thơ ông luôn chất chứa một nỗi sầu nhân thế. “Tràng Giang” là một bài thơ gắn liền với tên tuổi của Huy Cận với những nỗi niềm yêu nước thiết tha. Đặc biệt, nỗi niềm thương nhớ ấy càng được thấy rõ trong phần phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng giang dưới đây.

Mở bài phân tích hai khổ cuối – Mẫu 2

Nhà thơ Huy Cận là một nhà thơ nổi tiếng với làng thơ mới, mỗi tác phẩm của ông đều gửi gắm những tâm trạng, nỗi buồn phiền, sầu muộn của mình trong đó. Bài thơ Tràng Giang là một bài thơ tiêu biểu gắn liền với Huy Cận, thể hiện nỗi buồn của tác giả trước nhân tình thế thái, trước nỗi buồn nhân thế. Thể hiện tình cảm yêu quê hương, đất nước của tác giả. Đặc biệt là hai khổ thơ cuối thể hiện rõ nét tâm trạng phiền não, sầu muộn của tác giả Huy Cận với những nỗi sầu nhân thế.

Tham khảo thêm:   Đề thi giữa học kì 1 môn Âm nhạc 8 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều Mẫu đề kiểm tra giữa kì 1 Âm nhạc 8

Mở bài phân tích hai khổ cuối – Mẫu 3

Có nhà phê bình nào đó đã tinh tế nhận xét rằng: Thơ Huy Cận không phải rượu rót vào chén (tức là không say nồng) mà là men đang lên; không phải hoa trên cành (tức không khoe sắc rực rỡ) mà là nhựa đang chuyển. Đúng thế! Cái hồn thơ bề ngoài tưởng lặng lẽ mà rất cao, rất rộng trong thơ ông không dễ gì nắm bắt. Đọc “Tràng giang” – bài thơ trang trọng, cổ kính, đậm đà cốt cách Đường thi mà giản dị mới lạ, độc đáo in rõ dấu ấn của thơ lãng mạn đương thời – mới thấy nhận định trên là đúng.

Mở bài phân tích hai khổ cuối – Mẫu 4

Độc giả biết đến hồn thơ của Huy Cận trước cách mạng là một hồn thơ sầu, buồn trước nỗi sầu nhân thế. Đến với bài thơ “Tràng giang”, ta lại bắt gặp một nỗi buồn, cô đơn sâu sắc của tác giả trước cuộc đời. Đặc biệt, nỗi sầu buồn ấy được làm nổi bật trong hai khổ thơ cuối của bài thơ.

Mở bài phân tích khổ thơ đầu bài thơ Tràng giang

Mở bài phân tích khổ thơ đầu – Mẫu 1

Nhà thơ huy cận tên thật là Cù Huy Cận. Nhắc đến thơ của ông, người ta có thể nhớ ngay đến chất thơ chất chứa những nỗi sầu nhân thế và lòng ngợi ca cảnh đẹp của thiên nhiên. Trước Cách mạng tháng Tám, tên tuổi của Ông gắn liền với rất nhiều tác phẩm tiêu biểu như: “ Lửa thiêng”, “ vũ trụ ca”,… Bài thơ “ tràng giang” trong tập “ lửa thiêng” là một trong những áng thơ tiêu biểu bậc nhất của Huy Cận. Bài thơ mang dòng chảy cảm xúc có chút u buồn mênh mang cho kiếp người bé nhỏ, trôi nổi giữa biết bao ngã rẽ cuộc đời. Đặc biệt đoạn thơ thứ nhất đã cuốn hút ngay người đọc theo tâm hồn thơ của tác giả rất độc đáo.

Mở bài phân tích khổ thơ đầu – Mẫu 2

Huy Cận là cây bút tiêu biểu trong phong trào thơ Mới. Đến với thơ Huy Cận, người đọc sẽ dễ dàng rung động bởi nỗi buồn man mác quẩn quanh. Tràng Giang là một tác phẩm như thế. Bài thơ sẽ gợi lên cho chúng ta nỗi buồn nhân thế nặng sâu trong lòng tác giả. Nỗi buồn ấy đặc biệt mênh mang, heo hút giữa không gian thiên nhiên vô tận được khắc họa ở đoạn mở đầu bài thơ.

Mở bài phân tích khổ thơ đầu – Mẫu 3

Những cung bậc cảm xúc của con người thường được con người ẩn giấu qua những câu hát, giai điệu, câu thơ câu văn. Chính các nhà văn, nhà thơ thường bày tỏ nỗi lòng của mình qua các câu chữ thấm đậm tình. Huy Cận là một trong những nhà thơ như vậy. Độc giả luôn cảm nhận được tâm trạng của ông qua các bài thơ ông sáng tác. “Tràng giang” – một tác phẩm không thể không kể đến, một tác phẩm kiến người đọc phải bồi hồi trong cảm xúc của tác giả. Chắc hẳn mọi độc giả đều ấn tượng với khổ thơ đầu tiên. tác giả đã vẽ lên khung cảnh thiên nhiên thật đẹp trước sự cô đơn hiu quạnh quặn lòng.

Mở bài phân tích khổ thơ đầu – Mẫu 4

“Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm
Nỗi nhớ nhung không biết đã vơi chưa
Hay lòng chàng vẫn tủi nắng sầu mưa
Cùng đất nước nặng buồn sông núi”

Huy Cận là một trong những nhà thơ nổi bật trong phong trào thơ mới. Đúng như những nhận xét của Xuân Diệu, trước cách mạng thơ Huy Cận thường mang đậm nỗi buồn sâu thẳm, nỗi buồn nhân thế. Huy Cận đã có rất nhiều sáng tác thể hiện nỗi buồn. Tràng Giang là một trong những tác phẩm hay điển hình cho hồn thơ Huy Cận một thời. Khổ thơ đầu bài thơ đã miêu tả xuất sắc cảnh sông nước mênh mang, heo hút của sông Hồng, đồng thời thể hiện nỗi buồn của người thi sĩ trước không gian vô tận.

Mở bài phân tích khổ thơ đầu – Mẫu 5

Huy Cận là một trong những nhà thơ thành công nhất phong trào thơ Mới. Người ta nhận xét thơ của Huy Cận thường buồn, một nỗi buồn sâu thăm thẳm, da diết, nỗi buồn của nhân thế, cuộc đời. Các tác phẩm thơ của ông thường nghiêng về nỗi buồn và một trong số đó là Tràng Giang. Bài thơ là điển hình cho nỗi buồn nhân thế mà Huy Cận luôn mang nặng trong lòng. Và ở khổ đầu tiên trong bài thơ, Huy Cận đã miêu tả một cách thật chân thực cái nỗi buồn heo hút, mênh mang trong lòng mình, nỗi buồn trước một không gian thiên nhiên vô cùng vô tận.

Xem thêm: Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Mở bài phân tích khổ thơ thứ hai bài Tràng Giang

Mở bài phân tích khổ 2 bài Tràng Giang – Mẫu 1

Không tha thiết, nồng nàn như Xuân Dệu, cũng chẳng điên cuồng lãng mạn như Hàn Mặc Tử, thơ của Huy Cận là một nỗi buồn mênh mông vô tận, buồn từ tâm hồn đến cảnh vật. Đọc thơ ông, ta thấy pha tạp chút hiện đại của văn học Pháp, nhưng nhiều nhất vẫn là nét cổ điển đậm đà của thơ Đường, thế nên ta thường thấy trong thơ ông có nỗi buồn rất lạ, rất vô định. Một trong số những bài thơ tiêu biểu nhất của Huy Cận phải nhắc đến Tràng giang. Đặc biệt khổ thơ thứ 2 của Tràng giang cũng đủ để ta chiêm nghiệm về nỗi sầu nhân thế ấy.

Mở bài phân tích khổ 2 bài Tràng Giang – Mẫu 2

Nếu cả bài thơ tràng giang là một bức tranh sông nước rợn ngợp những nỗi buồn, nỗi sầu thương thì khổ thứ 2 trong bài đã gợi lên một khung cảnh hoang vắng đến xác xơ, tiều tụy.

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu.

Mở bài phân tích khổ 2 bài Tràng Giang – Mẫu 3

Thơ là cây đàn muôn diệu của tâm hồn của nhịp thở con tim, thơ diễn tả rất thành công mọi cung bậc cảm xúc của con người, niềm vui, nỗi buồn sự cô đơn tuyệt vọng. Có những tâm trạng của con người chỉ có thể diễn đạt bằng thơ, vì vậy thơ không chỉ nói hộ lòng mình mà thơ còn thể hiện những băn khoăn suy nghĩ về sự biến đổi của thế sự với cảm xúc dạt dào khi thấy cái tôi nhỏ bé trước vũ trụ bao la Huy Cận đã viết nên tác phẩm “Tràng Giang”, đặc biệt qua khổ thơ đầu của đoạn thơ ta cảm nhận rõ được điều đó.

Xem thêm: Phân tích khổ thơ thứ hai bài Tràng Giang của Huy Cận

Mở bài hình tượng người chí sĩ yêu nước

Mở bài mẫu 1

Thế kỉ XX, đặc biệt là những năm đầu, đất nước, nhân dân ta đã ghi nhận nhiều gương mặt các nhà cách mạng, nhà chí sĩ yêu nước lỗi lạc như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng,… và không thể không kể đến Phan Bội Châu. Đóng góp to lớn của ông đối với thời đại khó mà kể hết được, trước hết là tinh thần yêu nước. Đã nhiều lần ông gửi gắm điều ấy trong các sáng tác sục sôi ý chí căm hờn, thúc giục thế hệ trẻ phải đứng lên đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Một trong số đó, có Lưu biệt khi xuất dương đã khắc họa thành công hình ảnh người chí sĩ yêu nước lúc lên đường thực hiện ước mơ lớn.

Mở bài mẫu 2

Phan Bội Châu vị lãnh tụ của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. Mặc dù mang trong mình tâm huyết lớn lao song sự nghiệp của ông lại không thành, nhưng lòng yêu nước nồng nàn, cháy bỏng của ông vẫn lưu mãi muôn đời. Ông dùng thơ văn của mình như một thứ vũ khí đắc lực để cổ vũ, tuyên truyền cách mạng. Xuất dương khi lưu biệt là một trong những bài thơ như vậy.

Mở bài mẫu 3

Phan Bội Châu là người đầu tiên có ý tưởng cứu nước bằng con đường tư sản, ông có nhiều hoạt động sôi nổi trong phong trào cách mạng thời kỳ đầu. Phan Bội Châu còn được biết đến là một nhà văn, nhà thơ lớn trong nửa đầu thế kỷ 20, là người ươm những mầm mống đầu tiên cho nền văn học mang khuynh hướng trữ tình chính trị của Việt Nam lúc bấy giờ. Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho tinh thần nhiệt huyết, tráng chí rộng lớn và cao đẹp của người chí sĩ yêu nước.

Mở bài bức tranh thiên nhiên trong Tràng giang

Mở bài mẫu 1

Nhắc đến phong trào Thơ mới không thể không nhắc đến Huy Cận. Tràng giang là một bài thơ được trích trong tập thơ “Lửa thiêng”, nổi tiếng của ông, được viết vào những năm trước Cách mạng tháng Tám. Bài thơ không chỉ bộc lộ được nỗi tâm trạng u sầu, nỗi buồn mênh mông của lòng người mà còn khắc hoạ hình ảnh thiên nhiên mang nét đẹp đượm buồn.

Mở bài mẫu 2

Tràng giang là bài thơ hay nói về thiên nhiên của dòng sông Trường Giang, dưới con mắt của thi sĩ nó trở nên vô cùng thơ mộng và đầy tinh tế. Dưới cái nhìn đầy gợi cảm và phong phú, bài thơ đã có sự kết hợp mạnh mẽ giữa những yếu tố kì ảo và thơ mộng trữ tình, để có thể có được một bức tranh thiên nhiên đẹp hùng vĩ.

Mở bài mẫu 3

Chẳng biết tự bao giờ, thiên nhiên trở thành nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Thời đại nào cũng vậy, thiên nhiên luôn gợi nên nhiều cảm xúc trong lòng thi nhân. Thơ mới những năm 1930 đã coi thiên nhiên là một đề tài không thể thiếu. Những Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính,… đã mang tới những bức tranh thiên nhiên đẹp trong thơ. Và không thể không nhắc tới Huy Cận – một gương mặt xuất sắc, tiêu biểu của phong trào thơ mới. Tuy thơ ông luôn chất chứa sâu nặng nỗi buồn nhân thế nhưng vẫn khiến người đọc nao lòng trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Điều đó được thể hiện rõ nét qua bài thơ Tràng giang – một sáng tác in trong tập Lửa thiêng (1940).

Ngoài 39 mở bài Tràng giang hay các bạn lớp 11 xem thêm bài văn mẫu: phân tích bài thơ Tràng giang, phân tích hai khổ thơ đầu Tràng Giang, phân tích khổ cuối Tràng giang… Ngoài ra các bạn học sinh tham khảo thêm rất nhiều bài văn hay khác tại chuyên mục Văn 11.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 11: Tổng hợp những mở bài về bài thơ Tràng Giang của Huy Cận (52 mẫu) Mở bài Tràng Giang của Huy Cận của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *