Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 11: Phân tích Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới Những bài văn hay lớp 11 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn mẫu lớp 11: Phân tích Một cây bút và một quyển sáchcó thể thay đổi thế giới mang đến bài văn mẫu siêu hay. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 11 có thêm nhiều nguồn tư liệu tham khảo củng cố kiến thức rèn kỹ năng viết văn ngày một tốt hơn.

Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới chính là lời kêu gọi của Ma-la-la trước toàn thế giới để đấu tranh cho quyền đi học của các bé gái, quyền được sống trong một đất nước hòa bình và bình đẳng. Vậy sau đây là bài phân tích Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Phân tích Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng phát biểu một cách giản dị: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hòan toàn độc lập, dân ta được hòan toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Từ lời phát biểu của Người, ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục, học tập. Đấu tranh cho sự sống, cho quyền được học tập của con người là một trong những mục tiêu đấu tranh cao cả nhất. Ở đất nước Pakistan xa xôi, có một cô gái tên Ma- la- la Diu- sa- phdai cũng đang từng ngày đấu tranh cho điều ấy. Bài diễn văn “Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới” của cô chính là lời kêu gọi cộng đồng phấn đấu vì tương lai của phụ nữ và trẻ em.

Ma – la – la sinh ngày 12 tháng 7 năm 1997 là một nhà hoạt động giáo dục nữ người Pakistan. Cô là người trẻ nhất nhận được giải thưởng Nobel cao quý bởi những cống hiến của mình trong việc đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ, trẻ em. Là con gái của một nhà hoạt động giáo dục, Ma – la – la được lớn lên trong gia đình có tư tưởng tiến bộ. Những hoạt động vì cộng đồng của cha cô đã truyền cảm hứng rất nhiều cho Ma – la – la. Ở nơi cô sống, Taliban cũng từng chiếm đóng và cấm phụ nữ, trẻ em đi học nên Ma – la – la càng quyết tâm lên tiếng vì quyền lợi của chính mình và những người khác. Năm 2012, Ma-la-la và hai cô gái khác đã bị các tay súng bắn trọng thương khi đang trên xe bus. Tuy vậy, cô vẫn không ngừng chiến đấu. Vào ngày 12 tháng 7 năm 2013, cô đọc diễn văn “Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới” trước Đại hội đồng Giới trẻ Liên Hợp Quốc, để kêu gọi quyền được tiếp cận nền giáo dục cho toàn thể các trẻ em gái trên thế giới. Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 12 tháng 7 hàng năm là ngày Ma- la- la.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Mình già đi cùng nhau

Mở đầu bài phát biểu, Ma – la – la gửi lời nhắn nhủ ý nghĩa đến toàn thể mọi người trên thế giới: “Anh chị em thân mến, xin hãy ghi nhớ một điều. Ngày Ma-la-la- không phải là ngày của tôi. Hôm nay là ngày của tất cả mọi phụ nữ, mọi thanh thiếu niên nam nữ đã cất cao tiếng nói để bảo vệ quyền lợi của mình.” Cô đã khiêm tốn nhấn mạnh rằng đó “không phải ngày của tôi”, rằng bản thân cô chỉ là một trong số rất nhiều con người vẫn đang bền bỉ đấu tranh. Ma – la – la đưa ra thực trạng “hàng nghìn người bị khủng bố sát hại”, “hàng triệu người bị thương” để nhắc nhở về thực tế đời sống đang diễn ra bên ngoài khán phòng. Ma – la – la ý thức được rằng bản thân cô rất may mắn khi được đứng trước Đại hội đồng, trở thành một biểu tượng cho công cuộc đấu tranh. Tuy nhiên, bên ngoài nơi yên bình này vẫn còn rất nhiều người đang bị đe dọa, Ma – la – la nhỏ bé đứng đây để lên tiếng thay cho những con người ấy. “Tôi cất tiếng – không phải cho bản thân tôi, mà cho tất cả các thanh thiếu niên nam nữ như tôi. Tôi cao giọng – không phải để thét lên mà để người ta nghe thấy tiếng nói của những người không có tiếng nói”. Ma – la – la đã nêu ra những quyền như “Quyền được sống trong hòa bình”, “Quyền được tôn trọng”, “Quyền được bình đẳng tiếp cận mọi cơ hội”, “Quyền được đi học”,.. Đây đều là những quyền cơ bản của con người nhưng vì chiến tranh, bom đạn mà có nhiều người không được hưởng những điều tất yếu ấy.

Tham khảo thêm:   Quyết định số 239/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi

Tiếp đến, Ma – la – la kể lại kỉ niệm khi còn sống ở quận Xơ- goát, Nhân dân ở đó phải nhìn thấy súng đạn mỗi ngày rồi họ nhận ra tầm quan trọng của bút vở, giáo dục. Ma – la – la dẫn câu nói “Cây bút mạnh hơn thanh kiếm” và chỉ ra rằng những kẻ cực đoan lại rất sợ bút và sách. Họ sợ cả “tiếng nói của phụ nữ”. Ma – la – la đã đưa ra những ví dụ tiêu biểu: “Và đó là lí do tại sao họ đã giết mười bốn sinh viên y khoa vô tội trong một vụ tấn công mới đây ở Két-ta (Quetta). Và đó là lí do tại sao họ đã giết rất nhiều cô giáo và nhân viên y tế ở Kai-bo Pác-tun Goa (Khyber Pukhtoon Khwa) và FATA. Đó là lí do tại sao ngày nào họ cũng phá hoại trường học.” để chứng minh rằng những kẻ cực đoan sợ sức mạnh của giáo dục. Một khi con người được học tập, tiến bộ, có hiểu biết thì con người ắt sẽ đấu tranh và thoát khỏi sự nô lệ của những thế lực xấu. Đặc biệt là những người phụ nữ – những người từ lâu đã bị những kẻ cực đoan xem thường và hành hạ, một khi họ được học tập, họ sẽ lên tiếng phản kháng mạnh mẽ. Những kẻ xấu xa không muốn đánh mất thứ quyền lực bạo tàn nên đã dùng súng đạn đe dọa họ.

Tiếp đến, Ma – la – la nêu ra điều kiện để có một nền giáo dục tốt. Đó chính là “phải có hòa bình”. Cô thẳng thắn nói lên cảm xúc của mình và những người khác: “Chúng tôi đã thực sự mệt mỏi vì những cuộc chiến này”. Cô cũng chỉ rằng ở nhiều nơi trên thế giới phụ nữ và trẻ em đang chịu bao khốn khổ, bị lạm dụng, bị tước đi cơ hội học tập. “Đói nghèo, thất học, bất công, tệ phân biệt chủng tộc và sự tước đoạt các quyền cơ bản, đó là những vấn đề chính yếu mà cả nam giới và phụ nữ đều phải đối mặt.”

Sau khi đưa ra thực trạng đau lòng, Ma – la – la cất tiếng kêu gọi một cách dõng dạc: “Vậy nên, hôm nay chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hãy thay đổi những chính sách chiến lược của mình, để tiến đến hòa bình và thịnh vượng. Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới rằng tất cả các thoả thuận hòa bình phải hướng đến bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em. Không thể chấp nhận bất kì một thoả thuận nào đi ngược lại phẩm giá và quyền lợi của phụ nữ. Chúng tôi kêu gọi tất cả các chính phủ hãy đảm bảo giáo dục bắt buộc miễn phí cho tất cả trẻ em trên toàn thế giới. Chúng tôi kêu gọi tất cả các chính phủ hãy đấu tranh chống lại khủng bố và bạo lực, để bảo vệ trẻ em trước hung tàn và tổn hại. Chúng tôi kêu gọi tất cả cộng đồng trên thế giới hãy khoan dung – hãy khước từ những định kiến dựa trên đẳng cấp, tín ngưỡng, giáo phái, tôn giáo hoặc giới tính”. Đối tượng đầu tiên của lời kêu gọi là những nhà lãnh đạo, chính phủ, các quốc gia phát triển, các tổ chức và cộng đồng. Ma – la – la nhận thức được rằng đây là những người hoặc tổ chức có quyền lực, sức ảnh hưởng. Sau đó, cô hướng lời kêu gọi tới bản thân mỗi thanh thiếu niên: “Các anh chị em thân mến, để em bé nào cũng có thể có một tương lai tươi sáng, thì chúng ta cần phải có trường học và giáo dục… Và nếu chúng ta muốn đạt được mục tiêu của mình, thì hãy tự trang bị cho mình vũ khí tri thức, và hãy tự bảo vệ mình bằng sự đoàn kết và gắn bó”. Cuối cùng, kết thúc bài diễn văn, Ma – la – la đã đúc kết lại giải pháp quan trọng nhất và cũng là cơ bản nhất: “Giáo dục là giải pháp duy nhất. Giáo dục là trên hết”.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Lịch sử

Như vậy, thông qua bài diễn văn, ta thấy được thực trạng bất công vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới và cảm phục trước sự mạnh mẽ, trí tuệ của những con người như Ma – la – la. Bài diễn văn không chỉ có ý nghĩa với một đất nước hay một cá nhân nào mà đã trở thành lời động viên, kêu gọi toàn thể con người đấu tranh vì hạnh phúc của mình.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 11: Phân tích Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới Những bài văn hay lớp 11 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *