Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 11: Dàn ý phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ Hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 3 Dàn ý phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu học tập, nắm được các luận điểm, luận cứ quan trọng để biết cách viết bài văn phân tích đầy đủ các ý.

Để phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ hay các em cần nắm được nội dung của đề bài. Tiếp theo cần làm rõ các luận điểm như: Hình tượng bà Tú nổi lên là một người phụ nữ vất vả lam lũ; hình tượng bà Tú với những nét đẹp và phẩm chất đáng quý, đáng trọng. Bên cạnh đó các bạn xem thêm phân tích bài thơ Thương vợ

Dàn ý hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ – Mẫu 1

I. Mở bài

– Trình bày khái quát về hình tượng người phụ nữ trong thơ ca trung đại: Được nhiều tác giả nhắc đến với tấm lòng trân trọng và niềm cảm thương sâu sắc cho số phận như Nguyễn Dữ, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du…

– Thương vợ của Trần Tế Xương là một trong những bài thơ tiêu biểu viết về hình tượng người phụ nữ. Bài thơ đã thể hiện thành công hình tượng bà Tú

II. Thân bài

1. Hình tượng bà Tú nổi lên là một người phụ nữ vất vả lam lũ

– Hoàn cảnh bà Tú: mang gánh nặng gia đình, quanh năm lặn lội “mom sông”

  • Thời gian “quanh năm”: làm việc liên tục, không trừ ngày nào, hết năm này qua năm khác
  • Địa điểm “mom sông”:phần đất nhô ra phía lòng sông không ổn định.

⇒ Công việc và hoàn cảnh làm ăn vất vả, ngược xuôi, không vững vàng, ổn định, bà không những phải nuôi con mà phải nuôi chồng

– Sự vất vả, lam lũ được thể hiện trong sự bươn chải khi làm việc:

  • ”Lặn lội”: Sự lam lũ, cực nhọc, nỗi gian truân, lo lắng
  • Hình ảnh “thân cò”: gợi nỗi vất vả, đơn chiếc khi làm ăn ⇒ gợi tả nỗi đau thân phận và mang tính khái quát
  • “khi quãng vắng”: thời gian, không gian heo hút rợn ngợp, chứa đầy những nguy hiểm lo âu
Tham khảo thêm:   Quyết định số 1376/QĐ-TTG Về việc điều động, bổ nhiệm ông Chu Phạm Ngọc Hiển giữ chức Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Mội trường

⇒ Sự vất vả gian truân của bà Tú càng được nhấn mạnh thông qua nghệ thuật ẩn dụ

  • Eo sèo… buổi đò đông: gợi cảnh chen lấn, xô đẩy, giành giật ẩn chứa sự bất trắc
  • Buổi đò đông: Sự chen lấn, xô đẩy trong hoàn cảnh đông đúc cũng chứa đầy những sự nguy hiểm, lo âu

– Nghệ thuật đảo ngữ, phép đối, hoán dụ, ẩn dụ, sáng tạo từ hình ảnh dân gian nhấn mạnh sự lao động khổ cực của bà Tú.

⇒ Thực cảnh mưu sinh của bà Tú : Không gian, thời gian rợn ngợp, nguy hiểm đồng thời thể hiện lòng xót thương da diết của ông Tú.

– Năm nắng mười mưa: số từ phiếm chỉ số nhiều

⇒ Sự vất vả lam lũ, cực nhọc của Bà Tú

2. Hình tượng bà Tú với những nét đẹp và phẩm chất đáng quý, đáng trọng

– Tuy hoàn cảnh éo le vất vả, nhưng bà Tú vẫn chu đáo với chồng con :

  • “nuôi”: chăm sóc hoàn toàn
  • “đủ năm con với một chồng”: một mình bà Tú phải nuôi cả gia đình, không thiếu

⇒ Bà Tú là người đảm đang, chu đáo với chồng con.

– Phẩm chất tốt đẹp của Bà Tú còn được thể hiện trong sự chăm chỉ, tần tảo đảm đang

  • “Một duyên hai nợ”: ý thức được việc lấy chồng là duyên nợ nên “âu đành phận”, không than vãn
  • “dám quản công”: Đức hy sinh thầm lặng cao quý vì chồng con, ở bà hội tụ cả sự tần tảo, đảm đang, nhẫn nại.

⇒ Cuộc sống vất vả gian truân nhưng càng làm nổi bật phẩm chất cao đẹp của bà Tú: đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú

⇒ Đó cũng là vẻ đẹp chung cho nhiều phụ nữ trong xã hội phong kiến

3. Nghệ thuật thể hiện thành công hình tượng bà Tú

– Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm.

– Vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ của văn học dân gian.

– Hình tượng nghệ thuật độc đáo.

– Việt hóa thơ Đường

III. Kết bài

– Khẳng định lại những phẩm chất tốt đẹp của bà Tú

– Trình bày suy nghĩ bản thân

Dàn ý hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ – Mẫu 2

a) Mở bài

– Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm:

  • Trần Tế Xương là một trong những nhà thơ có cách viết trào phúng, hài hước.
  • Thương vợ là một trong những bài thơ tiêu biểu viết về hình tượng người phụ nữ.
Tham khảo thêm:   Tổng hợp code Final Sea và cách nhập

– Trình bày khái quát về hình tượng bà Tú:

b) Thân bài

* Bà Tú là một người phụ nữ vất vả lam lũ

– Hoàn cảnh bà Tú: mang gánh nặng gia đình, quanh năm lặn lội “mom sông”

  • Thời gian “quanh năm”: làm việc liên tục, không trừ ngày nào, hết năm này qua năm khác
  • Địa điểm “mom sông”:phần đất nhô ra phía lòng sông không ổn định.

⇒ Công việc và hoàn cảnh làm ăn vất vả, ngược xuôi, không vững vàng, ổn định, bà không những phỉ nuôi còn mà phải nuôi chồng

– Sự vất vả, lam lũ được thể hiện trong sự bươn chải khi làm việc:

  • “Lặn lội” : Sự lam lũ, cực nhọc, nỗi gian truân, lo lắng
  • Hình ảnh “thân cò” : gợi nỗi vất vả, đơn chiếc khi làm ăn -> gợi tả nỗi đau thân phận và mang tính khái quát
  • “khi quãng vắng” : thời gian, không gian heo hút rợn ngợp, chứa đầy những nguy hiểm lo âu

=> Sự vất vả gian truân của bà Tú càng được nhấn mạnh thông qua nghệ thuật ẩn dụ

  • Eo sèo… buổi đò đông : gợi cảnh chen lấn, xô đẩy, giành giật ẩn chứa sự bất trắc
  • Buổi đò đông: Sự chen lấn, xô đẩy trong hoàn cảnh đông đúc cũng chứa đầy những sự nguy hiểm, lo âu

-> Nghệ thuật đảo ngữ, phép đối, hoán dụ, ẩn dụ, sáng tạo từ hình ảnh dân gian nhấn mạnh sự lao động khổ cực của bà Tú.

=> Thực cảnh mưu sinh của bà Tú : Không gian, thời gian rợn ngợp, nguy hiểm đồng thời thể hiện lòng xót thương da diết của ông Tú.

– “Năm nắng mười mưa” : số từ phiếm chỉ số nhiều

=> Sự vất vả lam lũ, cực nhọc của Bà Tú.

* Bà Tú với những nét đẹp và phẩm chất đáng quý

– Tuy hoàn cảnh éo le vất vả, nhưng bà Tú vẫn chu đáo với chồng con :

  • “nuôi”: chăm sóc hoàn toàn
  • “đủ năm con với một chồng”: một mình bà Tú phải nuôi cả gia đình, không thiếu

=> Bà Tú là người đảm đang, chu đáo với chồng con.

– Phẩm chất tốt đẹp của Bà Tú còn được thể hiện trong sự chăm chỉ, tần tảo đảm đang

  • “Một duyên hai nợ”: ý thức được việc lấy chồng là duyên nợ nên “âu đành phận”, không than vẫn
  • “dám quản công”: Đức hy sinh thầm lặng cao quý vì chồng con, ở bà hội tụ cả sự tần tảo, đảm đang, nhẫn nại.

-> Cuộc sống vất vả gian truân nhưng càng làm nổi bật phẩm chất cao đẹp của bà Tú: đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú.

Tham khảo thêm:   Thảo luận về vấn đề Kỹ năng sống Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống

=> Đó cũng là vẻ đẹp chung cho nhiều phụ nữ trong xã hội phong kiến.

* Đặc sắc nghệ thuật miêu tả hình tượng bà Tú

– Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm

– Vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ của văn học dân gian

– Hình tượng nghệ thuật độc đáo

– Việt hóa thơ Đường

c) Kết bài

– Khẳng định lại những phẩm chất tốt đẹp của bà Tú

– Nêu cảm nhận của em.

Xem thêm: Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ

Dàn ý hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ – Mẫu 3

1. Mở bài

– Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm:

2. Thân bài phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thương vợ

a. Hai câu đề:

– Hai câu thơ này khái quát nên hoàn cảnh vất vả của bà Tú và đồng thời chỉ ra lí do vì sao bà phải sống cuộc sống như vậy.

– Bà Tú phải gánh trên vai gánh nặng của gia đình bằng công việc buôn bán của mình trong thời gian quanh năm

b. Hai câu thực:

– Sự vất vả, lặn lội hi sinh của bà Tú trong không gian và thời gian rợn ngợp, nguy hiểm. Đồng thời thể hiện nỗi lòng da diết của Tế Xương.

– Nghệ thuật đảo ngữ, phép đối, hoán dụ, ẩn dụ, sáng tạo từ hình ảnh dân gian (thân cò) để nhấn mạnh sự lao động khổ cực của bà Tú.

c. Hai câu luận:

– Đức hi sinh thầm lặng và sự cam chịu của người phụ nữ hết lòng vì chồng vì con.

– Nghệ thuật: sáng tạo thành ngữ, sử dụng số từ, từ phiếm chỉ để nói lên vất vả gian lao vừa nói lên đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú.

d. Hai câu kết:

– Bất mãn trước hiện thực, Tế Xương đã vì vợ mà lên tiếng chửi và tự ý thức, nhận khiếm khuyết về mình khi phải ăn bám vợ và để vợ phải nuôi bảy miệng ăn.

– Tấm lòng thương vợ để nói lên đến thái độ đối với xã hội, Tế Xương cũng chửi cả thói đời đen bạc.

3. Kết bài

– Khẳng định những nét đẹp về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 11: Dàn ý phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ Hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *