Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 11: Tổng hợp những kết bài về bài thơ Lưu biệt khi xuất dương (18 mẫu) Kết bài Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Kết bài Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu tuyển chọn 18 mẫu kết bài siêu hay, đạt điểm cao nhất của các bạn học sinh giỏi lớp 11. Thông qua kết bài Lưu biệt khi xuất dương các bạn biết cách viết khái quát, đánh giá lại vấn đề đang nghị luận hoặc đưa ra những bàn luận mở rộng, từ đó gây được ấn tượng cho người đọc.

TOP 18 kết bài Xuất dương lưu biệt mà Wikihoc.com giới thiệu dưới đây các bạn học sinh có thể tham khảo, hoàn thiện bài văn phân tích bài thơ, cảm nhận bài thơ, phân tích hình tượng người chí sĩ trong Lưu biệt khi xuất dương .. trên lớp của mình thật hay, ấn tượng nhất.

Kết bài Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu

  • Kết bài phân tích bài Lưu biệt khi xuất dương
  • Kết bài Cảm nhận bài thơ Lưu biệt khi xuất dương 
  • Kết bài phân tích hình tượng người chí sĩ 

Kết bài phân tích bài Lưu biệt khi xuất dương

Kết bài mẫu 1

Tóm lại cả bài thơ là một quan niệm chí làm trai của Phan Bội Châu. Đối với ông chí làm trai ấy phải làm được những điều hiển hách được ghi tên trong bảng vàng lưu danh muôn đời. Vận mệnh của chí làm trai gắn liền với vận mệnh của đất nước. Với giọng điệu hào hùng trang nghiêm, cách sử dụng từ ngữ hấp dẫn lôi cuốn bài thơ hiện lên như một bài ca hào hùng về chí làm trai. Nó dường như tiếp sức cho Phan Bội Châu đi trên con đường cứu nước.

Kết bài mẫu 2

Đất nước bị xâm lược, non sông cũng không còn nữa thì ta có sống cũng chỉ chuốc lấy sự nhục nhã, ê chề. Sách vở, người có học thức cũng trở thành vô nghĩa khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc được ông đặt lên hàng đầu bởi ông ý thức được thời cuộc. Sách vở cũng không có ý nghĩa gì khi nước mất nhà tan. Việc làm quan trọng và thiết thực nhất lúc bấy giờ là tìm được con đường, hướng đi cho đất nước để thoát khỏi sự xâm lược, bóc lột của thực dân Pháp. Phan Bội Châu là một người yêu nước và ông cũng mong rằng phong trào Đông du do mình lãnh đạo sẽ gặt hái được nhiều thành quả giúp ích cho nước nhà. Bên cạnh đó, hai câu luận cũng có ý nghĩa thức tỉnh những con người có tấm lòng yêu nước. Đây cũng là lúc để họ xoay chuyển càn khôn, xoay chuyển cục diện, tình hình của dân tộc.

Tham khảo thêm:   Luyện từ và câu: Câu chủ đề - Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo tập 2 Bài 4

Kết bài mẫu 3

Giọng thơ sục sôi, tràn đầy hi vọng và quyết tâm đi đến nước Nhật để tìm con đường cứu nước. Hình ảnh kết thúc bài thơ vô cùng mạnh mẽ, hào hùng, đó là sự khí phách của con người bắt kịp với thời đại mới. Với hi vọng về ngày mai tươi sáng hơn. Bài thơ giọng điệu hào hùng, từ ngữ hấp dẫn là một bài ca hào hùng về chí làm trai nguyện dấn thân mình vào sự nghiệp cứu nước của dân tộc. Bài thơ mãi là tấm gương mà người đời luôn noi theo.

Kết bài mẫu 4

Vần thơ đã khép lại bấy lâu nay nhưng hồn thơ, thần sắc của bài thơ cùng với hình ảnh của một Phan Bội Châu quyết tâm, hăm hở, chủ động ra đi tìm đường cứu nước đã để lại tiếng vang, ảnh hưởng sâu rộng trong lịch sử. Phan Bội Châu không những về sự nghiệp vận động giải phóng dân tộc là một nhân vật tiêu biểu cho giai đoạn chống Pháp của nhân dân Việt Nam đầu thế kỉ XX mà còn là nhà thơ, nhà văn với những đóng góp có giá trị cho nền văn học nước nhà.

Kết bài mẫu 5

Lưu biệt khi xuất dương là một bài thơ hay, có nội dung và ý nghĩa lớn, không chỉ bộc lộ những khát vọng, lý tưởng cao đẹp của một nhà hoạt động cách mạng thời đại mới, mà còn là lời động viên khích lệ, khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, cũng như thức tỉnh sự tự tin, lý tưởng và khát vọng cao đẹp của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh đất nước có nhiều biến động. Có thể nói rằng Lưu biệt khi xuất dương là một trong những bài thơ mang khuynh hướng trữ tình cách mạng đầu tiên, khơi nguồn cho nền văn học cách mạng của dân tộc đạt đến đỉnh cao về sau này.

Kết bài mẫu 6

Như vậy, làm trang nam nhi không phải là bằng mọi cách để lưu danh sử sách, khẳng định cá nhân. Mà cá nhân ấy phải làm nên việc phi thường, ấy là việc kinh bang, tế thế, cứu dân cứu nước. Khát vọng sống cao cả của Phan Bội Châu ở đây, một lần nữa, giúp ta hiểu được cái cốt cách vĩ đại của con người kiệt xuất này.

Kết bài mẫu 7

Đây là bài thơ từ biệt mà cũng là lời kêu gọi, thúc giục lên đường. Tầm vóc bài thơ hoàn toàn tương xứng với tầm vóc của một con người được cả dân tộc ngưỡng mộ và tin tưởng. Trong tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925) tác giả Nguyễn Ái Quốc đã suy tôn Phan Bội Châu là: bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập được hai mươi triệu đồng bào trong vòng nô lệ tôn sùng.

Tham khảo thêm:   Toán 7 Bài 19: Biểu đồ đoạn thẳng Giải Toán lớp 7 trang 100 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1

Kết bài mẫu 8

Như vậy, cả bài thơ đã xây dựng được hình tượng người chí sĩ cách mạng với vẻ đẹp hào hùng lãng mạn. Bằng nhiệt huyết và tình yêu nước sâu nặng của mình, Phan Bội Châu đã không chỉ trở thành một nhà cách mạng mà còn trở thành một văn sĩ lớn của dân tộc, đáng được người đời sau tôn kính.

Kết bài mẫu 9

Bằng giọng thơ tâm huyết, sâu lắng mà sục sôi, hào hùng, hình ảnh có tính biểu tượng, gợi mở, sinh động giàu sức truyền tải, ngôn ngữ khoáng đạt, lời thơ rắn rỏi, cảm xúc mãnh liệt, bút pháp ước lệ cường điệu… Phan Bội Châu đã khắc họa nên vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XX, với tư tưởng mới mẻ táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi nổi và khát vọng cháy bỏng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước. Bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” mang một tầm vóc lớn lao, khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, cũng như thức tỉnh sự tự tin, lý tưởng và khát vọng cao đẹp của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh đất nước có nhiều biến động.

Kết bài mẫu 10

Tóm lại, “Lưu biệt khi xuất dương” là một mốc son chói lọi trong sư nghiệp giải phóng dân tộc của nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu. Bài thơ thể hiện lí tưởng cứu nước cao cả, nhiệt huyết sôi sục, tư thế đẹp đẽ và khát vọng lên đường cháy bỏng của tác giả trong buổi ra đi tìm đường cứu nước. Với nền văn học cách mạng dân tộc cũng vậy, đây là một trong những bài thơ mang khuynh hướng trữ tình cách mạng đầu tiên, khơi nguồn cho nền văn học cách mạng đạt đến đỉnh cao về sau này.

Kết bài mẫu 11

Khép lại bài thơ, có thể đánh giá “Xuất dương lưu biệt” là một khúc ca khởi hành mang âm hưởng lạc quan , niềm hân hoan, hứng khởi trào dâng mãnh liệt của nhà chí sĩ cách mạng trong đầu ra đi tìm đường cứu nước. Nhân vật trữ tình hiện lên với tư thế hiên ngang, lừng lẫy , hừng hực sự quyết tâm của Phan Bội Châu trong buổi đầu xuất dương đi cứu nước. Đây chính là hình mẫu, có giá trị thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ thanh niên thời bấy giờ. Chính bởi những giá trị đó, “Xuất dương lưu biệt” xứng đáng là một trong những tác phẩm hay nhất của nền văn học với giá trị sâu sắc, xứng đáng được thế hệ mai sau lưu giữ đến ngàn đời.

Kết bài Cảm nhận bài thơ Lưu biệt khi xuất dương

Kết bài mẫu 1

Như vậy, bằng tài năng của một người nghệ sĩ và ý chí của người cách mạng đã hòa quyện vào nhau làm nên tác phẩm có ý nghĩa. “Xuất dương lưu biệt” vừa thể hiện được tư thế quyết tâm hăm hở của Phan Bội Châu trong buổi đầu xuất dương cứu nước vừa là tác phẩm thơ văn thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam. Cụ Phan là một trong những tấm gương tiêu biểu cho phong trào cứu nước ở đầu thế kỉ XX được nhân dân yêu mến, kính phục ngày nay nhiều trường học và con đường được mang tên ông để tưởng nhớ đến vị anh hùng dân tộc.

Tham khảo thêm:   Soạn Sinh 9 Bài 62: Thực hành Vận dụng Luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương Giải bài tập Sinh 9 trang 187

Kết bài mẫu 2

“Vượt biển Đông” là cách nói có vẻ khoa trương nhưng đó là hành động sắp diễn ra. Người ra đi trong niềm hứng khởi vô biên “muôn trùng sóng bạc” tiễn chân như một yếu tố kích thích. Đó chính là bạn đồng hành trong cuộc ra đi hùng tráng này.

Kết bài mẫu 3

Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương đã tạo nên sức lôi cuốn mạnh khi thể hiện được khát vọng sống hào hùng, mạnh mẽ của nhân vật trữ tình, khí phách làm trai hiên ngang xoay chuyển càn khôn trong đất trời, cùng với đó là giọng thơ đầy tâm huyết mà vẫn thể hiện được chí khí của bậc anh hùng thời đại.

Kết bài mẫu 4

Qua bài Xuất dương lưu biệt, hình ảnh Phan Bội Châu trong những năm tháng đầu ra nước ngoài tìm đường cứu nước hiện lên khá đầy đủ. Đây là một con người có lòng yêu nước sâu sắc, ý thức sâu sắc về cái “tôi”, có khát vọng làm nên sự nghiệp to lớn, có tư thế hăm hở tự tin, có cái nhìn mới mẻ, táo bạo…Bài thơ là lời tự bạch chân thành, bản thân hình ảnh tác giả – nhân vật trữ tình của bài thơ – có tác dụng động viên khích lệ, tuyên truyền tinh thần cách mạng. Bài thơ này còn tiêu biểu cho bút pháp Phan Bội Châu với khẩu khí của bậc anh hùng.

Kết bài mẫu 5

Với giọng điệu tràn đầy nhiệt huyết và cảm xúc, bài thơ đã khắc họa một cách chân thực và đầy đủ khí phách ngang tàng, táo bạo quyết liệt của nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu. Đồng thời tác phẩm này cũng cho người đọc thấy nét tính cách nổi bật trong con người ông đó là cá tính mạnh mẽ, ưa hành động, lòng yêu nước nồng nàn, sâu đậm.

Kết bài phân tích hình tượng người chí sĩ

Kết bài mẫu 1

Lưu biệt khi xuất dương bởi vậy không còn là bài thơ giãi bày cảm xúc lưu luyến, bịn rịn trong cảnh chia tay thông thường mà là ý chí quyết tâm ra đi để mưu đồ nghiệp lớn. Bài thơ mãi mãi còn đó sự bất diệt trong khát vọng đấu tranh và tinh thần yêu nước cho những thế hệ sau này.

Kết bài mẫu 2

Lưu biệt khi xuất dương là một sáng tác mang khuynh hướng trữ tình chính trị đời đầu, nổi bật với hình ảnh người chí sĩ cách mạng với vẻ đẹp kiêu hùng, tầm vóc sánh ngang với trời đất, phong thái, tự tin, quyết liệt dựa trên cơ sở một lý tưởng và tráng chí cao đẹp – phụng sự và cống hiến cho Tổ quốc, cứu quốc bằng con đường mới mẻ. Bài thơ đã khắc họa rõ nét một tâm hồn nhiệt huyết, sôi sục ý chí chiến đấu của người chí sĩ nhưng không quá cứng nhắc, mà vẫn đủ nhưng phong thái lãng mạn, bay bổng của người anh hùng khao khát tự do và sống vì lý tưởng cao đẹp.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 11: Tổng hợp những kết bài về bài thơ Lưu biệt khi xuất dương (18 mẫu) Kết bài Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *