Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 11: Tổng hợp kết bài đoạn trích Vào phủ Chúa Trịnh (13 Mẫu) Kết bài Vào phủ Chúa Trịnh của Lê Hữu Trác ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Kết bài Vào phủ Chúa Trịnh của Lê Hữu Trác gồm 13 mẫu Kết bài hay nhất về các đề văn phân tích Vào phủ Chúa Trịnh, cảm nhận Vào phủ Chúa Trịnh, vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách Lê Hữu Trác.

Qua 13 mẫu Kết bài Vào phủ Chúa Trịnh hay sẽ giúp các bạn lớp 11 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, học hỏi thêm cách dùng ngôn từ trau chuốt hơn. Và người đọc thấy được sự thích thú khi cảm nhận bài văn. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Kết bài cảm nhận đoạn trích Vào Phủ Chúa Trịnh

Kết bài mẫu 1

Tóm lại, với lối miêu tả tỉ mỉ, chân thực, sự đan xen giữa kể và tả, giữa tự sự và trữ tình, đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh đã vẽ lại bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý nơi phủ chúa Trịnh, đồng thời, qua đó cũng giúp chúng ta thấy được tài năng, vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách cao đẹp của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Kết bài mẫu 2

Trong cuộc sống vẫn còn nhiều mảnh đời bất hạnh, vẫn còn bất công và đau đớn. Vậy nên con người phải không ngừng phấn đấu và cải thiện để cùng nhau tạo ra một xã hội văn minh hơn, loại bỏ đi bất công và bóc lột. Và sau nhiều day dứt đấu tranh cuối cùng nhân loại cũng đã làm được, giờ đây chúng ta đã có cuộc sống no đủ, không còn phải vật vã đấu tranh để đòi quyền sống và quyền tự do của bản thân nữa. Nhưng bình yên nào mà không có đớn đau, chúng ta phải sống cho cả những người đã hy sinh xương máu để đấu lật đổ cái thối nát của xã hội. Tất cả phải sống tốt để không còn những cảnh bất công sống lệch như trong “Vào phủ chúa Trịnh”.

Tham khảo thêm:   Bài tập Chuyển động thẳng biến đổi đều Bài tập Vật lý 10

Kết bài phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

Kết bài mẫu 1

Tóm lại, đoạn trích vào phủ chúa Trịnh đã phản ánh quyền lực to lớn của Chúa Trịnh Sâm với sự cao sang quyền uy cùng cuộc sống hưởng thụ cực điểm của nhà Chúa. Đồng thời bày tỏ thái độ coi thường danh lợi, quyền uy của tác giả và cũng để lại cho ta nhiều bài học về y đức mà người thầy thuốc cần có.

Kết bài mẫu 2

Với tấm lòng vì nước vì dân và tài năng phi thường, qua ngòi bút của mình, Lê Hữu Trác đã tái hiện lại cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa và qua đó, ta thấy hiện lên tâm hồn và nhân cách của Hải Thượng Lãn Ông: đó là một tâm hồn trong sạch, một nhân cách lớn của một nhà y thuật tài ba và giàu y đức.

Kết bài mẫu 3

Qua đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” giàu tính hiện thực một mặt phê phán lối sống vinh hoa, quyền quý nơi phủ chúa một mặt ngợi ca nhân cách y đức của tác giả. Lê Hữu Trác vừa để lại một kiến thức về y học cổ truyền cho dân tộc vừa là tấm gương sáng về đạo đức người thầy thuốc cho hậu thế muôn đời.

Kết bài mẫu 4

Qua đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”, tác giả đã phơi bày cuộc sống xa hoa ở đây cũng như cung cách của con người trong phủ chúa. Sự xa hoa ấy không phải là một lời khen ngợi, ca ngợi sự nguy nga ở đây mà chính là nói lên sự thực sự tráng lệ đó là chính nhân dân khổ cực bị chúa bóc lột đến tận xương hay không.

Kết bài mẫu 5

Trước những quang cảnh và cung cách trong phủ chúa ấy khiến cho tác giả thể hiện quan điểm của mình. Tác giả dửng dưng trước những quyến rũ của giàu sang phú quý bởi vì nó được xây đắp bởi xương máu của nhân dân làm ra. Và tác giả dùng những câu văn thể hiện sự không đồng tình của cảnh sống xa hoa nơi đây. Qua cách nói mỉa mai châm biếm của tác giả, ta thấy : Sự lộng quyền của nhà chúa với quyền uy tối thượng và nếp sống hưởng thụ cực kỳ xa hoa của chúa Trịnh cùng gia đình; sự thật bù nhìn của vua Lê khi ấy. Thế tử Trịnh Cán bị bệnh là do nơi đây quá đầy đủ khiến cho con người không thể khỏe mạnh bình thường được. Khi các ngự y không đồng tình với đơn thuốc mà tác giả kê thì ông đã nhất quyết bảo vệ đơn thuốc ấy. Chính vì thế mà các ngự y khác phải khâm phục trước kiến thức và tài năng của nhà văn.

Tham khảo thêm:   Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BTTTT Quy định về hoạt động in

Kết bài giá trị hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

Kết bài mẫu 1

Tóm lại, “Vào phủ Chúa Trịnh” là một bức tranh hiện thực sắc nét về sinh hoạt của vua chúa thời xưa. Cụ thể là những uy quyền và cuộc sống xa hoa của chúa. Qua đoạn trích, chúng ta cũng thấy được bức chân dung tự họa của tác giả. Đó là một con người trung thực, một danh y có tài và thờ ơ với vinh hoa phú quý, một lòng lo cho nhân dân xã tắc.

Kết bài mẫu 2

Như vậy qua đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” của Lê Hữu Trác chúng ta thấy tác phẩm này thấm nhuần giá trị hiện thực của xã hội Việt nam những năm ấy. Cuộc sống vua chúa ăn chơi, xa đọa hưởng lạc thú mà quên đi nhiệm vụ trị an đất nước của mình.

Kết bài mẫu 3

Các nhà nho xưa ít khi nói về mình. Nhưng trong đoạn trích này, tác giả đã không ngần ngại để cái “tôi” đóng một vai trò quan trọng. “Vào phủ chúa Trịnh” thể hiện trực tiếp cái tôi cá nhân người cầm bút. Qua đoạn trích ta thấy tác giả Lê Hữu Trác là một thầy thuốc giàu kinh nghiệm. Bên cạnh tài năng ông còn là một thầy thuốc có lương tâm và đức độ. Lê Hữu Trác xem nghề thuốc vô cùng thiêng liêng cao quý, người làm thuốc phải nối tiếp lòng trung của cha ông mình, phải luôn giữ đức cho trong, giữ lòng cho sạch. Lê Hữu Trác yêu thích tự do, nếp sống thanh đạm. Vượt lên trên những danh lợi tầm thường ông trở về hành đạo cứu đời với quan niệm: “Thiện tâm cốt ở cứu người. Sơ tâm nào có mưu cầu chi đâu/ Biết vui, nghèo cũng hơn giàu/ Làm ơn nào phải mong cầu trả ơn”.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 2: Tả hoa giấy (4 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 2

Kết bài mẫu 4

Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” mang giá trị hiện thực sâu sắc. Bằng tài quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực, tác giả đã vẽ lại một bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh, đồng thời cũng bộc lộ thái độ coi thường lợi danh của mình. Đối với ông thì không có gì quý bằng cuộc sống tự do nơi non xanh nước biếc chốn quê nhà, được đem hết tài năng, nhiệt huyết cống hiến cho y thuật và cứu nhân độ thế. Cuộc sống nơi cung vua, phủ chúa dẫu giàu sang phú quý tột bậc nhưng rốt cuộc cũng chỉ là vào luồn ra cúi, cá chậu chim lồng mà thôi.

Kết bài vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Lê Hữu Trác

Kết bài mẫu 1

Bằng ngòi bút kí sự chân thực sắc sảo, Lê Hữu Trác đã phản ánh được cuộc sống xa hoa nơi phủ Chúa và qua đó, ta thấy hiện lên tâm hồn và nhân cách của Hải Thượng Lãn Ông. Đó là một tâm hồn trong sạch, một nhân cách lớn của một nhà y thuật tài ba và đạo đức. Tác phẩm “Thượng kinh kí sự” hay cụ thể là đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” xứng đáng là viên ngọc quý của nền văn học trung đại Việt Nam.

Kết bài mẫu 2

Như vậy, từ cách nhìn của Lê Hữu Trác đối với đời sống nơi phủ chúa, đến sự suy nghĩ cân nhắc khi kê đơn cho thế tử đều cho thấy ông là người có tâm huyết với nghề và có nhân cách, giàu đức độ. Ông hoàn toàn coi thường tiền tài, danh lợi. Tài năng ấy, tâm hồn ấy, nhân cách ấy của Lê Hữu Trác đã giúp cho ông sống mãi trong lòng người thầy thuốc nói riêng, người dân đất Việt nói chung. Ông xứng đáng được phong tặng danh hiệu ông tổ của nghề thuốc và được người đời sau nhắc đến với lòng thành kính nhất.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 11: Tổng hợp kết bài đoạn trích Vào phủ Chúa Trịnh (13 Mẫu) Kết bài Vào phủ Chúa Trịnh của Lê Hữu Trác của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *