Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 10: Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen nói tục Mẫu bài luận thuyết phục người khác ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen nói tục mang đến gợi ý cách viết chi tiết kèm theo 3 bài văn mẫu khác nhau cực hay. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu học tập củng cố kỹ năng làm văn thuyết phục người khác ngày một tốt hơn.

Nói tục chửi bậy là thói quen phổ biến của nhiều người anh chị hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục cực chất dưới đây sẽ là nguồn tài liệu cực kì hữu ích, là người bạn đồng hành giúp các em hiểu được trình tự làm bài, quan sát, biết cách liên tưởng, so sánh, lựa chọn ngôn từ phù hợp. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn.

Dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ thói quen nói tục

1. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về thói quen nói tục, chửi bậy và quan niệm của bản thân.

2. Thân bài:

a) Tác hại của nói tục

– Với người nói:

  • Gây thất bại trong giao tiếp, người khác nhìn nhận đánh giá tiêu cực, ảnh hưởng đến giá trị nhân phẩm, đạo đức.
  • Bị mọi người xa lánh, sợ hãi, e ngại,…
  • Trở thành thói quen khó bỏ, nhiễm bẩn tâm hồn.

– Với người khác:

  • Gây ức chế khó chịu
  • Gây ảnh hưởng đến gia đình, người thân
  • Làm vấy bẩn tâm hồn của những đứa trẻ nếu chúng nghe được
  • Xã hội trở nên kém văn minh, đạo đức suy đồi

b. Nguyên nhân:

  • Do môi trường sống
  • Do sự thiếu quan tâm của người thân, gia đình, nhà trường
  • Do ham muốn thể hiện bản thân, sự thiếu ý thức về tầm quan trọng của lời nói, thái độ dửng dưng, thích bông đùa cợt nhả.

* Tuy nhiên không phải toàn bộ giới trẻ đều như vậy, đó chỉ là một bộ phận nhỏ làm ảnh hưởng đến cả tập thể lớn. Còn đa số các bạn trẻ vẫn có lối cư xử, giao tiếp văn minh, đáng khen ngợi.

c) Biện pháp giúp bỏ thói quen nói tục

  • Tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía bạn bè
  • Sử dụng chiếc lọ nói tục chửi thề
  • Tránh nghe loại nhạc có ngôn từ nhạy cảm và chương trình truyền hình cho phép nói tục khác.
  • Xác định tác nhân kích thích và tìm cách tránh xa chúng

3. Kết bài: khẳng định lại vấn đề:

  • Việc cư xử văn minh đúng mực là vô cùng cần thiết, đó là bước đệm cho chúng ta tiến tới các mối quan hệ vững bền tốt đẹp, người có văn hóa sẽ được mọi người tôn trọng và yêu quý hơn cả.

Từ bỏ thói quen nói tục chửi bậy ngắn gọn

Trong cuộc sống hàng ngày, thói quen nói tục và chửi bậy đã trở nên phổ biến và gây ra nhiều tranh cãi. Tôi, như mọi người khác, đã chứng kiến và tự nhận ra những tác hại tiêu cực của việc sử dụng ngôn từ thiếu văn minh. Từ quan điểm cá nhân, tôi muốn chia sẻ về những hậu quả không mong muốn của thói quen này và quan niệm của mình về vấn đề này.

Khi sử dụng ngôn từ tục tĩu, không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân mình mà còn tác động đáng kể đến môi trường xung quanh. Với người nói, thói quen này có thể gây mất đi lòng tôn trọng từ người khác và giảm uy tín trong mắt xã hội. Nó cũng làm suy yếu giá trị nhân phẩm và đạo đức của chúng ta, tạo ra một hình ảnh tiêu cực về bản thân.

Với người khác, việc nghe hoặc chứng kiến ngôn từ tục tĩu có thể gây ức chế và khó chịu. Nó ảnh hưởng đến mối quan hệ gia đình, bạn bè và cộng đồng xung quanh. Đặc biệt, những đứa trẻ nếu nghe được những lời tục tĩu sẽ bị vấy bẩn tâm hồn và hình thành những thói quen tiêu cực trong tương lai. Đồng thời, sự lan truyền của ngôn từ tục tĩu làm cho xã hội trở nên kém văn minh và đạo đức suy đồi.

Tham khảo thêm:   Đề thi học sinh giỏi lớp 9 THCS tỉnh Thanh Hóa năm học 2010 - 2011 môn Ngữ văn (Có đáp án) Sở GD&ĐT Thanh Hóa

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thói quen nói tục. Một phần đó là do môi trường sống, khi chúng ta tiếp xúc với những người có thói quen tương tự và coi đó là một hình thức thể hiện bản thân. Sự thiếu quan tâm và hỗ trợ từ phía gia đình, người thân và nhà trường cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và duy trì thói quen này. Ngoài ra, ham muốn thể hiện bản thân và thiếu ý thức về tầm quan trọng của lời nói, thái độ dửng dưng và sự thiếu ý thức cũng là nguyên nhân khác dẫn đến việc sử dụng ngôn từ tục tĩu.

Tuy nhiên, quan điểm này không đại diện cho toàn bộ giới trẻ. Phải công nhận rằng đa số các bạn trẻ vẫn có lối cư xử và giao tiếp văn minh, đáng khen ngợi. Một số nhỏ người đã nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng ngôn từ lịch sự và tôn trọng, và họ luôn cố gắng duy trì sự văn minh trong giao tiếp hàng ngày.

Để thay đổi và bỏ được thói quen nói tục, có một số biện pháp hữu ích: Tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn bè: Hãy tìm những người bạn có cùng quan điểm với bạn và cùng nhau thực hiện một cam kết để loại bỏ thói quen nói tục. Họ có thể trở thành nguồn động viên và hỗ trợ khi bạn gặp khó khăn. Tránh nghe nhạc hoặc xem chương trình có ngôn từ nhạy cảm: Hạn chế tiếp xúc với âm nhạc hoặc các chương trình truyền hình mà nói tục được chấp nhận. Thay vào đó, tìm kiếm những tác phẩm nghệ thuật có giá trị và sử dụng ngôn từ lịch sự. Xác định tác nhân kích thích và tránh xa chúng: Nhận ra những tình huống hoặc môi trường mà thúc đẩy việc sử dụng ngôn từ tục tĩu và tránh tiếp xúc với chúng. Điều này có thể bao gồm việc tránh nhóm bạn có thói quen tương tự hoặc tránh tham gia vào những cuộc trò chuyện mang tính chất xúc phạm.

Trên hết, việc cư xử văn minh và sử dụng ngôn từ đúng mực là vô cùng cần thiết. Đây là bước đệm quan trọng để chúng ta tiến tới mối quan hệ vững bền và tốt đẹp. Người có văn hóa sẽ được mọi người tôn trọng và yêu quý hơn. Thay vì gây ra những hậu quả tiêu cực, việc chúng ta lựa chọn sử dụng ngôn từ lịch sự và tôn trọng sẽ mang lại nhiều lợi ích.

Bằng cách thay đổi thói quen nói tục, chúng ta có thể xây dựng một môi trường giao tiếp lành mạnh và tích cực. Việc truyền cảm hứng và tạo động lực cho nhau thông qua lời nói ý nghĩa và đúng mực sẽ tạo ra sự tương tác xã hội tích cực và tạo nên một cộng đồng văn minh.

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen nói tục chửi bậy

Ông bà ta xưa đã dạy:

“Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Nhưng con người hiện nay, đặc biệt là giới trẻ lại bất cẩn khi phát ngôn, nói tục chửi thề một cách thiếu suy nghĩ, thiếu văn hóa. Hiện tượng này thật đáng để mỗi chúng ta cần suy nghĩ.

Nói tục chửi thề là nói ra những lời lẽ trái với thuần phong mỹ tục, thiếu văn minh, thiếu tôn trọng người đang giao tiếp với mình. Thật đáng buồn khi chúng ta thấy những lời nói này được phát ngôn bừa bãi, trong mọi hoàn cảnh. Khi bực tức chửi thề đã đành, thậm chí khi vui vẻ cũng lại chửi thề. Những lời nói ấy không những được “văng” ra đối với bạn bè cùng trang lứa mà nói còn được sử dụng ngay khi họ giao tiếp với những người lớn tuổi hơn; không chỉ trong giao tiếp với người khác mà còn ở cả những nơi công cộng. Và những lời lẽ khó nghe ấy được nói ra một cách thản nhiên, không chút suy nghĩ. Đây không chỉ là một hành động xấu, thiếu văn minh, lịch sự trong giao tiếp mà còn xúc phạm đến người khác, cho thấy sự kém hiểu hiểu biết của một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ hiện nay.

Điều đáng lo ngại là những người thường xuyên phát ngôn một cách khiếm nhã lại coi đó là một thói quen mà không hề ý thức được hậu quả khôn lường của nó. Lời nói là kết quả sau những suy nghĩ của chúng ta, nó góp phần không nhỏ trong việc xây dựng hình ảnh của bản thân trong mắt người khác. Vì thế, những lời nói thiếu văn hóa trong giao tiếp sẽ thể hiện ngay người nói là một người kém hiểu biết, thiếu văn minh, dễ để lại ấn tượng xấu với người đối diện, khiến bản thân không được tôn trọng, thậm chí là dần bị xa lánh. Hơn nữa, chửi thề có thể trở thành một thói quen xấu, khó bỏ, lâu dần ảnh hưởng lớn đến đạo đức của bản thân.

Tham khảo thêm:   Thông tư 248/2016/TT-BTC Quy định mức thu, chế độ thu nộp quản lý sử dụng phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến thủy nội địa

Chúng ta thậm chí quen miệng mà nói bậy chứ không ý thức hết được những phát ngôn của mình. Tai hại hơn là những lời nói không hay cũng được đưa lên mạng xã hội. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh bản thân mà còn là nơi bắt đầu của những mâu thuẫn, những xung đột có hậu quả mà ta không lường trước được. Còn đối với người nghe, cách xử sự kém lịch sự có thể khiến họ cảm thấy không thoải mái, bực bội, thậm chí không muốn tiếp chuyện. Đặc biệt, những lời chửi thề có sự ảnh hưởng rất tiêu cực đến nhận thức của những em nhỏ còn chưa hiểu hết ý nghĩa của chúng. Đối với xã hội, những lời nói không hay được nhân rộng ra có thể làm suy giảm đi nét đẹp văn hóa của cả cộng đồng, làm méo mó đi những quy chuẩn giá trị đạo đức, làm cho ngôn ngữ tiếng việt mất đi sự giàu đẹp và trong sáng vốn có của nó.

Vậy hiện tượng nói tục chửi thề có nguyên nhân từ đâu? Về phía khách quan, có thể thấy những tác động tiêu cực của môi trường sống không lành mạnh, của những lời ăn tiếng nói thô thiển xung quanh đến đạo đức, nhận thức và cách ứng xử của mỗi con người. Người ta nói: “Trẻ em như tờ giấy trắng”. Nếu không phải do sớm phải tiếp xúc với sự thiếu văn hóa của những người xung quanh, hay thiếu đi sự quan tâm, giáo dục của những người thân trong gia đình thì đâu có những lời nói khiếm nhã, những câu nói tục chửi thề khi con người lớn lên. Nhưng đó chỉ là một phần rất nhỏ. Những phát ngôn bừa bãi xuất phát từ những nhận thức chưa thật đúng đắn, đầy đủ và trọn vẹn về tầm quan trọng, sức ảnh hưởng của lời nói đến cuộc sống của con người. Khi bản thân đã không làm chủ được ta rất dễ bắt chước theo lời nói, hành động xấu của những người kém văn minh mà không thể tự điều chỉnh hành vi của mình. Nhiều người lại cho việc ăn nói thô lỗ là “oai”, muốn thể hiện bản thân trước mọi người. Hay một số người cũng chỉ nói cho vui miệng mà không hề quan tâm đến suy nghĩ và cảm nhận của người khác.

Tuy nhiên, bên cạnh một bộ phận hay nói tục chửi thề, thật may khi vẫn còn đó những con người hiểu biết, nhận thức rõ ý nghĩa của tiếng nói biết nói những lời lẽ lịch sự, khiến người nghe hài lòng. Đây quả là những điểm sáng cần nhân rộng để có một xã hội văn minh hơn.

Để khắc phục thực trạng nói tục chửi thề đang phổ biến hiện nay, mỗi người chúng ta cần ý thức được tầm quan trọng của lời nói. Từ đó mà có những hành động cụ thể như tuyên truyền vận động mọi người biết dùng lời hay ý đẹp, tránh xa những lời nói kém văn minh; kiên quyết nhắc nhở khi thấy người khác nói tục chửi thề. Còn bản thân phải trau dồi văn hóa, những kỹ năng giao tiếp văn minh lịch sự, phải biết tự dặn mình “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.

Xã hội đang ngày càng thay đổi theo chiều hướng hiện đại hơn đòi hỏi con người cũng cần trau dồi, phát triển bản thân để trở nên văn minh hơn. Một trong những điều cần thay đổi cấp thiết là những lời nói thô tục, trau dồi lời hay ý đẹp để góp phần tạo nên phong cách đẹp cho con người thời đại mới.

Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen nói tục

Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu như: bạo lực học đường, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề, gian lận trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục… Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là hiện tượng học sinh “nói tục chửi thề”. Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.

Trước hết ta cần hiểu “nói tục chửi thề” là gì? Nói tục chửi thề là hiện tượng học sinh dùng những từ ngữ thiếu văn hóa, thiếu chuẩn mực để giao tiếp với nhau hằng ngày.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 7 Unit 5: Communication Soạn Anh 7 trang 53 sách Cánh diều

Biểu hiện của hiện tượng này, là việc học sinh dùng những từ ngữ thô tục để lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm người khác hoặc đôi khi chỉ nói quen miệng nhưng gây nên sự phản cảm lớn đối với người nghe.

Theo cách giải thích ở trên, ta thấy hiện tượng nói tục chửi thề là hiện tượng có nhiều tác hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân cách, đạo đức của thế hệ học sinh nói riêng và xã hội hiện nay nói chung:

“Nói tục chửi thề” làm đạo đức và nhân cách của người học sinh bị suy đồi. Biến con người mình thành kẻ thiếu học thức, bị đánh giá là vô văn hóa, bị mọi người xa lánh, ghê tởm như căn bệnh. Việc nói tục chửi thề làm cho kĩ năng giao tiếp của học sinh trở nên yếu kém vì những phát ngôn lệch chuẩn. Từ đó khiến cho các cuộc giao tiếp trở nên thiếu lịch sự, đôi khi trở thành “thảm họa”.

Không chỉ vậy, việc nói tục, chửi thề còn ảnh hưởng rất lớn đến người khác. Nhất là trong các trường hợp nói tục chửi thề với mục đích lăng mạ, sỉ nhục người đối diện. Hành động đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, lòng tự trọng của người bị lăng mạ. Nếu việc này lặp đi lặp lại xảy ra nhiều lần, có thể gây ra tâm lý bức bối, ức chế, không kiểm soát được bản thân, có những hành động có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Thực sự đã có nhiều vụ bạo lực học đường đau lòng xảy ra cũng chỉ vì một lời nói tục, một cái nhìn đểu.

Nguy hiểm hơn nữa là việc, nếu không ngăn chặn thói xấu này, dần dà sẽ tạo nên một hệ lụy khôn lường. Một người nói tục, cả bàn nói tục, cả lớp nói tục, cả trường nói tục… lan ra cả ngoài xã hội. Khi đó xã hội văn minh sẽ biến mất mà thay vào đó là một xã hội thiếu văn hóa trầm trọng.

Từ việc phân tích tác hại đã nêu ở trên, ta cần tìm ra nguyên nhân. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến “nói tục chửi thề” nhưng chủ yếu là những nguyên nhân sau:

Nhiều học sinh xuất thân trong gia đình có bố mẹ, anh chị làm nghề tự do. Do có mối quan hệ xã hội phức tạp nên đôi khi mang những lời nói tục tĩu về nhà. Từ đây, việc học cái tốt thì rất khó, nhưng học điều xấu thì lại rất dễ bởi “nghe quen tai, nói quen miệng”. Chắc chắn lời nói của người lớn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngôn ngữ của giới trẻ. Cũng một phần do học sinh tiếp xúc với nhiều phần tử xấu trong xã hội hoặc học sinh cá biệt. Cũng có thể là do nói quen miệng, khi trở thành thói quen rất khó bỏ. Phía nhà trường chưa có những sự tác động tích cực đến việc giáo dục học sinh.

Từ tác hại và những nguyên nhân trên, ta thấy cần phải có những biện pháp để khắc phục tình trạng nói tục chửi thề này. Trước hết là trong gia đình, cha mẹ phải cẩn trọng với từng lời nói của mình. Phải giáo dục trẻ, để trẻ không giao du với các thành phần xấu. Trong trường lớp thì cần phải tổ chức thêm nhiều hoạt động Đoàn, Đội lành mạnh để các em vui chơi, giao lưu học hỏi những điều tốt đẹp. Bản thân mỗi người cần rèn luyện nhân cách phẩm giá của mình để tránh xa những thói hư tật xấu.

Từ đó mỗi người cần rút ra cho mình bài học để không dính vào những tác hại ở trên. Như rèn luyện nhân cách, bản lĩnh; tham gia vào các sinh hoạt văn hóa lành mạnh. Trau dồi ngôn ngữ chuẩn mực. Học tập lối sống lành mạnh, văn mình. Ăn nói lịch sự, đối xử hòa nhã với bạn bè. Đặc biệt là có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

Tóm lại, nói tục chửi thề là một hiện tượng xấu, có nhiều tác hại ảnh hưởng lớn đến môi trường học đường và đời sống xã hội. Mỗi cá nhân và tập thể cần lên án, đấu tranh và loại bỏ thói xấu ấy ra khỏi môi trường sống của chúng ta. Vì một môi trường học đường văn minh, tất cả hãy nói KHÔNG với “Nói tục chửi thề”.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 10: Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen nói tục Mẫu bài luận thuyết phục người khác của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *