Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 10: Tổng hợp kết bài Bảo kính cảnh giới của Nguyễn Trãi (29 mẫu) Gương báu răn mình – Bài 43 Nguyễn Trãi ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 29 Kết bài Bảo kính cảnh giới của Nguyễn Trãi dưới đây sẽ gợi ý cho các em những cách viết kết bài hay cho bài văn phân tích, cảm nhận Bảo kính cảnh giới, vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi trong Bảo kính cảnh giới, phân tích bài thơ Bảo kính cảnh giới, … đơn giản, ngắn gọn. Đồng thời có thêm những cách viết kết bài hay, tạo ấn tượng với người đọc.

Bảo kính cảnh giới là bài thơ hay đã vẽ nên một bức tranh ngày hè tươi tắn, rạng ngời, đậm đà hồn quê Việt. Qua bài thơ, Nguyễn Trãi cũng khéo léo bộc lộ tấm lòng, tình yêu thiên nhiên cuộc sống và đất nước tha thiết. Vậy sau đây là TOP 29 kết bài Bảo kính cảnh giới hay nhất, mời các bạn cùng đón đọc.

Kết bài cảm nhận về bài thơ Bảo kính cảnh giới

Kết bài mẫu 1

“Bảo kính cảnh giới” đã trở thành tác phẩm kinh điển có sức ảnh hưởng đối với người xem đến mãi hôm nay. Đọc sách ta như nhận thức rõ ràng hơn nữa được một tấm lòng yêu đất nước trong sáng mãi không phai của nguyễn trãi, làm nóng lên ngọn lửa tình yêu tổ quốc với mình – các học giả. Vì thế mới nói, Nguyễn Trãi thực xứng với danh vua Lê Thánh Tông đã cho: “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo”.

Kết bài mẫu 2

“Bảo kính cảnh giới” (bài 43) đã vẽ nên một bức tranh ngày hè tươi tắn, rạng ngời, đậm đà hồn quê Việt. Qua bài thơ, Nguyễn Trãi cũng khéo léo bộc lộ tấm lòng, tình yêu thiên nhiên cuộc sống và đất nước tha thiết. Theo thời gian, những giá trị, ý nghĩa nhân văn của tác phẩm sẽ luôn tỏa sáng và khắc sâu trong tâm trí bạn đọc

Kết bài mẫu 3

“Bảo kính cảnh giới” đã làm rõ nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Trãi trong thời gian ở Côn Sơn với tấm lòng yêu nước thương dân vẫn ngày đêm “cuồn cuộn nước triều Đông”. Ông yêu thiên nhiên cây cỏ say đắm. Và có lẽ chính thiên nhiên đã cứu Nguyễn Trãi thoát khỏi những phút giây bi quan của cuộc đời mình. Dù sống với cuộc sống thiên nhiên nhưng Ức Trai vẫn canh cánh “một tấc lòng ưu ái cũ”. Nguyễn Trãi vẫn không quên lí tưởng nhàn dân, lí tưởng nhân nghĩa, mong cho thôn cùng xóm vắng không có một tiếng oán than, đau sầu. Quả thực, Nguyễn Trãi xứng đáng với câu thơ của vua Lê Thánh Tông “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo”.

Tham khảo thêm:   Thông tư 37/2017/TT-BTC Quy định mới về sử dụng hóa đơn từ ngày 12/6/2017

Kết bài mẫu 4

Bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi đã rất thành công vẽ nên một bức tranh ngày hè rực rỡ, đầy sức sống. Qua đó bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước và niềm khát khao cháy bỏng luôn đau đáu trong tim nhà thơ về một cuộc sống bình yên, no đủ cho muôn dân. Tuy bài thơ cách chúng ta hàng bao thế kỷ, nhưng vẻ đẹp giá trị thẩm mĩ và nhân văn vẫn còn sống mãi trong trái tim người đọc.

Kết bài mẫu 5

Có thể nói Bảo kính cảnh giới là một bài thơ vừa có nội dung ý nghĩa lại vừa có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật. Bài thơ xứng đáng là một trong những bài thơ trữ tình hay nhất của Nguyễn Trãi. Bên cạnh đó, qua bài thơ ta càng thêm yêu quý nhà thơ bởi tấm lòng yêu nước thương dân, tình yêu thiên nhiên yêu con người lao động của ông không có gì có thể so sánh được.

Kết bài mẫu 6

Bài thơ Bảo kính cảnh giới đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật. Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi. Ông là người yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Nhưng trên hết, ông là một người vừa có tài, vừa có tâm bởi ông luôn lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Ông muốn cống hiến nhiệt huyết của mình để nhân dân hạnh phúc, ấm no, đất nước giàu mạnh. Tư tưởng của Nguyễn Trãi như một bài học gửi gắm cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước, ước mong cống hiến cho đất nước.

Kết bài mẫu 7

Bài thơ này đã làm rõ nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Trãi trong thời gian ở Côn Sơn với tấm lòng yêu nước thương dân vẫn ngày đêm “cuồn cuộn nước triều Đông”. Ông yêu thiên nhiên cây cỏ say đắm. Và có lẽ chính thiên nhiên đã cứu Nguyễn Trãi thoát khỏi những phút giây bi quan của cuộc đời mình. Dù sống với cuộc sống thiên nhiên nhưng Ức Trai vẫn canh cánh “một tấc lòng ưu ái cũ”. Nguyễn Trãi vẫn không quên lí tưởng nhân dân, lí tưởng nhân nghĩa, lí tưởng mong cho thôn cùng xóm vắng không có một tiếng oán than, đau sầu.

Xem thêm: Cảm nhận về bài thơ Bảo kính cảnh giới của Nguyễn Trãi

Kết bài phân tích bài thơ Bảo kính cảnh giới

Kết bài mẫu 1

Như vậy qua đây ta thấy được một bức tranh thiên nhiên vô cùng đẹp, tất cả nhưng màu sắc đều thể hiện đặc trưng của mùa hè. Có thể nói chắc hẳn nhà thơ phải là một người yêu thiên nhiên nhiều lắm thì mới có thể cảm nhận được cả những bước sinh trưởng của cây cối mùa hè như thế. Đồng thời ta cũng thấy được một tâm hồn trung nghĩa với nhân dân. Mặc dù xa rời quan trường nhưng ông không lúc nào không lo cho nhân dân, mong muốn nhân dân có một cuộc sống an lành bình yên.

Kết bài mẫu 2

Bài thơ này đã làm rõ nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Trãi trong thời gian ở Côn Sơn với tấm lòng yêu nước thương dân vẫn ngày đêm “cuồn cuộn nước triều Đông”. Ông yêu thiên nhiên cây cỏ say đắm. Và có lẽ chính thiên nhiên đã cứu Nguyễn Trãi thoát khỏi những phút giây bi quan của cuộc đời mình. Dù sống với cuộc sống thiên nhiên nhưng Ức Trai vẫn canh cánh “một tấc lòng ưu ái cũ”. Nguyễn Trãi vẫn không quên lí tưởng nhàn dân, lí tưởng nhân nghĩa, lý tưởng: mong cho thôn cùng xóm vắng không có một tiếng oán than, đau sầu.

Kết bài mẫu 3

Bảo kính cảnh giới là một sáng tạo độc đáo của Nguyễn Trãi về hình thức thơ. Câu thất ngôn xen lục ngôn, các vế đối rất chỉnh, cách sử dụng từ láy rất tài tình. Để tăng sức biểu hiện của các tính từ và động từ, tác giả đem chúng đặt ở đầu câu. Đây là bài thơ tả Bảo kính cảnh giới tràn đầy sức sống. Bài thơ không chỉ miêu tả cảnh sắc đặc trưng của mùa hè, mà còn là “tức cảnh sinh tình”. Cảnh ở đây thể hiện niềm vui sống, háo hức, tươi tắn, trẻ trung của tâm hồn nhà thơ Và niềm ao ước của Nguyễn Trãi về hạnh phúc cho dân chúng muôn phương.

Tham khảo thêm:   Cách thêm Friends và quản lý Friendship trong Pokémon Go

Kết bài mẫu 4

“Bảo kính cảnh giới” không định giáo huấn chung. Trước đời sống đang dâng trào, yên lành thế, Nguyễn Trãi tự răn mình, phải làm sao cho cuộc sống này trở thành mãi mãi và chỉ khắc khoải một nỗi “tiên ưu” ấy mà thôi.

Kết bài mẫu 5

“Bảo kính cảnh giới” là sự hòa điệu tuyệt vời giữa tâm hồn và nét bút của một đấng tài hoa với tấm lòng của một bậc minh vương lương tướng ư?

Kết bài mẫu 6

Bài thơ này đã làm rõ nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Trãi trong thời gian ở Côn Sơn nhưng tấm lòng yêu nước thương dân vẫn ngày đêm “cuồn cuộn nước triều Đông”. Với thiên nhiên cây cỏ, ông yêu nó đắm say. Và có lẽ chính thiên nhiên đã cứu Nguyễn Trãi thoát khỏi những Ức Trai chăm chắm “một tấc lòng ưu ái cũ”. Nguyễn Trãi vẫn không quên lí tưởng nhân dân, lí tưởng nhân nghĩa, lý tưởng mong cho thôn xóm vắng không có tiếng oán than, đau sầu.

Kết bài mẫu 7

“Bảo kính cảnh giới” đã bộc lộ tấm lòng nhà thơ đầy tình nghĩa và cao cả khiến người đời kính trọng, dân chúng biết ơn bởi những đóng góp của ông dành cho đất nước. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì trong lòng Nguyễn Trãi vẫn mãi hướng về nhân dân, một lòng trung quân ái quốc.

Kết bài mẫu 8

Như vậy, qua bài thơ trên, người đọc có thấy được tấm lòng yêu nước, thương dân của Nguyễn Trãi. Dù trong hoàn cảnh nào, ông vẫn luôn nặng lòng với nhân dân, đất nước.

Kết bài mẫu 9

Bằng chiếc thuyền tâm hồn có mái chèo là ngòi bút, Nguyễn Trãi đã mang cả tâm hồn yêu thiên nhiên và cái đẹp vào trang viết, để khiến sự vật như hồi sinh và thể hiện sức sống nội lực bên trong cảnh vật. Bên cạnh đó, một cách giản dị và sâu sắc bài thơ còn khiến người đọc thêm ngậm ngùi và thấm thía bởi tấm lòng cao cả của Nguyễn Trãi khi luôn một lòng yêu nước, thương dân.

Kết bài mẫu 10

Nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng khẳng định rằng “Thơ khởi phát từ trong lòng người ta”. Quả thực không có những cảm xúc, những tâm sự sâu kín nén chặt, chất chứa trong lòng sẽ chẳng bao giờ có thơ. Qua “Bảo kính cảnh giới” ta không chỉ ngưỡng mộ tài năng của nhà văn hóa lớn mà ta còn nghe được tiếng lòng, tiếng yêu cuộc sống, tiếng yêu quê hương, dân tộc của Ức Trai tiên sinh tha thiết hơn bao hết.

Kết bài mẫu 11

Như vậy qua bài thơ “Bảo kính cảnh giới” Nguyễn Trãi đã vẽ lên một bức tranh ngày hè sôi động, nhiều màu sắc, đồng thời qua đó thấp thoáng bóng dáng một người luôn nghĩ cho nước cho dân. Bài thơ để lại cho người đọc những ấn tượng sâu lắng nhất về cuộc sống và tâm tư đáng trân trọng của ông.

Kết bài mẫu 12

Bảo kính cảnh giới là một bài thơ hay, thể hiện rõ nét vẻ đẹp tâm hồn của tác giả Nguyễn Trãi, ở đó người ta không chỉ thấy hiện lên vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên rực rỡ, náo nhiệt căng tràn sức sống. Mà còn nhìn nhận được tấm lòng thiết tha của tác giả dành cho vận mệnh đất nước, vận mệnh dân tộc, cả một đời người chỉ mong ước sự phồn hoa, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, thể hiện nổi bật tư tưởng chính nghĩa và tư tưởng vì nhân dân mà tác giả vẫn luôn hằng tâm niệm.

Tham khảo thêm:   Công văn 1972/BHXH-KT Tăng cường công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Kết bài mẫu 13

Bài thơ đã khắc họa thành công bức tranh thiên nhiên Bảo kính cảnh giới phong phú, đa dạng, sinh động tràn đầy sức sống. Qua bài thơ ta còn thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi: yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, có một tâm hồn thi sĩ và đặc biệt có một tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc.

Kết bài bức tranh thiên nhiên trong Bảo kính cảnh giới

Kết bài mẫu 1

Bài thơ “Bảo kính cảnh giới” đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật. Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi. Ông là người yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Nhưng trên hết, ông là một người vừa có tài, vừa có tâm bởi ông luôn lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Ông muốn cống hiến nhiệt huyết của mình để nhân dân hạnh phúc, ấm no, đất nước giàu mạnh. Tư tưởng của Nguyễn Trãi như một bài học gửi gắm cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước, ước mong cống hiến cho đất nước.

Kết bài mẫu 2

Bức tranh thiên nhiên sống động ấy đã hàm chứa một nội dung thông điệp thẩm mĩ đánh động tâm tư của nhà thơ. Bản thân ông có muốn lánh đời thoát tục, ngắm ánh tịch dương, giam mình trong lầu kín cũng không thể không nghe, không thấy bao vẻ đẹp thiên nhiên tươi tắn rộn rã chung quanh. Thiên nhiên ấy xôn xao hay chính tấm lòng của nhà thơ cũng đang náo nức muốn hòa cùng niềm vui sự sống? Cuộc sống của ông không phải của ẩn sĩ lánh đời mà chính là phản chiếu của tâm hồn yêu đời thiết tha, vẫn đón nhận thưởng thức được niềm vui cuộc sống thanh bình để quên đi nỗi riêng tư sầu muộn.

Kết bài mẫu 3

Bài thơ “Bảo kính cảnh giới” không chỉ đặc sắc về nội dung mà còn về nghệ thuật. Từ đó, người đọc cảm nhận được tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết của Nguyễn Trãi.

Kết bài mẫu 4

Như vậy, qua phân tích trên, người đọc có thể cảm nhận được một bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống qua bài thơ “Bảo kính cảnh giới”.

Kết bài mẫu 5

Bức tranh thiên nhiên mà Nguyễn Trãi vẽ ra thật đẹp, một bức tranh hoàn hảo phác họa vẻ đẹp vốn có mà thiên nhiên ban tặng cho quê hương ông, ẩn sâu bên trong đó là một con người với tấm lòng nhân đạo luôn đặt nhân dân lên hàng đầu, lo lắng cho dân cho nước dù đã ở tuổi xế chiều.

Xem thêm: Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Bảo kính cảnh giới

Kết bài vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài Bảo kính cảnh giới

Kết bài mẫu 1

“Bảo kính cảnh giới” – bài học lớn từ thiên nhiên giúp Nguyễn Trãi răn mình, chứa đựng bao tình cảm yêu đời yêu sự sống. Ta nhận ra một tâm hồn nghệ sĩ – chiến sĩ của Ức Trai tiên sinh. Tấm lòng “sáng tựa sao Khuê” ấy vẫn tỏa sáng đến tận hôm nay.

Kết bài mẫu 2

Bài thơ “Bảo kính cảnh giới” đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật. Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi. Ông là người yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Nhưng trên hết, ông là một người vừa có tài, vừa có tâm bởi ông luôn lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Ông muốn cống hiến nhiệt huyết của mình để nhân dân hạnh phúc, ấm no, đất nước giàu mạnh. Tư tưởng của Nguyễn Trãi như một bài học gửi gắm cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước, ước mong cống hiến cho đất nước.

Kết bài mẫu 3

Bài thơ kết lại với ước mơ được thấy cảnh thanh bình, ấm no trên đất nước của Nguyễn Trãi. Tóm lại, bài thơ “Bảo kính cảnh giới” thực sự đã cho người đọc cảm nhận về một tâm hồn thanh cao của Nguyễn Trãi.

Kết bài mẫu 4

Như vậy, qua bài thơ Bảo kính cảnh giới, người đọc có thấy được một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước của Nguyễn Trãi. Dù trong hoàn cảnh nào, ông vẫn luôn nặng lòng với nhân dân, đất nước.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 10: Tổng hợp kết bài Bảo kính cảnh giới của Nguyễn Trãi (29 mẫu) Gương báu răn mình – Bài 43 Nguyễn Trãi của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *