Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 11: Nghị luận bài thơ Thời gian Viết bài văn nghị luận về một bài thơ ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn mẫu lớp 11: Nghị luận bài thơ Thời gian là một chủ đề rất hay nằm trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo tập 2.

Nghị luận về bài thơ Thời gian mang đến bài văn mẫu hay đạt điểm cao nhất của các bạn học sinh giỏi. Qua đó đem lại nhiều tư liệu học tập hữu ích, giúp học sinh củng cố kiến thức, trau rồi ngôn ngữ để biết cách viết bài văn nghị luận hay. Ngoài ra các bạn xem thêm: Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (Bài thơ) hoặc tác phẩm nghệ thuật (Bức tranh, pho tượng).

Nghị luận bài thơ Thời gian của Văn Cao

Trong bài thơ “Thơ bình phương, đời lập phương”, nhà thơ Chế Lan Viên từng viết:

“Cái kết tinh của vần thơ và muối bể
Muối lắng ở ô nề, thơ đọng ở bề sâu”.

Quả thực, những gì đẹp đẽ nhất, quý giá nhất, tinh diệu nhất của thơ ca luôn “lắng ở bề sâu”, bề sâu của tình cảm, cảm xúc, của tư tưởng, ngôn ngữ… Nếu những gì quý giá nhất của nước biển kết tinh trong những hạt muối “lắng ở ô nề” dễ thấy thì những gì tinh túy nhất của thơ lại “đọng ở bề sâu”, bề sau, bề xa không dễ thấy, không dễ cảm, “không thể lấy mắt thường mà xem, miệng thường mà nếm được” (Hoàng Đức Lương). Đến với bài thơ “Thời gian” của Văn Cao, người đọc thêm một lần cảm nhận được sự dồn nén cô đọng của cảm xúc, của tư tưởng qua những vần thơ đầy ám ảnh, hàm súc:

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2019 trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Tĩnh Đề thi minh họa môn Toán

Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
Kỷ niệm trong tôi
rơi
như tiếng sỏi
trong lòng giếng cạn.
Riêng những câu thơ
còn xanh
Riêng những bài hát
còn xanh
Và đôi mắt em
như hai giếng nước

(1988)

Cảm thức về thời gian, suy tư, cắt nghĩa về thời gian là một trong những chủ đề lớn trong văn học. Từng đã đi về trong thơ Đường nỗi sầu nhân thế mênh mang của Trần Tử Ngang: “Ai người trước đã qua/ Ai người sau chưa tới?/ Ngẫm trời đất vô cùng/ Ngậm ngùi rơi giọt lệ” trong “Đăng U Châu đài ca”, từng đã in dấu ấn một “con mắt thời gian” Xuân Diệu với nỗi băn khoăn: “Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi/ Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời” trong “Vội vàng”, và ngay cả “cánh chuồn trong giông bão”-nữ sĩ Xuân Quỳnh-cũng khắc khoải vì sự trôi chảy của thời gian trong tiếng thở dài thảng thốt: “Cuối trời mây trắng bay/ Lá vàng thưa thớt quá…”.

Tiếp nối mạch suy tưởng về thời gian, bài thơ của Văn Cao được chia thành hai khổ liền mạch, tạo ra một cấu tứ tương phản. Sáu câu thơ đầu là những suy tư của nhà thơ- nhạc sĩ tài danh về tác động khủng khiếp của thời gian với con người, cuộc đời:

Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
Kỷ niệm trong tôi
rơi
như tiếng sỏi
trong lòng giếng cạn.

Thời gian vốn là đại lượng vô hình, vô ảnh, nhưng trong cảm nhận của Văn Cao, thời gian có thể trôi chảy, lọt “qua kẽ tay”. Câu thơ 5 chữ, gợi ra liên tưởng con người với khao khát muốn nắm giữ, cầm nắm được thời gian vĩnh viễn trong lòng bàn tay. Đằng sau khát vọng mãnh liệt ấy là nỗi đau, là sự bất lực của con người trước dòng chảy miên viễn của thời gian.

Tham khảo thêm:   Mẫu đơn xin phép về sớm 30 phút khi lao động nữ hành kinh Theo quy định tại Khoản 5 Điều 155 của Bộ Luật Lao động 2012

Khi “thời gian qua kẽ tay”, nó sẽ làm sự sống tàn phai, “làm khô” những chiếc lá xanh tươi giàu nhựa sống ngày nào. Nhưng tác động khủng khiếp của thời gian đâu chỉ dừng lại ở những thứ hữu hình như chiếc lá kia. Thời gian còn làm phai nhạt, làm mờ đi những giá trị vô hình nhưng rất đẹp đẽ, quý giá của đời người, ấy là kỷ niệm:

Kỷ niệm là một trong những ký ức quý giá nhất mà người ta có thể lưu giữ lại trong tâm trí về những người, những vật, những việc đã qua trong đời. Nhờ kỉ niệm, đời sống của con người không bị biến thành hư vô, không trở nên vô nghĩa. Ấy vậy mà dưới tác động của thời gian khắc nghiệt, ngay cả những giá trị tinh thần ấy cũng bị mài mòn, phai nhạt.

Khổ thơ đầu gợi ra ý niệm mang tính triết học bi quan về tác động nghiệt ngã của thời gian với con người, sự sống. Ngỡ như ta sẽ gặp lại “nỗi sầu nhân thế” ngày nào trong thơ ca, nhưng đến khổ thơ tiếp theo, Văn Cao lại cho người đọc thấy có những điều sẽ bất chấp qui luật khắc nghiệt đó của thời gian, đó là “những câu thơ”, “những bài hát” và “đôi mắt em”:

Riêng những câu thơ
còn xanh
Riêng những bài hát
còn xanh
Và đôi mắt em
như hai giếng nước

Điệp từ “riêng”, điệp ngữ “còn xanh” được lặp lại hai lần, như một sự khẳng định mạnh mẽ, thể hiện thái độ bướng bỉnh, thách thức chống lại tác động của thời gian. “Câu thơ”, “bài hát” là hình ảnh ẩn dụ để chỉ những sáng tạo nghệ thuật làm giàu đẹp cho tâm hồn con người. Chỉ có những câu thơ, bài hát ấy là đi cùng năm tháng, “nằm ngoài định luật của sự băng hoại”, “không thừa nhận cái chết”. Nghệ thuật ra đời là một trong những cách thức màu nhiệm để con người cưỡng lại sự khốc liệt của lưỡi hái thời gian.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Toán trường THPT chuyên Vĩnh Phúc - Lần 3 (Có đáp án) Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Toán

Cùng với nghệ thuật, con người còn tìm được một thứ “vũ khí” hữu hiệu nữa để chọi lại thời gian, ấy là “đôi mắt em”:

Và đôi mắt em
như hai giếng nước

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, là biểu tượng của tình yêu. Tình yêu lại chính là cội nguồn làm nên những điều kì diệu, làm nên sự thăng hoa trong nghệ thuật. “Thế giới không có tình yêu thì mặt trời sẽ tắt” (V.Hugo). Bất chấp tất cả những đắng cay, nghiệt ngã của số phận, của thời gian, con người vẫn sáng tạo được, vì có “đôi mắt em” “như hai giếng nước” trong trẻo, tràn đầy mến thương. Đó là gì nếu không phải là sự bất tử của cái đẹp trước tác động khốc liệt của thời gian?

Thời gian làm khô những chiếc lá đời người nhưng lại làm xanh chiếc lá của thơ ca nhạc họa. Thời gian làm rơi những kỷ niệm trong lòng giếng cạn nhưng không thể làm khô đôi mắt của tình yêu như hai giếng nước ngọt lành. Với những cảm xúc, suy tư “đọng ở bề sâu” như thế, với niềm tin mãnh liệt mà sâu sắc như thế, bài thơ “Thời gian” của Văn Cao sẽ như chiếc lá mãi “còn xanh”, như sự vĩnh hằng, bất tử của Nghệ thuật – Tình yêu và cái đẹp!.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 11: Nghị luận bài thơ Thời gian Viết bài văn nghị luận về một bài thơ của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *