Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 10: Tổng hợp kết bài truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy (33 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 10 hay nhất ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Kết bài truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy gồm 33 mẫu kết bài ấn tượng nhất, giúp các em học sinh lớp 10 tham khảo, viết đoạn kết bài cô đọng, ý nghĩa nhất. Kết bài có ý nghĩa quan trọng, thâu tóm lại vấn đề đã được đặt ra ở mở bài và phát triển ở thân bài, đồng thời mở ra hướng suy nghĩ mới, tình cảm mới cho người đọc.

Kết bài An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy xoay quanh các đề tài như: phân tích truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy, phân tích nhân vật An Dương Vương, phân tích nhân vật Mị Châu, Trọng Thủy. Vậy sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn theo dõi tại đây.

Mục Lục Bài Viết

Kết bài phân tích truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

Kết bài phân tích truyện An Dương Vương – Mẫu 1

Tóm lại, với việc sử dụng hàng loạt các chi tiết tưởng tượng thần kì, độc đáo, hấp dẫn, truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” đã nêu lên bài học sâu sắc về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách để giải quyết tốt nhất mối quan hệ riêng chung. Đó là một bài học quan trọng và vẫn còn nguyên ý nghĩa cho đến ngày hôm nay.

Kết bài phân tích truyện An Dương Vương – Mẫu 2

Đúng vậy, đó cũng là sai lầm của người lãnh đạo, của một vị vua cả đời anh minh lỗi lạc nhưng lại mất một vài phút giây lầm lỡ khiến dân tộc mình tiêu vong. Và đó là kết cục đáng buồn của câu chuyện về An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy, là một câu chuyện đầy đau thương và ẩn chứa nhiều bài học ý nghĩa.

Kết bài phân tích truyện An Dương Vương – Mẫu 3

Ở đây câu chuyện kết thúc trong bi kịch đó là bi kịch về sự mất cảnh giác và mất nước đồng thời còn là bi kịch về nhân dân và tình yêu giữa Mị Châu và Trọng Thuỷ. Đồng thời ở mỗi nhân vật cũng có sự diễn biến, phát triển ít nhiều mang tính bi kịch: Sự phong phú hàm súc về nội dung, cùng với sự chặt chẽ trong kết cấu, độc đáo trong cách thể hiện đã làm cho truyền thuyết này có một sức sống hấp dẫn đặc biệt mà ít truyện dân gian nào có thể sánh được. Và đó cũng là nguyên nhân khiến cho truyện này được nhiều nhà thơ, nghệ sĩ thuộc các ngành nghệ thuật đã khai thác, chuyển thể, sử dụng.

Kết bài phân tích truyện An Dương Vương – Mẫu 4

Truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy” đã đẻ lại cho người đọc về bài học dựng nước, không nên chủ quan mất cảnh giác mà khinh thường địch. Yếu tố kì ảo được xây dựng nên nhằm gia tăng lên giá trị của tác phẩm và nhiều ý nghĩa của nó được biểu hiện một cách mạnh mẽ có nhiều giá trị nhất làm cho truyền thuyết trở nên đặc sắc mà hiếm có câu truyện nào được như vậy.

Tham khảo thêm:   Bài tập tiếng Anh lớp 8 nâng cao Ôn thi HSG Tiếng Anh 8

Kết bài phân tích truyện An Dương Vương – Mẫu 5

Bằng sự kết hợp hài hòa giữa sự thật lịch sử và yếu tố kì ảo, tác phẩm là một cách giải thích nguyên nhân mất nước Âu Lạc. Đồng thời, qua tác phẩm cũng gửi gắm bài học lịch sử sâu sắc cho các thế hệ muôn đời: bài học về tinh thần cảnh giác và bài học về cách xử lí đúng đắn giữa việc chung và việc riêng, giữa tình nhà và việc nước, giữa cá nhân và cộng đồng.

Kết bài phân tích truyện An Dương Vương – Mẫu 6

Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu là một cách giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc. Nó còn đem lại những bài học quý: bài học về tinh thần cảnh giác với kẻ thù; cách xử lí đứng đắn mối quan hệ giữa cái riêng- cái chung, giữa nhà- nước, giữa cá nhân- cộng đồng, giữa tình cảm- lí trí.

Kết bài phân tích truyện An Dương Vương – Mẫu 7

Sai lầm của An Dương Vương là nguyên nhân dẫn đến những sai lầm của Mị Châu. Mối tình Mị Châu – Trọng Thuỷ là mối tình éo le, nó không phải là sản phẩm của tình yêu tự nhiên mà là sản phẩm của một âm mưu thâm hiểm trong cuộc chiến tranh phi nghĩa.

Kết bài phân tích truyện An Dương Vương – Mẫu 8

Câu chuyện kết thúc với một tấn bi kịch về mất nước, tình cha con, tình nghĩa vợ chồng. Họ đều nhận lấy một kết cục cho việc làm của mình. An Dương Vương vì không đề phòng mà thành ra như thế. Mị Châu quá đỗi ngây thơ tin người, Trọng Thủy vì tình nghĩa cha con không ý thức việc làm của mình. Tất cả những việc làm ấy đã dẫn đến bi kịch nhưng ta vẫn thấy được những vẻ đẹp của họ. An Dương Vương thẳng tay chém con thể hiện lòng yêu nước, Mị Châu yêu thương cha, yêu thương son sắt người chồng. Trong Thủy là một người con có hiếu và yêu thương vợ mình.

Kết bài phân tích truyện An Dương Vương – Mẫu 9

Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, cho đến tận ngày nay vẫn chiếm được cảm tình của người đọc. Người ta đọc truyện để hiểu về lịch sử, để rút ra những bài học bổ ích cho mình và cho con cháu đời sau. Nhưng không chỉ thế, đọc truyền thuyết này, người ta còn muốn hiểu sâu sắc hơn bi kịch của một mối tình rất đẹp trong lịch sử.

Kết bài phân tích truyện An Dương Vương – Mẫu 10

An Dương Vương, Mị Châu – Trọng Thủy là một truyền thuyết có ý nghĩa sâu sắc khi đề cập đến các cách ứng xử trong mối quan hệ giữa công dân với Tổ quốc, mối quan hệ cha con, vợ chồng, quân thần,… Từ đó đưa ra những bài học đáng giá dành cho hậu thế về cách xử lý giữa tình cảm cá nhân và lợi ích dân tộc, con người ta cần phải lý trí khi đứng trước an nguy của Tổ quốc, phải đặt cái lợi ích chung của đất nước lên trên tình cảm cá nhân, bằng không nếu cứ sống theo cảm tính thì chính là đại hận thiên thu. Thêm vào đó truyền thuyết còn răn dạy con người chớ ngủ quên trên chiến thắng, dù là trong việc trị quốc, bình thiên hạ hay trong đời sống thường ngày, bởi đó chính là vực sâu vạn trượng, bước nhầm một bước thì không có ngày mai.

Kết bài phân tích nhân vật An Dương Vương

Kết bài phân tích nhân vật An Dương Vương – Mẫu 1

Qua văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, các tác giả dân gian đã dựng lên chân dung vị vua vừa có công vừa có tội. Có công khi đã dời đô, xây dựng kinh thành kiên cố, phát triển đất nước giàu mạnh. Có tội vì đã lờ là mất cảnh giác để đất nước rơi vào tay giặc, nhân dân chịu cảnh lầm than. Nhân vật đã để lại bài học sâu sắc cho muôn thế hệ sau về việc dựng nước và giữ nước, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác trước kẻ thù.

Kết bài phân tích nhân vật An Dương Vương – Mẫu 2

Kết thúc câu chuyện là cái chết của con gái An Dương Vương – Mị Châu. Đó là một kết thúc buồn nhưng đó là hình phạt thích đáng dành cho An Dương Vương khi chính ông đã tự tay đánh mất đất nước của mình. Bằng hình ảnh đi vào bất tử của ông, nhân dân muốn bày tỏ lòng thương tiếc với vị vua tài giỏi, đã có công dựng xây và bảo vệ đất nước, non sông.

Kết bài phân tích nhân vật An Dương Vương – Mẫu 3

Việc mất nước Âu Lạc, người chịu trách nhiệm chính là An Dương Vương. Ông vua tuy có công xây dựng, bảo vệ đất nước nhưng đã chủ quan, mất cảnh giác xem thường kẻ địch dẫn đến bi kịch quốc gia, gia đình, cá nhân. Thảm họa xảy ra, An Dương Vương đã đặt việc nước lên trên việc nhà, quan hệ vua – tôi trên quan hệ cha con (chém chết Mị Châu). Rùa Vàng dẫn lối cho nhà vua xuống biển, không để ông chết, không cho quân thù lấy được xác vua. Chi tiết này thể hiện lòng tự tôn dân tộc. Thể hiện sự cảm thông, kính trọng của nhân dân đối với An Dương Vương, dẫu ông có tội lớn – để mất nước. Đó cũng là sự phán xét công bằng của cha ông ta.

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn nhận giftcode CrossFire Zero và cách nhập

Kết bài phân tích nhân vật An Dương Vương – Mẫu 4

Như vậy, nhân vật An Dương Vương hiện lên với vị thế là một người anh hùng có công lớn trong việc xây thành đắp lũy, bảo vệ đất nước nhưng cũng là vị vua vì chủ quan dẫn đến bi kịch mất nước. Thông qua việc xây dựng nhân vật cùng những chi tiết thần kì, truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” đã để lại bài học giáo dục vô cùng sâu sắc. Đó là bài học về việc xây dựng đất nước phải đi đôi với việc bảo vệ đất nước, luôn phải nêu cao cảnh giác và đề phòng đối với kẻ thù.

Kết bài phân tích nhân vật An Dương Vương – Mẫu 5

Và chính việc sáng tạo nên những yếu tố kì ảo đan xen với các yếu tố lịch sử đã khiến cho câu chuyện thêm lung linh, kì ảo, tăng tính khái quát , ý nghĩa biểu trưng của các chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm. Chi tiết nhà vua xây thành được rùa vàng giúp đỡ, chi tiết rùa vàng cho vuốt để An Dương Vương chế tạo nỏ thần đã khẳng định việc làm của An Dương Vương được làng dân, hợp lòng trời nên được cả thần và người cùng giúp đỡ. Đó là một cách để nhân dân ta ngợi ca công đức của nhà vua, tự hào về những chiến công và thành tựu của nhân dân thời Âu Lạc.

Kết bài phân tích nhân vật An Dương Vương – Mẫu 6

Qua sự sai lầm và sự tin tưởng mù quáng ấy Của An Dương Vương cha ông ta muốn gửi gắm đến con cháu đời sau bài học về việc giữ nước, về sự tin tưởng, sáng suốt đặc biệt là những nhà lãnh đạo. Đó là nỗi đau mất nước sâu sắc để lại nhiều bài học đớn đau cho dân tộc, nhắc nhở nhân dân ta bài học về việc giữ nước mà cho đến tận hôm nay vẫn còn nguyên giá trị. Qua hình tượng An Dương Vương, cha ông ta đã gửi gắm những thông điệp triết lí sâu sắc về việc dựng nước và giữ nước. Đồng Thời gửi gắm khát khao muốn xây dựng một đất nước độc lập, tự cường, hùng manh.

Kết bài phân tích nhân vật An Dương Vương – Mẫu 7

Thông qua với hình tượng An Dương Vương thì cha ông ta cũng đã gửi gắm những thông điệp triết lí sâu sắc về việc dựng nước và giữ nước. Không những thế thì còn gửi gắm vào đó những khát khao mong muốn xây dựng một đất nước độc lập, tự cường và hùng mạnh.

Kết bài phân tích nhân vật An Dương Vương – Mẫu 8

Nhân dân ta đã kết hợp chi tiết lịch sử cùng với các chi tiết hư cấu để làm nên câu chuyện truyền thuyết giải thích cho sự ra đời của nước Âu Lạc và nguyên nhân mất nước. Ngoài ra, nhân dân ta còn bày tỏ thái độ ngợi ca trước những thành quả mà An Dương Vương đã mang đến, tuy cùng với những sai lầm làm mất nước nhưng nhân dân ta vẫn bày tỏ thái độ khoan dung và nhân hậu cho vị vua này.

Kết bài phân tích nhân vật An Dương Vương – Mẫu 9

Qua văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, các tác giả dân gian đã dựng lên chân dung vị vua vừa có công vừa có tội. Có công khi đã dời đô, xây dựng kinh thành kiên cố, phát triển đất nước giàu mạnh. Có tội vì đã lơ là mất cảnh giác để đất nước rơi vào tay giặc, nhân dân chịu cảnh lầm than. Nhân vật đã để lại bài học sâu sắc cho muôn thế hệ sau về việc dựng nước và giữ nước, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác trước kẻ thù.

Kết bài phân tích bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu

Kết bài phân tích bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu – Mẫu 1

Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy mang kết thúc bi kịch: nước mất nhà tan, tình yêu tan vỡ. Bi kịch mất nước là bài học cảnh giác với kẻ thù cho muôn thế hệ sau. Bi kịch tình yêu lại là bài học về việc giải quyết mối quan hệ giữa việc nước và việc nhà, giữa tư cách cá nhân với tư cách một người công dân với đất nước, cộng đồng.

Kết bài phân tích bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu – Mẫu 2

Người xưa đã sáng tạo nên truyền thuyết lịch sử đầy cảm động, xót xa. “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ” vẫn mãi là một câu chuyện, một bài học lớn lao về bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu đã từng diễn ra trong lịch sử. Truyền thuyết ấy sẽ còn tiếp tục được kể cho muôn thế hệ con cháu đời sau để cùng nhau khắc cốt, ghi tâm, lời căn dặn cảnh giác trước kẻ thù để bảo vệ quê hương đất nước, bảo vệ quyền độc lập thiêng liêng và hạnh phúc của mỗi gia đình.

Tham khảo thêm:   Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe Mẫu 01B-HSB theo Quyết định 166/QĐ-BHXH

Kết bài phân tích bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu – Mẫu 3

Kết thúc bi thảm của cha con An Dương Vương trong được kể lại trong truyền thuyết mãi mãi là bài học nhắc nhở ý thức công dân của mỗi người đối với đất nước. Hình ảnh ngọc trai – giếng nước đã khép lại câu chuyện, nhưng đó không phải là biểu hiện của tình yêu chung thủy mù quáng của Mị Châu đối với Trọng Thủy mà là sự thể hiện tập trung nhất nhận thức về lịch sử và lòng cảm thông sâu sắc của nhân dân đối với nhân vật này.

Kết bài phân tích bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu – Mẫu 4

Qua phân tích trên, truyện An Dương Vương, Mị Châu – Trọng Thủy chính là bài học xương máu về vai trò của tinh thần cảnh giác kẻ thù trong công cuộc bảo vệ đất nước và ý nghĩa của việc xử lý đúng đắn nhất cho mối quan hệ riêng – chung, cá nhân – cộng đồng.

Kết bài phân tích chi tiết giếng nước, ngọc trai

Kết bài phân tích chi tiết giếng nước, ngọc trai – Mẫu 1

“Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” là câu chuyện giàu ý nghĩa từ chính những biểu tượng của nó. Để Mị Châu biến thành ngọc châu, rửa với nước giếng nơi Trọng Thủy chết thể hiện tấm lòng nhân đạo bao dung của nhân dân ta. Trước những lầm lỗi luôn sẵn sàng tha thứ, nhưng đồng thời cũng có hình phạt thích đáng cho những kẻ có tội.

Kết bài phân tích chi tiết giếng nước, ngọc trai – Mẫu 2

Như vậy qua đây ta có thể thấy rằng hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” mang nhiều ý nghĩa sâu sắc của mối tình Trọng Thủy và Mị Châu. Cả hai người đều có lỗi nhưng cái lỗi ấy suy cho cùng cũng vì sự trung hiếu, vì tình cảm, sự ngây thơ dại khờ mà thôi. Thật tâm trong lòng họ đều không toan tính gì cả, lòng họ sáng như ngọc trai, trong như giếng nước kia vậy.

Kết bài phân tích chi tiết giếng nước, ngọc trai – Mẫu 3

“Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ” là một truyền thuyết đẹp, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Câu chuyện là một cách giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc. Qua đó nêu lên bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa riêng và chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng. Thể hiện chất trí tuệ sắc sảo, bản chất nhân đạo sâu sắc của dân tộc Việt Nam ta.

Kết bài phân tích chi tiết giếng nước, ngọc trai – Mẫu 4

Chi tiết ngọc trai, giếng nước đã thể hiện được giá trị nhân văn cao đẹp. Đó là thái độ bao dung của nhân dân dành cho Mị Châu và Trọng Thủy. Đồng thời là lời nhắc nhở người đời sau cần biết giải quyết mối quan hệ cá nhân – cộng đồng một cách hợp lý. Tóm lại, ngọc trai – giếng nước là một chi tiết sâu sắc, giàu ý nghĩa biểu tượng. Đồng thời đem đến một bài học giá trị cho mỗi con người trong cuộc sống.

Kết bài phân tích chi tiết giếng nước, ngọc trai – Mẫu 5

Cuối cùng, chi tiết ngọc trai – giếng nước còn thể hiện được thái độ của nhân dân ta. Đó là tấm lòng bao dung, cảm thông của nhân dân với mối tình của Mị Châu và Trọng Thủy khi làm giảm nhẹ nỗi đau và tội lỗi của họ. Sự khoan hồng, ân xá của nhân dân đối với những kẻ tội lỗi – một giá trị nhân văn cao đẹp của dân tộc ta. Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy cho thấy một bài học trong việc lựa chọn lợi ích cá nhân với lợi ích quốc gia, dân tộc. Mỗi người cần ý thức đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích cá nhân.

Kết bài phân tích nhân vật Mị Châu và Trọng Thủy

Kết bài mẫu 1

Cái chết của hai vợ chồng đã làm cho nhiều người trẻ thức tỉnh. Vì hiện nay trong xã hội có không ít những kẻ dùng mọi thủ đoạn để trục lợi cá nhân. Họ phụ vợ, phụ chồng, phụ nhau để đạt được những mục đích riêng của mình. Qua câu chuyện, mỗi người hãy tự nhìn nhận lại bản thân, để cùng hướng đến cuộc sống mới, cuộc sống với những hành động và lý tưởng tốt đẹp.

Kết bài mẫu 2

Một nàng công chúa hiền lành trong sáng, nhưng những tội ác mà nàng làm cho vua cha bị mất nước rồi bị giặc đuổi theo giết hại sĩ không thể nào xóa nhòa trong lịch sử. Chính vì vậy, cuối cùng Mị Châu đã phải đền tội dưới lưỡi kiếm của cha mình. Bài học về nhân vật Mị Châu là một bài học vô cùng cay đắng xót xa cho người con gái thánh thiện nhưng quá khờ khạo và cả tin nên để mất giang sơn.

Kết bài mẫu 3

Trọng Thủy đáng bị lên án về những hành động đã gây ra, một tên có thủ đoạn hèn hạ, lợi dụng sự ngây ngô cả tin của Mị Châu để đánh cắp nỏ thần rồi gây ra sự đau khổ lầm than của toàn một dân tộc Âu Lạc. Nhưng ta cũng có phần cảm thông vì xét cho cùng hắn cũng là một quân cờ trong tay cha mình, và nhân dân ta đã vô cùng bao dung khi tạo thêm chi tiết giếng ngọc. Qua nhân vật Trọng Thủy với những việc mà hắn đã làm, tác giả đã mang đến bài học cho thế hệ sau về sự cảnh giác cũng như kết quả của những kẻ làm việc sai trái sẽ phải trả giá đắt, sống trong tội lỗi, và đau đớn khôn nguôi.

Kết bài mẫu 4

Tính người của Trọng Thuỷ còn được thể hiện rõ hơn rất nhiều ở phần cuối cùng của tác phẩm khi tác giả dân gian miêu tả tâm trạng của Trọng Thuỷ sau cái chết của Mị Châu. Không đắm mình trong hào quang, danh vọng, trong hạnh phúc của sự thống trị uy quyền, sau khi Mị Châu chết, Trọng Thuỷ luôn sống trong nỗi niềm thương nhớ, trong nỗi ân hận dày vò và cuối cùng bế tắc, cùng đường hắn đã tự tìm cho mình cái chết. Trọng Thuỷ quyên sinh không phải chỉ là hành động sám hối cho một sai lầm mù quáng, mà còn là sự thức tỉnh của nhân tính, sự phủ nhận chiến tranh, sự từ chối mọi vinh quang quyền lực tìm về với cõi thiên thu để có được một tâm hồn thanh thản.

Kết bài mẫu 5

Nhân vật Mị Châu và kết cục của nàng đã khiến cho chúng ta vừa giận, lại vừa đồng cảm và xót thương sâu sắc. Mong rằng ở một thế giới khác, nàng đã tự nhận ra được bài học cho bản thân mình mà có một cuộc sống đúng đắn và thanh thản hơn. Và khi ấy, số phận Mị Châu sẽ khác…

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 10: Tổng hợp kết bài truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy (33 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 10 hay nhất của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *