Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 11: Thuyết minh quy trình làm bánh trung thu Những bài văn hay lớp 11 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn mẫu lớp 11: Thuyết minh quy trình làm bánh trung thu mang đến dàn ý và bài văn mẫu siêu hay. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi vốn từ để nhanh chóng biết cách viết văn bản thuyết minh về đối tượng hoặc một quy trình hoạt động.

Thuyết minh quy trình làm bánh trung thu là kiểu bài thông tin tổng hợp, sử dụng kết hợp nhiều yếu tố, phương tiện để miêu tả, giải thích làm rõ đặc điểm của quy trình làm bánh trung thu. Vậy sau đây là dàn ý và bài văn thuyết minh quy trình làm bánh trung thu hay nhất mời các bạn cùng theo dõi.

Dàn ý thuyết minh quy trình làm bánh trung thu

1. Mở bài

Giới thiệu quy trình/ đối tượng và lí do cần thuyết minh.

2. Thân bài

a. Trình bày tổng quan về đối tượng cần thuyết minh

– Lịch sử ra đời của bánh trung thu:

Bánh trung thu có xuất xứ từ Trung Quốc và được du nhập sang Việt Nam và các quốc gia khác.

– Sự phổ biến của bánh trung thu trong đời sống:

  • Bánh trung thu gắn liền với Tết Trung thu tại Việt Nam. Đây không chỉ là tết đoàn viên mà còn là dịp tết để trẻ em vui chơi, phá cỗ.
  • Bánh trung thu xuất hiện rất nhiều trong đời sống người Việt, được bày bán rộng rãi ngay cả những ngày bình thường.
  • Bánh trung thu được người Việt sáng tạo thêm, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa.
Tham khảo thêm:   Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Tam Hưng, Hà Nội năm học 2016 - 2017 Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 có đáp án

b. Trình bày đặc điểm cụ thể của đối tượng hoặc các bước/công đoạn của một quy trình:

– Nguyên liệu làm bánh trung thu gồm các nguyên liệu để làm vỏ bánh và nhân bánh, tùy theo từng loại.

– Các bước làm bánh: được chia làm hai phần là làm vỏ bánh và nhân bánh.

– Yêu cầu thành phẩm:

  • Vỏ bánh không quá dày hoặc quá mỏng
  • Phần nhân mềm mịn vừa phải.
  • Bánh có vị ngọt thanh tao.

c. Bày tỏ các nhận xét, đánh giá về đối tượng/quy trình vừa thuyết minh:

– Nêu ý nghĩa của bánh trung thu trong đời sống văn hóa người Việt:

  • Bánh trung thu góp phần làm phong phú ẩm thực và văn hóa Việt Nam.
  • Bánh trung thu gợi nhắc con người về ý nghĩa của tình thân, gia đình.

– Đề xuất các phương pháp để quảng bá bánh trung thu của người Việt.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị/vai trò của bánh trung thu.

Thuyết minh quy trình làm bánh trung thu

Tết Trung thu, phải nói đến chiếc bánh nướng, bánh dẻo kì diệu, cũng giống như chiếc bánh chưng trong những ngày Tết Nguyên Đán và quy trình làm ra chiếc bánh Trung thu cũng thật đáng chú ý.

Bánh dẻo có hai phần: Phần áo và phần nhân. Áo bánh phải chọn gạo nếp vàng, vùng Trôi hoặc vùng Bắc Ninh, Bắc Giang. Gạo được rang rồi xay, hoặc giã nhỏ mịn, nhào với nước đường thắng ngan ngát một mùi hương bưởi. Tất cả những công đoạn kể trên đều phải do một bàn tay thợ có “nghề” đã được “hạ sơn” đảm nhiệm. Người thợ không được sai sót một khâu nào. Sai một ly đi một dặm. Lúc ra khuôn, cái bánh hiện rõ những hoa văn chìm nổi của một bông hoa nở 8 cánh hoặc 10 cánh. Khuôn mặt áo bánh dẻo mịn, bánh ngọt đậm, thơm dịu. Phần nhân bánh nhất thiết phải do thợ cả quán xuyến với những khâu quan trọng đầy bí quyết nhà nghề như: rang vừng, ủ vừng, xử lí mứt bí khẩu, mứt sen, hạt dưa, hạnh nhân, ướp nhân, tạo hương cho nhân…

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2022 - 2023 (Sách mới) Ôn thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 sách KNTT, CTST, Cánh diều

Nhân của bánh dẻo chay tịnh, nặng mùi hương đồng gió nội. Mãi về sau này, người ta mới phá cách cho thêm lạp sườn vào. Nhân bánh nướng được cải tiến với nhiều sáng kiến. Mỗi hiệu bánh đều muốn có phần độc đáo của mình. Vả lại bánh nướng là “em” của bánh dẻo. Nó sinh sau đẻ muộn, mới xuất hiện từ năm 1930 nên lắm trò hơn. Ngoài mứt bí, hạt dưa, nhân bánh nướng còn có thêm cả ruột quả trứng ở giữa hoặc thịt lợn quay, gà quay, lạp sườn…gọi là nhân thập cẩm… Bánh nướng cũng có loại nhân chay bằng đậu xanh mịn, dừa sợi, hạt sen.

Bánh dẻo trắng trong, bánh nướng có màu vàng sẫm và vàng nhạt do chỗ nướng già, nướng non tạo ra, thường có đường kính chừng 7-8cm, chiều dày 2,5-3cm. Cứ 4 cái bánh được xếp chồng lên nhau là một cân. Ngoài giấy bọc có in nhãn hiệu đẹp và nhiều màu sắc. Đặc biệt là các hiệu người Hoa rất chú ý in nhãn hiệu thật nổi. Nhiều nhà còn đặt làm những chiếc bánh dẻo đặc biệt to bằng chiếc đĩa tây hoặc gần bằng cái mâm, trên có hình mặt trăng tròn, lưỡng long tranh châu, song phượng…

Nghĩa là người thợ làm cả cái việc tạo hình trên chiếc bánh. Bánh dẻo, bánh nướng Trung thu nói lên cái tài hoa của người thợ. Ngay cả ở các hiệu lớn của người Hoa trước đây, thợ Việt Nam cũng chiếm 70-90%. Hằng năm, cứ đến gần Tết Trung thu là các hiệu lại rộn rã cho người về các vùng lân cận, đón các phường thợ làm bánh nổi tiếng ra Hà Nội vào mùa. Các chủ hiệu ưu ái họ lắm, mỗi người được chủ hiệu phát một áo choàng trắng, mũ trắng và một đôi guốc mộc. Các cửa hàng lấy làm hãnh diện đã mời được ông Toán làng Bưởi, các ông Ba Thiện xã Cào ở tỉnh Sờn, ông Quế Xuân Tảo Sở, hoặc ông Lý Bắc Ninh.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ Soạn văn 12 tập 2 bài 22 (trang 50)

Sự thật đã có một thời vẻ vang, các hiệu bánh Tùng Hiên, Tràng Thái, Ngọc Anh, Cự Hương, Việt Hương… đã nổi danh xa gần ai cũng biết tiếng. Bánh của họ đủ sức cạnh tranh với các hiệu người Hoa như Tây Nam, Mỹ Kinh. Từ kẻ chợ đến vùng quê, nhân dân các tỉnh khác không bao giờ quên, sản phẩm của họ với cái “tạng”, cái “gu” Việt Nam. Có điều, các hiệu của người Hoa chú ý nhiều đến bao bì, quảng cáo hơn. Họ tiếp khách niềm nở với đủ những chi tiết tế nhị và tỉ mỉ.

Tết Trung thu, nhà nào cũng phải có bánh dẻo. Người nghèo cũng cố mua cho con cái một vài cái bánh dẻo. Không có bánh dẻo tức là không có Tết. Người ta làm quà cho ân nhân, khách quý, bạn thân…bằng bánh Trung thu. Chiếc bánh dẻo tròn, gợi hình mặt trăng thể hiện sự tròn đầy, viên mãn.

Vào những năm 1989 – 1990, những chiếc bánh Trung thu từng tham dự các Hội chợ quốc tế ở đức và Bun-ga-ri, gây sự chú ý đặc biệt và được tặng Huy chương độc đáo. Chúng mang mùi vị, thanh sắc Việt Nam, kèm theo cái nghệ thuật thưởng thức miếng ngon tinh tế, thanh nhã. Nó cũng là biểu tượng văn hóa của Việt Nam. Chiếc bánh Trung thu sẽ trường tồn. Chúng ta mong sao có thêm nhiều người thợ tài hoa kế tục nghệ thuật làm bánh Trung thu truyền thống, không những cho mọi người mà còn cho khách nước ngoài thưởng thức mỗi khi đến với mùa Tết Trung thu.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 11: Thuyết minh quy trình làm bánh trung thu Những bài văn hay lớp 11 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *