Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 11: Cảm nhận bài thơ Tôi yêu em của Puskin Những bài văn hay lớp 11 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn mẫu lớp 11: Cảm nhận bài thơ Tôi yêu em của Puskin gồm dàn ý chi tiết kèm theo bài văn mẫu hay nhất. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều ý tưởng tham khảo, trau dồi vốn từ để nhanh chóng biết cách viết bài văn cảm nhận hay.

Cảm nhận Tôi yêu em giúp các bạn học sinh lớp 11 dễ dàng cảm nhận được những cung bậc thương nhớ da diết khi yêu. Một bài thơ tình gieo vào lòng người nhiều thổn thức, nhiều mong nhớ và nhiều nuối tiếc cho câu chuyện tình đơn phương của tác giả.

Dàn ý cảm nhận bài Tôi yêu em

a) Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:

  • Puskin (1799 – 1837) là đại diện xuất sắc của văn học Nga thế kỉ XIX nổi tiếng với nhiều tác phẩm truyện ngắn, trường ca và thơ trữ tình.
  • Bài thơ Tôi yêu em là một trong những bài thơ tình nổi tiếng thế giới gắn liền với tên tuổi của Puskin.

– Cảm nhận chung về bài thơ: Bài thơ thấm đượm nỗi buồn của mối tình vô vọng, nhưng là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha.

b) Thân bài: Phân tích, nêu cảm nhận về nội dung bài thơ Tôi yêu em

* Luận điểm 1: Những mâu thuẫn giằng xé trong tâm hồn nhà thơ

“Tôi yêu em: đến nay chừng có thể.
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai”

– Điệp khúc “tôi yêu em” xuất hiện ở ngay câu thơ đầu thể hiện cảm xúc bị kìm nén, dè dặt, bị lí trí chi phối.

– Cụm từ “tôi yêu em” bộc lộ trực tiếp một tình yêu chân thành

– Cách dùng từ “có thể, chưa hẳn” nhưng bên trong vẫn thể hiện sự bày tỏ dè dặt một tình yêu âm ỉ, dai dẳng

-> Lời thơ là tiếng nói tình cảm, cảm xúc, còn là lời thú nhận giãi bày một sự thực: tình yêu của “tôi” dành cho “em” vẫn chưa lụi tắt.

=> Chủ thể trữ tình phân biệt tình yêu của “tôi”: “Tôi yêu em”, tức là tình yêu ấy xuất phát từ “tôi” nhưng chưa tắt. Tình yêu có tính cá thể, có một sinh mệnh riêng, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của “tôi”. Tình yêu xuất phát từ trái tim nồng nàn, chân thành, trong sáng.

– Cách chia động từ ở thì hiện tại hoàn thành, lời thơ như mới chuyển đi.

– Điệu tình yêu nảy sinh trong quá khứ, hiện diện trong hiện tại và tiếp diễn ở tương lai.

Tham khảo thêm:   Quyết định số 1467/QĐ-TTG Về việc điều động, bổ nhiệm ông Trần Tuấn Anh giữ chức Thứ trưởng Bộ Công thương

– Hình thức là lời tự sự nhưng thực chất là lời bộc bạch bày tỏ của một trái tim yêu say đắm.

– Vẫn mãi yêu em nhưng dường như nhà thơ đã nhận thức được tình yêu đơn phương của mình sẽ làm cho người mình yêu băn khoăn, u hoài. Vì vậy trong lí trí, tác giả muốn dập tắt ngọn lửa tình yêu để trả lại sự yên tĩnh, thanh thản trong tâm hồn người mình yêu.

“Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài”

=> Sự giằng xé giữa lí trí và tình cảm nhưng cảm nhận sâu xa và mạch cảm xúc của câu thơ vẫn thấy mạch chảy duy nhất của một tình yêu mãnh liệt, chân thành, của thái độ dịu dàng trân trọng với người mình yêu.

* Luận điểm 2: Những khổ đau và tuyệt vọng của nhân vật trữ tình

– Điệp khúc “tôi yêu em” lại lần nữa xuất hiện thể hiện sự chuyển đổi đột ngột, tuôn trào của cảm xúc không còn nghe theo sự điều khiển của lí trí nữa

– Những từ “lúc, khi” diễn tả những trạng thái tình yêu biến đổi đa dạng nhưng rất đỗi bình thường. Mặc dù tình yêu của tôi là không hi vọng không âm thầm đơn phương nhưng nó vẫn mang đầy đủ sắc thái tâm trạng của một người đang yêu: muốn bày tỏ nhưng lại rụt rè, e ngại bị khước từ; thấy người mình yêu ở bên ai đó cũng ghen tuông, đau khổ.

-> Nỗi đau khổ vì không dám bày tỏ, không có hi vọng, sự dày vò bởi cảm giác ghen tuông.

=> Bề ngoài lí trí thì cứng cỏi nhưng trong chiều sâu tâm trạng vẫn rất yêu em.

* Luận điểm 3: Sự cao thượng, chân thành của thi sĩ trong tình yêu

– Điệp khúc “tôi yêu em”, “yêu” lặp lại lần thứ ba -> Sự tuôn trào của cảm xúc muốn bộc bạch cho hết sự chân thành, đằm thắm của tình yêu tôi dành cho em, tình yêu ấy không bao giờ lụi tắt mặc dù vì người yêu tác giả sẵn sàng rút lui.

– Rút lui khi ngọn lửa tình vẫn âm ỉ nhưng vẫn cầu mong người mình yêu gặp được người khác yêu thương em như tôi đã từng yêu em vậy -> quả là nhân hậu, cao thượng.

– Hai câu kết hàm chứa thật nhiều ý vị:

  • Khi yêu người ta thường ích kỷ, yêu càng sâu đậm thì khi chia tay càng hậm hực, nhỏ nhen, hận thù
  • Puskin đã vượt qua thói ích kỷ tầm thường ấy bằng một cách ứng xử rất đẹp: yêu là trân trọng người mình yêu, mong muốn người mình yêu được hạnh phúc.

=> Lời chúc nhưng lại mang dáng dấp như một lời từ biệt cho mối tình không thành nhưng vẫn tràn ngập yêu thương, không một chút hận thù và chứa chan lời cầu mong đầy tính nhân văn.

Tham khảo thêm:   849 câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 12 Trắc nghiệm Hóa lớp 12 theo từng chuyên đề

* Đặc sắc nghệ thuật

– Nghệ thuật điệp từ “tôi yêu em”, “yêu” được sử dụng vô cùng thành công

– Nhịp thơ khi ngập ngừng sâu lắng, khi mãnh liệt trào dâng cảm xúc

– Hình ảnh thơ cầu kì, mỹ lệ.

– Ngôn từ giản dị, trong sáng

– Giọng thơ chân thành, đằm thắm.

c) Kết bài

– Nêu cảm nhận của em về nội dung bài thơ.

Cảm nhận Tôi yêu em

Puskin là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất của văn học Nga nói riêng và văn học thế giới nói chung. Ông được ca ngợi là “Mặt trời thi ca Nga”, và là “hiện thân duy nhất của tinh thần Nga”. Thơ ông không cầu kỳ, mỹ lệ mà chạm đến cảm xúc người đọc bằng tình cảm chân thành, ngôn từ giản dị nhưng ý vị sâu xa, “Tôi yêu em” là một bài thơ như thế.

Cũng như nhiều bài thơ về tình yêu khác, “Tôi yêu em” bộc bạch tâm trạng của nhân vật trữ tình khi yêu. Nhưng cái làm nên sự độc đáo trong Tôi yêu em chính là sự bao dung và cao thượng của nhân vật trữ tình với tình yêu đơn phương dành cho cô gái mình yêu.

Mở đầu bài thơ, tác giả viết:

“Tôi yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai”

“Tôi yêu em” – tác giả không hề giấu diếm tình cảm mà thổ lộ trực tiếp tiếng nói con tim mình. Lời nói nhẹ nhàng mang tất cả tâm tư của kẻ đang yêu, đang dành một tình cảm nồng nàn và đặc biệt cho một người con gái, ba tiếng “tôi yêu em” cất lên thật chân thành mà ấm áp. “Đến nay chừng có thể” – tình yêu ấy có lẽ không phải là một sự “cảm nắng” bất chợt mà tôi đã dành cho em một tình yêu nồng nàn, say đắm đã từ rất lâu. Người ta thường bảo rằng nếu yêu lâu sẽ dễ nhàm chán và phai nhạt, nhưng với “tôi” thì khác, càng yêu “em”, “ngọn lửa tình” càng âm ỉ rực cháy trong tim chẳng thể ngừng, cũng chẳng ai có thể dập tắt nó, “chưa hẳn đã tàn phai”. Lời thủ thỉ ấy là minh chứng đẹp đẽ cho sự thủy chung trong tình yêu của nhân vật trữ tình.

“Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài”

Hoá ra, tình yêu ấy chỉ xuất phát từ “tôi”, tình yêu ấy chỉ mình ” tôi” đơn phương. Bởi thế mà dù rất yêu em, dù cho không được đáp đền tình yêu ấy thì “tôi” vẫn mong cho em không gợn chút “u hoài”, mong cho em không phải bận lòng đến kẻ tình si như “tôi”. Ở đây, ta thấy được một sự mâu thuẫn đầy giằng xé trong con tim và lý trí của nhà thơ. Con tim thì yêu “em” tha thiết mà lý trí muốn dập tắt ngọn lửa tình bởi sợ rằng “em” phải bận lòng, băn khoăn. Có lẽ càng yêu em, tác giả càng muốn trao cho em sự dịu dàng và trân trọng.

Tham khảo thêm:   Kĩ thuật cơ bản sửa xe máy Sách hướng dẫn sửa xe máy

“Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng
Lúc rụt rè khi hậm hực lòng ghen”

Ba tiếng “Tôi yêu em” một lần nữa được lặp lại như sự khẳng định chắc chắn về tình yêu mà “tôi” dành cho em. Nhưng, tình yêu ấy là một tình yêu “âm thầm”, “không hy vọng”, tôi chỉ âm thầm yêu em, âm thầm quan tâm em, dõi theo em mà chẳng hề có chút hy vọng vào bức tranh hạnh phúc một mai giữa “tôi”, và “em”. Dẫu biết rằng yêu đơn phương thật đau khổ, vậy mà “tôi” chẳng thể nào ngừng yêu “em”, lý lẽ con tim khi yêu chẳng thể nào hiểu nổi. Vẫn biết tình yêu ấy chẳng hy vọng mà lòng vẫn yêu, vẫn hậm hực ghen tuông vì sợ rằng sẽ mất “em”. Lời thú nhận chân thành của “tôi” không chỉ bộc lộ nỗi niềm đau khổ, xót xa của nhà thơ mà còn thể hiện tình yêu son sắt, mãnh liệt của “tôi” dành trao “em”.

Song, chút ích kỷ ấy thôi không làm nhòa đi sự cao thượng trong tình yêu mà “tôi” trao “em”. Yêu em đấy thôi, nhưng nào ích kỷ chỉ mong sở hữu em cho riêng mình, mặc cho em ưu phiền, buồn tủi. Tôi yêu em chỉ mong cầu em được an yên, hạnh phúc bên người em yêu:

“Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”.

Cụm từ “tôi yêu em” lại một lần nữa lặp lại, nối tiếp và khẳng định tình yêu ” chân thành, đằm thắm” ấy là bất diệt, mãi mãi. Lời chúc phúc cuối cùng gửi đến em thật ấm lòng, lay động biết bao:

“Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”

Hoá ra, vẻ đẹp lớn lao nhất trong tình yêu không phải chỉ là hạnh phúc chung đôi của những kẻ yêu nhau mà nó còn là những lấp lánh của tình cảm cao thượng trong tình yêu.Vượt lên những ích kỷ, nhỏ nhen tầm thường, “tôi” mong cho em sẽ hạnh phúc, gặp gỡ được người em yêu cũng yêu em chân thành, thiết tha như tình cảm bấy lâu “tôi” trao “em”.

Tình yêu mà nhân vật trữ tình dành cho người con gái trong bài thơ thật đáng trân trọng biết bao. Một tình yêu trong sáng, thủy chung, bất diệt, cao thượng, một tình yêu mang vẻ đẹp của vì sao nhân ái tỏa sáng giữa muôn ngàn vì sao tinh túy của tình yêu. “Tôi yêu em” xứng đáng là một tuyệt tác bất hủ trên bầu trời văn học thế giới.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 11: Cảm nhận bài thơ Tôi yêu em của Puskin Những bài văn hay lớp 11 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *